Hành tây là một nguyên liệu phổ biến trong chế biến món ăn. Hành tây có thể sử dụng ăn sống hoặc nấu chín. Không những vậy, hành tây còn có vô vàn lợi ích với sức khỏe như tăng cường chất xơ, tốt cho tim mạch... |
Đặc điểm của hành tây
Hành tây là một loại thực vật có hoa thuộc chi Allium, bao gồm cả tỏi, hẹ và tỏi tây. Chúng ngon, đa dụng và tương đối rẻ, đồng thời chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe.
Các đặc tính dược liệu của hành tây được công nhận từ hàng nghìn năm trước. Các vận động viên thời Hy Lạp cổ đại đã sử dụng hành tây để thanh lọc máu, trong khi các bác sĩ thời trung cổ kê đơn với hành tây để điều trị chứng đau đầu, bệnh tim và loét miệng.
Hành tây rất giàu dinh dưỡng, ít calo nhưng chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Một củ hành tây vừa có chứa 44 calo nhưng cung cấp một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất và chất xơ. Loại thực phẩm này đặc biệt có chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng liên quan đến việc điều chỉnh sức khỏe miễn dịch, sản xuất collagen, sửa chữa mô và hấp thụ sắt. Vitamin C cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể của bạn giúp bảo vệ các tế bào của bạn chống lại thiệt hại gây ra bởi các phân tử không ổn định, và được gọi là các gốc tự do.
Hành tây cũng có chứa nhiều vitamin B, bao gồm folate (B9) và pyridoxine (B6) - đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, sản xuất tế bào hồng cầu và chức năng thần kinh. Đồng thời, chúng là một nguồn cung cấp kali dồi dào.
Giá trị dinh dưỡng của hành tây Hành sống rất ít calo, chỉ khoảng 40 calo trên mỗi 3,5 ounce (100 gram). Một củ hành tươi có 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ, kèm theo một lượng nhỏ protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100 gram hành tây sống bao gồm:
|
Lợi ích sức khỏe của hành tây
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Hành tây có chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất chống viêm, giảm chất béo trung tính và giảm mức cholesterol. Tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim. Đặc tính chống viêm mạnh của hành tây cũng có thể giúp giảm được huyết áp cao và bảo vệ chống lại cục máu đông. Quercetin là một chất chống oxy hóa flavonoid tập trung nhiều ở trong hành tây. Vì nó là một chất chống viêm mạnh nên nó có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao.
Hành tây cũng đã được chứng minh là làm giảm được mức cholesterol. Ngoài ra, bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật hỗ trợ rằng tiêu thụ hành tây có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, bao gồm viêm, mức chất béo trung tính cao và hình thành cục máu đông. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn hành tây có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao, nồng độ chất béo trung tính cao và viêm.
Chống oxy hóa
Hành tây là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời nhất. Trên thực tế, chúng chứa đến hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau. Đặc biệt, hành đỏ còn chứa anthocyanins - sắc tố thực vật đặc biệt trong họ flavonoid giúp cho hành đỏ có màu đậm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu anthocyanins sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, anthocyanins đã được tìm thấy để bảo vệ chống lại một số loại ung thư và bệnh tiểu đường.
Chứa các hợp chất chống ung thư
Ăn các loại rau thuộc giống Allium như tỏi và hành tây có thể giúp làm giảm nguy cơ bị mắc một số bệnh ung thư, bao gồm dạ dày và đại trực tràng. Hành tây chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.
Theo World’s Healthiest Foods từ George Mateljan Foundation, ăn từ một đến bảy phần hành tây mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng. Ăn vài phần hành mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ ung thư miệng và thực quản. Hành đỏ có hàm lượng quercetin cao. Hành tím và hành vàng cũng là những lựa chọn tốt. Hành trắng chứa ít quercetin nhất và các chất chống oxy hóa khác. Hành tây cũng có thể giúp giảm một số tác dụng phụ do điều trị ung thư.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Integrative Cancer Therapies cho thấy tiêu thụ hành vàng tươi giúp giảm tình trạng kháng insulin và tăng đường huyết ở bệnh nhân ung thư vú đang trải qua một hình thức hóa trị liệu gây ra kháng insulin.
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Ăn hành tây có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra được việc tiêu thụ hành tây có thể có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Các hợp chất cụ thể được tìm thấy trong hành tây như quercetin và các hợp chất lưu huỳnh, có tác dụng chống bệnh đái tháo đường.
Có thể tăng mật độ xương
Một nghiên cứu ở 24 phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy được những người tiêu thụ 100ml nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần đã cải thiện được mật độ khoáng xương và hoạt động chống oxy hóa so với nhóm đối chứng. Thêm vào đó, nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ lớn tuổi thường xuyên ăn hành tây nhất giảm nguy cơ gãy xương hông hơn 20% so với những người không bao giờ ăn hành tây.
Hành tây sẽ giúp giảm tình trạng căng thẳng oxy hóa, tăng cường mức độ chống oxy hóa và giảm mất xương, có thể ngăn ngừa loãng xương và tăng cường mật độ xương.
Có đặc tính kháng khuẩn
Hành tây có thể chống lại các vi khuẩn nguy hiểm tiềm ẩn như Escherichia coli (E. coli), Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus (S. aureus) và Bacillus cereus. Hơn nữa, chiết xuất hành tây đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio cholerae, một loại vi khuẩn là mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng ở những nước đang phát triển. Quercetin chiết xuất từ hành tây dường như là một cách đặc biệt mạnh mẽ để giúp chống lại được vi khuẩn.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh rằng quercetin chiết xuất từ vỏ hành vàng đã ức chế thành công sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA). H. pylori là một loại vi khuẩn có liên quan đến bệnh loét dạ dày và một số bệnh ung thư tiêu hóa, trong khi MRSA là một loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây nhiễm trùng ở một số bộ phận khác nhau của cơ.
Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa
Hành tây là một nguồn giàu chất xơ và prebiotics, rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Prebiotics là loại chất xơ khó tiêu hóa được phân hủy bởi các vi khuẩn có lợi ở trong đường ruột. Vi khuẩn đường ruột ăn prebiotics và tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, gồm có axetat, propionat và butyrat.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo chuỗi ngắn này tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường miễn dịch, giảm viêm và tăng cường tiêu hóa.
Hành tây đặc biệt chứa nhiều prebiotics inulin và fructooligosaccharides. Những chất này sẽ giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong đường ruột của bạn và cải thiện chức năng miễn dịch.
Những lưu ý khi ăn hành tây
Ai không nên ăn hành tây?
Người bị đau mắt đỏ
Theo y học phương Đông, bệnh do can phong nhiệt nên người bị đau mắt đỏ cần tránh các loại thực phẩm cay nóng như: Hành tây, ớt, tiêu, mù tạt… Các loại thực phẩm và gia vị này sẽ làm mắt đỏ hơn.
Người có bệnh huyết áp thấp
Hành tây cũng nằm trong các loại thực phẩm cần tránh của người huyết áp thấp vì loại củ này có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp.
Bệnh về dạ dày
Hành tây có thể gây đầy hơi, chướng bụng và có chứa một số độc khí. Vì vậy những người có bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hành tây.
Hành tây có thể nấu chín hoặc ăn sống bằng cách trộn salad. |
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng hành tây
Hành tây có thể từ một loại thuốc trị bệnh hiệu quả biến thành chất độc gây nguy hiểm khi kết hợp với những thực phẩm sau:
Tôm
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy, cũng không nên nấu chung với loại thực phẩm này.
Selen và quercetin dồi dào trong hành tây là chìa khóa để ngăn ngừa ung thư. Selenium là một chất chống oxy hóa ức chế sự phân chia và phát triển của các tế bào ung thư, trong khi quercetin có thể ức chế hoạt động của chúng.
Cá
Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Rong biển
Rong biển có chứa nhiều i-ốt và canxi. Trong khi đó, hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
Mật ong
Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn có thể ảnh hưởng tới thị lực.
Lam Anh (t/h) |