Những lưu ý khi ăn quả hồng
Hồng là một loại quả đặc trưng của mùa thu. Quả hồng chín thơm ngon giàu vitamin, có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi ăn loại quả này để tránh những tác hại với cơ thể.
Không ăn hồng khi bụng đói Quả hồng chứa nhiều chất tanin và pectin. Khi bụng đói - dạ dày rỗng, những chất này sẽ kết tụ dưới dạng axit, lâu ngày tạo thành sỏi dạ dày. Những viên sỏi này nếu không được đào thải ra ngoài qua đường tự nhiên sẽ gây ra tắc nghẽn đường tiêu hóa. |
Không ăn hồng với tôm, cua Tôm, cua là thực phẩm giàu đạm, khi kết hợp với hồng sẽ gây ra các vấn đề ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Sở dĩ có hiện tượng này là vì chất tanin cùng với một số chất khác có trong quả hồng sẽ làm cho protein trong hải sản kết tủa, lưu lại trong ruột và lâu ngày sẽ lên men, thối rữa. Nặng hơn, những chất này có thể tạo thành các viên sỏi trong dạ dày, gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày. |
Không ăn hồng sau khi ăn trứng Sự kết hợp của 2 thực phẩm này trong ruột có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nôn mửa hoặc viêm ruột cấp tính. Nếu bạn đã lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng thì cần uống dung dịch nước muối loãng pha cùng nước sôi hoặc nước ép gừng tươi pha với nước ấm để rửa ruột. Nếu không nôn được hết chất trong ruột ra, cần uống nhiều lần những loại nước này để dễ nôn hơn. Sau đó, sử dụng thuốc nhuận tràng để loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể. |
Không ăn hồng cùng thịt ngỗng Thịt ngỗng rất giàu protein, khi tiếp xúc với tanin từ quả hồng sẽ gây hiện tượng kết tủa thành protein axit tannic. Chất này tích tụ lâu trong dạ dày gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, protein. |
Không ăn hồng khi uống rượu Rượu tính nóng có độc, trong khi quả hồng tính hàn. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Khi rượu đi vào dạ dày sẽ gây kích thích bài tiết đường ruột, trong khi tanin của hồng lại tạo thành dịch nhầy sền sệt. Hai yếu tố này dễ tạo thành cục máu đông ứ trong dạ dày, khiến cơ thể khó tiêu hóa, lâu dần gây tắc ruột nguy hiểm. |
Không ăn hồng cùng khoai lang Khoai lang chứa nhiều tinh bột, nếu ăn cùng hồng sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit trong dạ dày. Lâu ngày lượng axit này kết tủa, khó tiêu hóa và hình thành sỏi dạ dày. |
Không ăn hồng khi bị tiểu đường, tiêu hóa kém
Quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hầu hết là monosaccarit và disaccharides đơn giản. Vì thế, ăn hồng khiến cơ thể dễ hấp thụ, dẫn tới tăng đường huyết, nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, với những người có bụng dạ yếu, tiêu hóa kém cũng không nên ăn nhiều hồng vì chất chát trong quả hồng sẽ khiến tình trạng này trầm trọng hơn.
Không ăn vỏ hồng Vỏ hồng là nơi tập trung nhiều chất tanin, vì vậy dù bạn có cố gắng ngâm nước quả hồng để khử hết chất chát thì cũng không khử sạch được chất này. Do đó, nếu ăn hồng không gọt vỏ sẽ khiến tanin tích tụ thành bã trong dạ dày, gây hại cho cơ quan này. |
Súc miệng sau khi ăn hồng Hồng chứa nhiều đường và pectin. Sau khi ăn, những chất này đọng lại trong kẽ răng và miệng. Mặt khác, axit tannic có nhiều trong quả hồng cũng là tác nhân gây mòn răng, dẫn tới sâu răng. |
Ăn hồng với liều lượng vừa phải Các chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều hồng, đặc biệt là những người có cơ thể suy nhược hoặc mẹ bầu, vì axit tannic trong loại trái cây này sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, magie, canxi… Ăn nhiều hồng dẫn tới tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trái cây này cũng có nhiều đường, kích thích thèm ăn đồ ngọt. Do vậy, không nên ăn quá 200g hồng mỗi ngày. |
Lam Anh (t/h) |