Hội Nam Y Việt Nam tham gia hội thảo trực tuyến về Y học cổ truyền trong phòng chống và hỗ trợ trị bệnh covid -19
(SVK) – Sáng nay (30/7/2021), đại diện Hội Nam Y Việt Nam, TTND, GS .TS Trương Việt Bình – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nam Y Việt Nam và Dược sỹ Nguyễn Văn Nhượng – Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dược của Hội Nam Y Việt Nam đã tham gia trực tuyến hội thảo Y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ trị bệnh covid -19 do Cục quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tế tổ chức. TTND, GS.TS Trương Việt Bình đã có bài tham luận quan trọng trong buổi tham gia trực tuyến hội thảo Y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ trị bệnh covid -19 do Cục quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tế tổ chức. Tạp chí Sức Khỏe Việt trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn bài tham luận của TTND, GS.TS Trương Việt Bình.
TTND,GS.TS Trương Việt Bình.
- VỀ PHÒNG BỆNH:
Với các trường hợp F0 chưa có triệu chứng, các trường hợp F1, F2 đề nghị áp dụng phương pháp phòng cúm mùa kinh điển của y học cổ truyền là sử dụng Tỏi:
Ăn Tỏi ngày 2-3 lần, mỗi lần 7-9 tép tỏi loại vừa hoặc 5 tép tỏi loại củ to.
Thái và băm nhỏ. Cho vào bát cơm chan canh, hoặc mỳ tôm, hoặc cháo. Chú ý ăn tỏi sống, không đun nấu, ko phải là loại ngâm dấm.
Khi ăn tỏi sống vào thì có tác dụng sát trùng hầu họng nhưng tinh dầu tỏi khi ăn vào trong cơ thể sẽ theo máu và khuyếch tán vào các phế nang, tiểu phế quản có tác dụng kháng khuẩn tốt.
Đối với nhân dân vùng dịch nên tăng tỏi cho vào các món ăn như bình thường. Nếu hắt hơi, ho, khó chịu vùng hầu họng (khô, nóng) mệt mỏi, đau họng nhẹ thì dùng tỏi như cho bệnh nhân F1, F2 hoặc F0 không có triệu chứng thì chỉ ăn tỏi một ngày là hết khó chịu vùng hầu họng.
- VỀ CHỮA BỆNH:
Y Học Cổ Truyền tham gia kết hợp Tây y điều trị COVID 19 giai đoạn khởi phát: sốt, ho, đau họng (chưa khó thở):
Bệnh COVID-19 hiện nay là do loại virus cúm mới, ác tính hơn virus cúm mùa kinh điển, lây lan không theo mùa.
Hiện nay chưa có bài thuốc và phuong pháp chữa COVID-19 bằng y học cổ truyền.
Tại Trung Quốc, Gs. Viện sĩ Trương Bá Lễ – Hiệu trưởng Đại học Trung y dược Thiên Tân đã sử dụng Trung y phối hợp với Tây y chữa bệnh nhân bị COVID-19. Chủ yếu đối pháp lập phương, biện chứng luận trị. Áp dụng các bài thuốc chữa ôn bệnh là các bệnh dịch, bệnh được mô tả giai đoạn khởi phát gần như cúm mùa, bệnh COVID-19 khi mới phát bệnh hiện nay.
Vì vậy đề nghị các Bs Y học cổ truyền đang được tham gia chống COVID -19 tại bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh hoặc huyện quận phối hợp với phác đồ Tây y chữa COVD-19 bằng phương pháp chữa cúm mùa, sử dụng châm cứu và thuốc y học cổ truyền cho bệnh nhân F0 chưa khó thở nặng, bệnh mới phát, sốt cao.
Triệu chứng:
Ho, sốt, đau đầu, đau mỏi cơ thể (giai đoạn bắt đầu toàn phát – ngày sốt đau họng đầu tiên, hơi tức ngực)
Thuốc: có thể sử dụng bài Ngân kiểu tán gia giảm:
Kim ngân hoa 16 g
Liên kiều 12
Cát cánh 12 g
Lá tre (hoặc lá trúc) tươi: 7 ngọn (có 3 lá) khoảng 12-16 g
Kinh giới tuệ 6 g
Đạm đậu xị 12 g
Ngưu bàng tử 12 g
Bạc hà 12 g
Cam thảo 4 g
Sắc ngày 1 thang. Sắc vũ hoả (cho 2 bát nước đun lửa to, sôi khoảng 30-45 phút, còn 1 bát, uống ấm)
Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đờm, sinh tân chỉ khát. Chữa ôn bệnh khởi phát, gặp trong cúm mùa, viêm đường hô hấp trên có các triệu chứng sốt, đau đầu, đau mỏi người, ho có đờm.
Có thể làm hạ sốt, đỡ đau họng, đỡ ho.
Nếu ỉa chảy, buồn nôn: gia hoắc hương 16-20g.
Về việc sử dụng Xuyên Tâm Liên
Về Xuyên Tâm Liên:
Xuyên tâm liên vị đắng, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Thuộc âm dược. Chữa chứng viêm nhiệt vùng hầu họng.
Nay thấy nhiều người mua và dùng Xuyên Tâm Liên mặc dù không có triệu chứng viêm họng, không khô nóng vùng hầu họng, không tiếp xúc với F1, thì e rằng dùng nhiều dùng lâu sẽ hại dương khí của tỳ vị làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể do khí vị của thuốc rất đắng và lạnh.
Ngay dùng tỏi tốt để phòng cúm mùa tuy nhiên chỉ dùng như món ăn bình thường khi ở vùng không có dịch, nếu gần các vùng dịch hoặc có triệu chứng hắt hơi sổ mũi ho, khô nóng khó chịu vùng hầu họng thì hãy tăng liều lên nửa củ một lần.
2-3 thập kỷ trước, Bộ y tế đã phổ biến cho các đơn vị y tế bào chế và sử dụng bài Xuyên Tâm Liên Thang (phổ biến cho 35 Bệnh viện y học cổ truyền phía Bắc) phổ cập chữa ho, sốt, viêm họng, viêm đường hô hấp trên. Bộ y tế đã cho phép sản xuất.
Xuyên tâm Liên (vi quân) 16 g
Bách bộ 12
Huyền sâm 12
Cát cánh 10
Ngưu bàng tử 10
Viễn chí 10 g
Đề nghị Bộ y tế sử dụng bài này tham gia chữa cho bệnh nhân Covid – 19 giai đoạn khởi phát tại các cơ sở y tế.
Về châm cứu:
Châm cứu có tác dụng rất tốt chữa COVID-19 giai đoạn khởi phát. Thực tiễn lâm sàng xác nhận châm cứu có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh cấp tính do virus. Chúng tôi đã nghiên cứu châm cứu điều trị Zona thần kinh, Sốt xuất huyết, Đau mắt đỏ do virus, Cúm mùa. thấy hiệu quả lâm sàng rất cao. Ngoài giảm các triệu chứng đau, sưng, giảm viêm, giảm sốt, còn làm cho bệnh tiến triển nhanh tới hồi phục như Sốt xuất huyết ngày thứ 3 đã hồi phục, Zona TK 2-3 ngày, Đau mắt đỏ 3 ngày. Cúm mùa chỉ 3 ngày khỏi. Tỷ lệ khỏi rất cao. Bệnh không tiến triển nặng.
Điều này ngoài tác dụng châm cứu như đã mô tả trong SGK, chúng tôi còn đặt vấn đề là châm cứu có khả năng kích thích miễn dịch tế bào hoặc làm cho các tổ chức của cơ thể không đáp ứng với các kích thích của các tác nhân gây bệnh.
Công thức huyệt đề xuất:
Bách hội, Đại chuỳ, Khúc trì, Phong trì, Hợp Cốc.
Nếu sốt cao: trích nặn máu Thiếu thuong. Quan Xung.
Tả mạnh Dũng tuyền.
Nếu khó thở, đờm thì châm thêm Thiên đột, Trung phủ, Đản Trung, Phế du, Phong long, Túc tam lý.
Các cơ sở điều trị F0 nếu có Bác sĩ hoặc điều dưỡng có trình độ y sỹ yhct có thể châm cứu. Châm tả. Vê tay hoặc dùng máy điện châm.
- TĂNG CƯỜNG CHÍNH KHÍ CHO NHÂN DÂN VÙNG DỊCH
Về sản phẩm nâng cao chính khí:
Chủ yếu là bổ hư cho những người có dấu hiệu hư như: Âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư thì nên sử dụng các bài thuốc bổ phù hợp.
Đối với người cao tuổi, chúng tôi nhận thấy qua nghiẻn cứu lâm sàng thì bài Thập Toàn Đại Bổ có tác dụng vượt trội so với các bài thuốc bổ khác.
Đặc biệt chúng tôi đã nghiẻn cứu thành công đề tài cấp bộ về sử dụng Hữu Quy Hoàn (chế phẩm Hồi Xuân hoàn) tăng CD4. CD8 mạnh ở những người bị suy giảm miễn dịch mắc phải.
Ban Biên Tập(t/h)