Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Húng chanh có tính ấm, vị cay và mùi thơm rất đặc trưng nên cũng thuộc danh sách những cây thuốc chữa ho hiệu quả nhờ khả năng long đờm, trị ho và đau họng. Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh tươi và 2 trái quất xanh. Đem 2 nguyên liệu đi xay nhuyễn. Thêm đường phèn vào hỗn hợp trên sau đó đem đi hấp cách thủy 20 phút. Uống đều đặn 2 - 3 lần/ngày trong nhiều ngày liên tục đến khi hết ho. |
Tía tô thuộc top những loại thảo dược trị ho phổ biến. Tía tô có công dụng tiêu đờm, giảm ho đau họng rất hiệu quả. Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu gồm 1 nắm lá tía tô, lá hẹ, lá xương sông và ít hoa kinh giới, 3 lát gừng tươi. Đem tất cả nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống. Uống 2-3 lần mỗi ngày không chỉ giúp trị ho mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. |
Hoa đu đủ cũng là loại thảo dược an toàn, trị ho hiệu quả. Cách thực hiện: Rửa sạch một ít hoa đu đủ, 1 chùm hoa khế, vài lá tía tô. Cho tất cả nguyên liệu vào chén và thêm ít đường phèn. Đem hấp cách thủy 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống mỗi ngày. |
Lá hẹ là một cây thuốc trị ho nổi tiếng nhờ tính ôn, vị chua, hơi cay. Bài thuốc với lá hẹ giúp tán độc tiêu đờm, chữa ho, đau rát cổ họng rất hiệu quả. Cách thực hiện: Rửa sạch và cắt khúc khoảng 1 nắm hẹ tươi. Sau đó cho vào chén cùng mật ong. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy đến khi chín nhừ. Dùng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 3 muỗng cà phê. Cố gắng dùng liên tục 1 tuần để sớm dứt ho hoàn toàn. |
Rau diếp cá có vị chua, tính mát và cũng là loại cây thuốc nam trị ho nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và sát khuẩn hiệu quả. Cách thực hiện: Đem rửa sạch 1 nắm lá diếp cá tươi rồi giã nhuyễn. Đem đun sôi rau diếp cá cùng nước vo gạo trong 20 phút. Sau đó tắt bếp để nguội đến khi hỗn hợp còn ấm. Lọc lấy phần nước uống 2 - 3 lần/ngày đều đặn 5 - 7 ngày. |
Hoa hồng bạch có tính mát, không chứa độc tố, lại có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt cánh hoa còn nhiều vitamin và tinh dầu giúp trị ho và tiêu đờm hiệu quả. Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm cánh hoa hồng bạch, đem rửa sạch rồi phơi khô bảo quản trong lọ. Lấy 15g cánh hoa hồng trộn cùng một chút mật ong. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy trong 15 phút. Lọc lấy nước cốt uống ngay khi còn nóng. Kiên trì dùng mỗi ngày 2 lần/ngày trong 1 tuần. |
Lá khế là một trong những loại thảo dược trị ho hiệu quả. Loại lá này có vị chua, tính bình, có công dụng tiêu đờm cực tốt. Ngoài công dụng trị ho, lá khế còn có tác dụng bổ thận, hỗ trợ chữa kiết lị.
Cách thực hiện: Rửa sạch và để ráo nước khoảng 1 nắm lá khế tươi. Đem lá khế đi giã nát hoặc xay nhuyễn. Lọc qua rây chỉ lấy phần nước cốt. Có thể thêm một chút muối hoặc đường phèn để giảm bớt độ chua của lá khế.
Cải cúc có tính mát vị hơi đắng, ngọt dịu nhẹ nên khá dễ dùng, không gây khó chịu. Cách thực hiện: Người lớn bị ho có thể ăn canh cải cúc hàng ngày. Trẻ em bị ho thì ba mẹ có thể tham khảo cách sau: Cắt nhỏ rau cải cúc rồi trộn cùng mật ong đem hấp cách thủy. Chắt lấy nước uống 3 lần/ngày. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì nên thay mật ong bằng đường phèn. |
Lá xương sông cũng là một loại cây thuốc nam trị ho, đau họng, tiêu đờm phổ biến. Ngoài ra, lá xương sông còn có thể giúp tan máu bầm, trị nôn mửa và đầy bụng. Cách thực hiện: Chuẩn bị 2 - 3 lá xương sông đem rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào chén. Thêm 5 muỗng cà phê mật ong vào. Sau đó đi hấp cách thủy 20 phút. Chắt lấy phần nước cốt lá xương sông uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, liên tục 5 ngày. |
Không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn, hoa mướp còn có thể dùng làm nguyên liệu cho các bài thuốc trị ho, đau họng. Cách thực hiện: Rửa sạch 12g hoa mướp, sau đó cho vào ấm hãm cùng với nước sôi 15 phút. Sau đó rót ra chén, thêm chút mật ong vào để dễ uống. Uống 2 lần/ngày. |
Lam Anh (t/h) |