|
Ngay tại ngã tư của Khu đô thị Ngân Hà thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, Trung tâm Thẩm mỹ Dr.Kang của ThS. Bác sĩ Nội trú Trần Bảo Khánh nhộn nhịp hơn ngày thường do nhu cầu làm đẹp vào dịp cuối năm tăng cao. Bác sĩ cho biết, không chỉ khách hàng trong nước mà cả khách hàng nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… theo tour du lịch ở Việt Nam cũng tranh thủ đặt lịch làm đẹp trước khi về nước. |
Trò chuyện cùng Tạp chí Sức khỏe Việt nhân dịp kết thúc năm cũ, chào đón Năm mới Giáp Thìn 2024, ThS. Bác sĩ Nội trú Trần Bảo Khánh chia sẻ, anh đã chứng kiến rất nhiều bất cập trong quá trình phát triển gần hai thập kỉ của thị trường làm đẹp ở Việt Nam. Vì thế, Trung tâmThẩm mỹ Dr.Kang sẽ là nơi gửi gắm tất cả những tâm huyết, trí tuệ và cả đam mê trong suốt 20 năm học tập và trải nghiệm thực tế của anh đối với ngành phẫu thuật thẩm mỹ. |
Bác sĩ Nội trú chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ rất ít |
- Khách hàng biết đến tên Bác sĩ Nội trú Trần Bảo Khánh hay Dr.Kang nhiều hơn? Dr.Kang nghe “rất Hàn Quốc”, vì sao anh lại có tên này? - Năm 2006, ngay khi bắt đầu học Nội trú và làm việc tại Bệnh viện Việt Đức, tôi đã có cơ duyên được đào tạo bởi Giáo sư BruantRodier- hiện tại là Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trường Đại học Strasbourg Pháp và đồng thời là Chủ tịch hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Pháp. Chính Giáo sư BruantRodier đã đặt cho tôi tên gọi Dr.Kang. Theo lý giải của Giáo sư, tên Khánh có dấu khá khó đọc, chữ “Kang" sẽ giúp dễ đọc theo phiên âm quốc tế. Đây là dấu mốc quan trọng cho sự nghiệp của tôi sau này bởi cái tên ấy rất dễ đọc, dễ nhớ, dần trở nên uy tín với các bác sĩ trong ngành và được nhận diện nhanh chóng bởi công chúng. - Bác sĩ Nội trú chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay ở nước ta vẫn đang là “của hiếm”. Trở về gần 20 năm trước khi anh bước chân vào Trường Đại học y Hà Nội. Thời điểm đấy thị trường thẩm mỹ ở nước ta gần như chưa phát triển. Anh đã chọn con đường phẫu thuật thẩm mỹ ngay từ đầu hay có bước ngoặt khiến anh thay đổi trong quá trình chọn chuyên ngành? - Tôi bắt đầu học đại học vào năm 1999. Đến sinh viên năm thứ ba lần đầu tiên tôi có cơ hội thực tập tại Khoa ngoại của Bệnh viện Việt Đức. Trong thời gian này, tôi phát hiện ra một lĩnh vực thú vị trong ngoại khoa, đó là phẫu thuật tạo hình hàm mặt. Tôi đã được tiếp xúc với những kỹ thuật vi phẫu đặc biệt, như kỹ thuật nối lại các phần cơ thể nhỏ bị đứt rời. Sau đó, tôi tiếp tục tìm hiểu và phát hiện ra nhiều kỹ thuật tạo hình khác, chẳng hạn như tạo ra một cái tai cho người không có tai, hoặc biến mắt một mí thành hai mí, nâng cao mũi tẹt... Những điều này khiến tôi vô cùng thích thú, bởi trước đây tôi chưa bao giờ được nghe nói về chúng. Trong quá trình thực tập và đi trực cùng các bác sĩ Nội trú Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, tôi cũng nhận ra rằng, khác với các bác sĩ khoa ngoại, thông thường để lại sẹo to sau phẫu thuật còn các bác sĩ tạo hình thẩm mỹ thì khéo léo khâu sao cho vết thương đẹp và kín đáo hơn. Nhờ đó, sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của tôi về lĩnh vực này ngày càng mở rộng. Năm học thứ năm, năm 2004, tôi quyết định học chuyên sâu vào phẫu thuật thẩm mỹ và theo đuổi con đường trở thành bác sĩ nội trú trong lĩnh vực này.
Nói thêm về Bác sĩ Nội trú, có thể xem đây là hệ đào tạo nhân tài của ngành y Việt Nam theo mô hình đào tạo của Pháp. Sau khi học đại học 6 năm thì có 3 hệ chuyển tiếp đó là: Bác sĩ Nội trú (vừa học vừa làm trong bệnh viện với thời gian 3 năm), Bác sĩ CKI (chuyên về thực hành), Thạc sỹ (chuyên về lý thuyết). So với hai hệ chuyển tiếp thì điều kiện thi Bác sĩ Nội trú khắt khe hơn: tốt nghiệp Đại học với bằng khá trở lên và không được thi lại quá 3 môn, chưa từng bị kỷ luật và Bác sĩ vừa ra trường mới được dự thi và chỉ được duy nhất một lần trong đời, nếu thi trượt họ vĩnh viễn không có cơ hội lần 2. Hiện nay chỉ có Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo bác sĩ Nội trú chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Thời điểm mình dự thi, tuyển bác sĩ Nội trú của gần 30 chuyên ngành nhưng chỉ chọn 57 người, trong đó chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ tuyển 2 người. Sau khi là một trong 2 người đỗ Bác sĩ Nội trú, mình vào học và làm việc tại Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, BV Việt Nam Cu Ba, BV Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn…. Để bắt đầu vào học Bác sĩ Nội trú, mình phải học thêm 4 chuyên ngành ngoại khoa trong đó học phẫu thuật mổ sọ não, phẫu thuật tim mạch lồng ngực, phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật Nhi... Những kiến thức chuyên môn này đã giúp cho mình rất nhiều trong công việc phẫu thuật thẩm mỹ sau này. |
|
- Lúc anh quyết định chọn chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ, anh có hình dung hay ai đó dự báo cho anh về một thị trường phẫu thuật thẩm mỹ phát triển trong tương lai, ít nhất như bây giờ ở nước ta? - Hồi đó mình chọn phẫu thuật thẩm mỹ trước hết là thấy thú vị chứ chưa hề nghĩ đến vấn đề kinh tế, đặc biệt là không dự đoán được tương lai nó sẽ trở thành ngành “hot” như hiện nay. Tuy nhiên, sau thời gian đi làm, mình được những người anh tin tưởng cho đi theo các ca phẫu thuật thẩm mỹ thì bắt đầu nhìn thấy được đây là một ngành có thể kiếm tiền nhiều hơn bởi vì khách hàng chủ yếu là những người có điều kiện kinh tế tốt. Ở bệnh viện, với một ca phẫu thuật tạo hình sẽ được thanh toán khoảng 400.000 đồng cho một kíp mổ, chia đều ra mỗi người được khoảng 50-60.000 đồng. Trong khi đó, nếu làm ở ngoài, ví dụ như hai anh em mổ thẫm mỹ cho 4 ca khách hàng mỗi ngày, lúc đó nhận tiền xong không đếm là bao nhiêu chỉ nhớ tiền bỏ đầy cốp đuôi xe máy Honda Future hồi đó. So với bấy giờ đó thực sự là một khoản thu nhập lớn. - Phẫu thuật tạo hình khác với phẫu thuật thẩm mỹ thế nào, thưa bác sĩ? - Có thể hiểu đơn giản phẫu thuật tạo hình là giúp đưa những tình trạng bất thường trở về bình thường, ví dụ như bị tai nạn mất đi cái tai, cái mũi, ngón tay... thì những bộ phận đứt rời được nối vi phẫu ghép lại để trở về bình thường/hoặc có thể tạo hình bộ phận mới bằng kỹ thuật tạo hình vạt vi phẫu... Hoặc dị tật bẩm sinh thừa ngón tay, dính ngón tay, khe hở môi, khe hở vòm... sử dụng kỹ thuật tạo hình để phục hồi hình dáng và chức năng. Còn phẫu thuật thẩm mỹ về cơ bản là đưa những thứ đang bình thường trở nên đẹp hơn, ví dụ như mắt một mí trở thành hai mí, mũi thấp trở thành mũi cao dọc dừa, dái tai nhỏ trở nên to và vểnh ra “tài lộc", đưa đôi môi dày trở thành hình trái tim, thừa mỡ bụng thì tạo vòng eo con kiến... Trường hợp phẫu thuật nâng ngực nhỏ thành ngực to là câu chuyện của phẫu thuật thẩm mỹ nhưng phẫu thuật thu gọn ngực to thành ngực nhỏ hay hút mỡ tạo hình thành bụng thì chắc chắn là câu chuyện của phẫu thuật tạo hình và khi đã thu gọn lại rồi có đẹp hay không thì lúc này cần thêm tư duy của phẫu thuật thẩm mỹ. Những kĩ thuật này tương đối khó và cần những Bác sĩ được đào tạo bài bản về phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm mỹ mới cho kết quả tốt được. Đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ thẩm mỹ rất ngại động chạm đến vấn đề tạo hình và họ chỉ đủ khả năng làm những dịch vụ đơn giản liên quan đến Mắt-Mũi-Môi... Còn những dịch vụ khó hơn như phẫu thuật chuyển giới từ Nam sang Nữ phải phối hợp rất nhiều kiến thức từ các chuyên ngành khác: ngoại tiêu hóa, sản khoa, tiết niệu, nam học, vi phẫu... Thậm chí khó hơn nữa là từ Nữ trở thành Nam để tạo dương vật mới. Với những ca này thì bác sĩ phải dùng toàn bộ kiến thức về phẫu thuật tạo hình “xịn” chứ không phải là kiến thức thẩm mỹ. |
Càng hiểu nhiều càng biết sợ |
- Thị trường phẫu thuật thẩm mỹ Việt Nam hiện nay rất phát triển. Theo anh trình độ bác sĩ ở nước ta đã theo kịp được nhu cầu thị trường chưa? So với trình độ thế giới chúng ta đang đứng ở đâu? - Bác sĩ Việt Nam mảng phẫu thuật thường học rất nhanh, ra nước ngoài nhiều khi chỉ cần nhìn nhưng về có thể làm được. Nhiều cái tiệm cận nhưng nhiều cái vượt so với các nước trong khu vực. Tay nghề của bác sĩ Việt Nam cũng không thua kém gì ở Hàn Quốc – một nơi được xem là cái nôi của phẫu thuật thẩm mỹ thế giới. Ngày trước phong trào đi ra nước ngoài phẫu thuật rất nhiều nhưng bây giờ giảm mạnh bởi nhìn chung trình độ các bác sĩ ở Việt Nam không mấy chênh lệch với khu vực và thế giới, giá dịch vụ ở trong nước thường tốt hơn với nước ngoài. Thậm chí, gần đây còn nhiều khách hàng nước ngoài kể cả Hàn Quốc cũng sang Việt Nam làm thẩm mỹ. Nhiều tour du lịch đưa khách sang Việt Nam kết hợp làm thẩm mỹ luôn. Cái hạn chế ở mình là các công nghệ, vật liệu liên quan đến ngành phẫu thuật thẩm mỹ chủ yếu là nhập khẩu với giá khá cao. Ở nước ngoài họ hơn mình điều này. Công nghệ, vật liệu họ được nâng cấp liên tục, luôn luôn đổi mới hoàn thiện. Tuy nhiên, trên không gian mạng hiện nay xuất hiện nhan nhản "bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trình độ cao". Không loại trừ trường hợp cứ khoác áo blu vào là trở thành bác sĩ. Nhiều người đùa vui gọi là “bác sĩ fake”. Đến nay ở nước ta, có rất ít trường đại học, học viện, trung tâm đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, để trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, trước tiên phải tốt nghiệp bác sĩ tại các trường đại học hoặc học viện y khoa. Sau đó tiếp tục học chuyên sâu về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ kéo dài 8 đến 24 tháng (tùy thuộc vào quy định của Bộ Y tế từng thời điểm) mới có thể theo đuổi nghề bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Tiếp đó phải trải qua 18 tháng thực hành tay nghề liên tục tại bệnh viên có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mới được cấp chứng chỉ hành nghề, sau đó phải hành nghề liên tục 36 tháng tiếp mới được đứng giấy phép chủ cơ sở thẩm mỹ (đủ 54 tháng hành nghề liên tục). Có rất nhiều người tự gọi mình là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng không phải tất cả đều được đào tạo và có kinh nghiệm phù hợp như những bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thực thụ. Những người đó có thể là: đã học chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ từ chuyên ngành khác chuyển sang phẫu thuật thẩm mỹ; Người học ngành y nhưng chưa phải là bác sĩ; Người làm dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp, spa.... Nhiều người chỉ cần bỏ ra vài tuần đi học tại các khóa đào tạo ngắn hạn đã tự xưng là "chuyên gia thẩm mỹ" và đã thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ tràn lan. Từ lúc vào đại học cho đến tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú tôi mất 10 năm, lúc đó mới có thể hành nghề, sau đó còn học và thực hành rất nhiều cả trong nước và nước ngoài. Với thời gian học tập và công tác đó tôi mới có thể vững vàng, tự tin làm việc tốt được. Thực sự với nghề này, càng hiểu nhiều càng biết sợ. - Anh nghĩ sao khi có những lời quảng cáo rằng một bác sĩ có thể phẫu thuật thẩm mỹ từ đầu đến chân. Như anh nói nếu bác sĩ chuyên khoa mắt họ có thể làm nhấn mí, bác sĩ tai mũi họng có thể nâng mũi… Vậy nếu thực sự phẫu thuật thẩm mỹ được từ đầu đến chân đâu phải ai cũng có thể làm được? - Số bác sĩ làm được điều này ở nước ta không nhiều. Bạn có thể bắt gặp các bác sĩ da liễu làm nội thẩm mỹ, còn các bác sĩ ngoại khoa thì làm phẩu thuật thẩm mỹ. Thường thì các bác sĩ phẫu thuật có thể làm thêm được nội thẩm mỹ nhưng ở chiều ngược lại các bác sĩ về nội thẩm mỹ mà chuyền sang phẫu thuật thì lại hơi khó. Để tổng hợp được cả hai mảng này thì đòi hỏi bác sĩ phải có lượng kiến thức nền tảng. Thực tế có nhiều bác sĩ thẩm mỹ từ các chuyên ngành khác sang, ví dụ như bác sĩ mắt thì họ có thể làm về cắt mí mắt, bác sĩ tai mũi họng thì có thể làm về nâng mũi, bác sĩ răng hàm mặt thì có thể làm về môi trái tim, gọt góc hàm, bác sĩ nam học thì có thể làm về “cậu bé", bác sĩ sản phụ khoa thì có thể làm về “cô bé", bác sĩ chấn thương chỉnh hình thì có thể kéo dài chi... Để phẫu thuật thẩm mỹ được “từ đầu đến chân" thì bác sĩ phải có hiểu biết sâu rộng về giải phẫu toàn thân vì thế nên chỉ những bác sĩ nào được đào tạo chính quy, bài bản chuyên ngành sâu về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có kinh nghiệm dày dặn, được cọ xát nhiều tại nước ngoài thì mới có những kỹ năng như thế được. |
|
- Như anh nói, tình trạng “bác sĩ fake” hiện nay được quảng cáo tràn lan, đặc biệt trong ngành thẩm mỹ. Có phải đây là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ bị biến chứng? - Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân về trình độ bác sĩ cũng như cái tâm của người bác sĩ khi tư vấn cho khách hàng khiến gia tăng tình trạng phẫu thuật thẩm mỹ bị biến chứng. Tất cả các cuộc phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thẩm mỹ nói riêng đều tiểm ẩn rủi ro. Phẫu thuật càng lớn, càng nhiều dịch vụ thì rủi ro càng cao. Có những rủi ro mà bạn không được cho biết như: tụ máu, tụ dịch, mất máu, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, hoại tử, huyết khối tĩnh mạch sâu,tắc mạch phổi, biến chứng từ gây mê... Trong tiêm filler nâng mũi thì có những bác sĩ thẩm mỹ không giải thích cho bạn về nguy cơ tắc mạch có thể hoại tử mũi hoặc thậm chí là có thể mù mắt. Trong tiêm botox bác sĩ thẩm mỹ tư vấn để xoá nhăn, gọn hàm, nhưng lại không cảnh báo nếu lạm dụng làm nhiều lần, trong thời gian ngắn sẽ khiến khuôn mặt bị đờ ra, yếu cơ, thậm chí có thể bị liệt mặt. Hay khi căng da dùng chỉ không tiêu thì được thời gian lâu hơn nhưng đồng thời chỉ sẽ ở lại vĩnh viễn ở trong cơ thể, mỗi một lần dặm lại cấy thêm chỉ không tiêu nữa thì sau này mặt sẽ có nguy cơ bị xơ hoá. Trong nâng ngực muốn size to, nhưng thành ngực bạn hẹp thì có thể làm biến đổi hình dáng của túi silicon (từ tròn sang bầu dục), size to quá thì thời gian sau dễ bị xệ xuống (do trọng lượng túi silicon). Khi hút mỡ mà bác sĩ thẩm mỹ thực hiện lấy số lượng mỡ quá lớn và/hoặc hút nhiều vùng một lúc thì tiểm ẩn rủi ro về tắc mạch phổi (nguy cơ tử vong cao) và tắc mạch não (nguy cơ chết não hậu quả là sống thực vật). Bên cạnh việc các bác sĩ thẩm mỹ không có tâm khi tư vấn dịch vụ phù hợp, an toàn cho khách hàng thì nguyên nhân dẫn đến biến chứng phần nhiều là do trình độ chuyên môn kĩ thuật của chính bác sĩ. Ví dụ, trong phẫu thuật mi dưới mà bác sĩ cắt da quá nhiều dẫn đến mí bị lật, khi gió thổi vào làm cay mắt, nước mắt cứ chảy liên tục hoặc bị khô mắt cực kỳ khó chịu. Trong phẫu thuật nâng mũi bị biến chứng có thể do bác sĩ và ekip chưa đảm bảo về vô khuẩn khi tiến hành phẫu thuật. Trong tiêm botox thon gọn cánh tay thường sử dụng 80-100 đơn vị (UI) cho 2 bên trong 1 lần tiêm, có những bác sĩ lại cho 200 đơn vị mỗi bên, tổng là 400 đơn vị, hậu quả tay bị yếu cơ không nhấc lên cao được. Trong nâng ngực nếu sau 3 tháng mà đã thấy ngực bắt đầu bị méo mó, lệch, bị đau… thì có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân là do bác sĩ để dịch không thoát được, kĩ thuật bóc tách khoang đặt túi không tốt, chất liệu túi ngực không đảm bảo chất lượng, hậu quả dẫn đến bao xơ, thậm chí bao xơ cấp. Trong tạo hình thành bụng mà hút mỡ quá nhiều khiến da mỏng và khi khâu lại bị hoại tử da, nguyên nhân là do kĩ thuật và tay nghề của bác sĩ. |
thị trường phẫu thuật thẩm mỹ ở việt nam đầy tiềm năng |
- Như anh đã nói, phẫu thuật thẩm mỹ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cũng có không ít người đang phải sống chung với biến chứng sau phẫu thuật. Vậy với nhưng ca thẩm mỹ bị hỏng thì có dễ dàng sửa lại được như nhiều lời quảng cáo không? - Theo thống kê tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, trung bình mỗi tuần tiếp nhận khám và điều trị cho gần chục ca tai biến do thẩm mỹ trôi nổi. Thực tế, các ca bị lỗi sau phẫu thuật thẩm mỹ không đơn giản để “sửa” một chút nào cả. Bởi vì hầu hết những người bị biến chứng, bị lỗi phẫu thuật đều không muốn quay lại chỗ cũ. Khi họ đến trung tâm thẩm mỹ khác thì bác sĩ không biết được trước đó bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật nào rồi, đã tổn thương những gì rồi… Khi phẫu thuật sửa mí mắt nếu bị tổn thương cơ nâng mi quá nhiều và đặc biệt là vấn đề xơ dính thì việc mổ sửa lại sẽ gặp những khó khăn nhất định. Phẫu thuật sửa mũi mà bị mổ đi mổ lại nhiều lần thì sẽ bị xơ nhiều và da mũi bị mỏng đi, vì thế việc sửa lại phải hết sức cẩn thận. Phẫu thuật sửa ngực bị biến chứng bao xơ, khi bóc bao xơ thì nguy cơ về chảy máu rất là cao, mà chảy máu thì lại là nguyên nhân dễ bị bao xơ trở lại, vì thế đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ rất cao. Hút mỡ bị lỗi thường bị xơ và để hút mỡ lại rất là khó và dễ chảy máu hơn bình thường, mà việc chảy máu như đã nói ở trên là nguyên nhân dễ gây xơ trở lại, điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Phẫu thuật tạo hình âm đạo mới trong chuyển giới, âm đạo mới bị hẹp, bị cạn, mà muốn dài hoặc rộng ra thì bác sĩ phải biết kỹ thuật đã mổ lúc trước là gì thì mới can thiệp được. Nếu không thì rất dễ nguy hiểm, bởi vì ngay dưới âm đạo chính là trực tràng, mà thành trực tràng rất mỏng, có nguy cơ bị thủng vào trong trực tràng hoặc khả năng bị tổn thương ởtrong hố chậu là rất lớn.
- Ở nước ta, nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng lớn. Là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở nhiều nước cũng như tại Việt Nam, anh có lời khuyên nào đối với những khách hàng đang mong muốn được trải nghiệm làm đẹp bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ? - Với phẫu thuật thẩm mỹ thì kết quả thường là lâu dài, do đó có 4 yếu tố quan trọng nhất rất cần lưu tâm và không được phép xem nhẹ khi quyết định can thiệp thẩm mỹ. Thứ nhất, cần phải tìm bác sĩ có chuyên môn cao. Tay nghề của bác sĩ là tiêu chí tiên quyết để xác định độ an toàn của phẫu thuật thẩm mỹ. Hiện nay có một số thẩm mỹ viện sử dụng những người trình độ chuyên môn hạn chế, thậm chí không phải là bác sĩ đứng ra phẫu thuật. Điều này cực kì tai hại. Thứ hai, phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau phù hợp với tình trạng và đối tượng khác nhau. Ví dụ trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi thì có nâng mũi bằng chỉ, bằng tiêm filler, phẫu thuật (mũi kín 1 bên, 2 bên, mũi hở, mũi bán cấu trúc, mũi cấu trúc… Vật liệu mũi có thể là silicon gọt, silicon đúc, sụn sườn tự thân, sụn sườn nhân tạo...Trong nâng ngực, phương pháp mổ thì gồm mổ thường và mổ nội soi. Đường mổ thì gồm đường nách, đường quầng, đường nếp lằn ngực, đường rốn, đuờng tạo thành bụng... Chất liệu bên trong túi ngực thì gồm túi silicon, túi nước biển. Bề mặt túi ngực thì gồm trơn, nhám, vi nhám, nano...Hình dáng túi ngực thì gồm tròn, giọt nước, linh động.... Do đó cần phải nắm được những thông tin cụ thể về chất liệu, phương pháp nào phù hợp với mình. Thứ ba, chọn cơ sở phẫu thuật đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn. Một thẩm mỹ viện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế phải bảo đảm các tiêu chí như cơ sở vật chất hiện đại; đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ uy tín, nhiều kinh nghiệm; quy trình dịch vụ thẩm mỹ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; trang bị máy móc, công nghệ thẩm mỹ tiên tiến. Đồng thời cần tìm hiểu xem cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ đó có liên kết với bệnh viện nào không? Thứ tư, cần xem kết quả của khách hàng đã từng được làm đẹp bởi bác sĩ đó. Bất cứai khi chuẩn bị đi làm đẹp đều có tâm lý muốn tìmhiểu thật kĩ càng và dành nhiều thời gian lang thang trên internet, đọc hết thông tin từ bài báo này đến hội nhóm kia...Điều tai hại là bạn có thể gặp những cái "bẫy marketing” tinh vi khiến bạn tin tưởng vào dịch vụ của một cơ sở nào đó. Do đó bạn hãy tìm gặp ngay một bác sĩ chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ để giúp bạn hiểu tường tận về phương pháp phù hợp cũng như những rủi ro có thể gặp phải. |
|
- Anh đánh giá gì về tương lai của ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Những đối tượng khách hàng nào là tiềm năng? - Việt Nam có dân số đông với 100 triệu dân, đây thực sự là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Người dân rất dễ tiếp cận xu hướng phát triển, có nhu cầu làm đẹp cao trong khi đời sống kinh tế ngày càng khá hơn. Bên cạnh đó, hai đối tượng khách hàng rất tiềm năng đó là: Việt kiều về nước vừa thăm quê hương kết hợp làm đẹp và Du khách nước ngoài sang Việt Nam du lịch kết hợp thẩm mỹ, đây là một trào lưu mới. Ngoài ra, nhiều người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc. Với khách Hàn Quốc, không chỉ chị em làm đẹp mà đàn ông cũng tìm tới cơ sở thẩm mỹ để “độ hàng” hay cấy tóc, cấy râu quai nón, nâng ngực, tạo 6 mũi, độn mông… Ngoài ra còn một tệp khách hàng khác. Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu LGBT công khai 4 triệu LGBT chưa công khai. Đáng buồn là hiện chúng ta đang chảy máu ngoại tệ rất lớn từ nhóm này. Đây là những người khao khát được trở lại chính mình nhưng ở Việt Nam chưa có luật quy định cụ thể về vấn đề can thiệp y tế đối với nhóm người này. Hiện vấn đề này đã trình lên Quốc hội và kỳ vọng năm 2024 và muộn năm 2025 sẽ ban hành Luật chuyển giới. Đó là một tín hiệu rất tốt để những bác sĩ có thể làm được phẫu thuật thẩm mỹ không phải đi ra nước ngoài làm việc và người dân không phải mang tiền sang nước ngoài mà được phẫu thuật trong nước với chi phí rẻ hơn nhưng chất lượng quốc tế. Đó là thời điểm dự báo sẽ bùng nổ về dịch vụ phẫu thuật chuyển giới ở nước ta và tôi đang có bước chuẩn bị để đón nhận “cơn bão” này. - Được biết anh là bác sĩ đầu tiên tiết lộ những “bí mật” mà rất nhiều bác sĩ thẩm mỹ muốn giấu kín. Vì sao anh quyết định ra cuốn cẩm nang “17 điều bác sĩ thẩm mỹ không muốn bạn biết”? - Như những gì tôi đã nói ở trên, phẫu thuật thẩm mỹ là một ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để phẫu thuật thẩm mỹ thành công như mong muốn thì có rất nhiều yếu tố. Mỗi khách hàng khi có nhu cầu làm đẹp thì cần phải có kiến thức và sáng suốt tìm hiểu, lựa chọn những cơ sở làm đẹp đúng tiêu chuẩn của ngành y tế và quan trọng nhất là phải lắng nghe cơ thể mình. “17 điều bác sĩ thẩm mỹ không muốn bạn biết” hy vọng sẽ giúp bạn bảo vệ chủ động trước thị trường phẫu thuật thẩm mỹ đang phát triển “nóng” hiện nay. Sau khi đọc hết cuốn sách này tôi đảm bảo bạn sẽ tiết kiệm thời gian đến 3 năm để tìm hiểu về kiến thức đúng đắn khi làm đẹp và chắc chắn bạn sẽ thông thái hơn khi lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín. PV: Trân trọng cảm ơn anh! |
Nội dung: Minh Lê - Đình Khải Đồ họa: Minh Lê |