Na còn có tên gọi khác là mãng cầu ta, sa lê, phan lệ chi… có vị ngọt, hơi chua, tính ẩm. Quả na không chỉ là loại trái cây thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà các bộ phận của cây na đều có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. |
Quả na là một loại trái cây thơm ngon thuộc họ mãng cầu. Tên khoa học: Annona reticulata.
Quả na là trái cây phổ biến và hấp dẫn với cho thịt ngon dạng kem mềm, ngọt khi chín. Quả na là dạng quả tụ, mỗi lá noãn sẽ phát triển thành 1 quả mọng và tất cả những quả này dính với nhau thành một khối hình trái tim hoặc hình cầu. Mặt ngoài trái na có hình màu xanh, nhiều rãnh.
dinh dưỡng có trong quả na
1 khẩu phần = 120g thịt na (1/2 quả vừa) có chứa
Vitamin C (38% lượng khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn)
Magiê (22% lượng khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn)
Hàm lượng vitamin B6 cao (15% lượng khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn)
Nguồn sắt (6% khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn)
Quả na cung cấp một lượng calo cao hơn so với mãng cầu. 100g quả na chứa 101 calo, so với 56 calo từ 100g mãng cầu tương ứng. Na cung cấp carbohydrate đơn giản không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol.
Quả na chứa một số chất chống oxy hóa polyphenolic. Trong số đó, nổi bật nhất là acetogenin Annonaceous. Các hợp chất Acetogenin như asimicin và annonacin là những cytotoxin mạnh. Các hợp chất này đã được tìm thấy có đặc tính chống ung thư, chống sốt rét và tẩy giun.
Quả na cũng chứa nhiều vitamin C (19,2 mg/100 g) so với mãng cầu. Vitamin-C là một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin-C giúp cơ thể con người phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do có hại, gây viêm từ cơ thể.
Lợi ích sức khỏe của quả na
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp
Quả na chứa một hàm lượng lớn magie, kali, hai khoáng chất có tác dụng điều hoà huyết áp cơ thể, có thể dùng được cho cả người huyết áp cao và huyết áp thấp. Magie cũng giúp làm giãn cơ và ngăn ngừa các cơn đau tim.
Ngoài ra, vitamin B6 có trong quả na giúp của các nomocystein (acid amin lấy từ protein trong thức ăn, hấp thu vào máu và làm tăng nguy cơ gây bệnh tim), giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Quả na có hàm lượng đồng và chất xơ cao, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, quả na giúp kích thích hoạt động hệ tiêu hoá, giúp thức ăn được hấp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Một số chất chống oxy hóa trong quả na có thể kể đến như asimicin polyphenol, bullatacinare... có khả năng chống lại sự hình thành của gốc tự do, làm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và nâng cao sức khỏe.
Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mắt
Trong mãng cầu có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin B2, riboflavin lớn giúp hỗ trợ bảo vệ cho mắt, cải thiện tầm nhìn và đem đến một đôi mắt sáng khỏe hơn.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Na giúp kiểm soát tâm trạng, ngăn ngừa ốm nghén và tê toàn cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ quả na trong thai kỳ cũng rất có lợi cho việc sản xuất sữa mẹ, giảm nguy cơ sảy thai và sinh non, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi.
Tái tạo và nuôi dưỡng làn da
Quả na là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin như vitamin A, B, C và nhiều chất chống oxy hóa giúp cho làn da khoẻ đẹp hơn. Na cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngừa nám da và làm trẻ hóa các tế bào da nếu thường xuyên tiêu thụ chúng. Ngoài ra, quả na còn kích thích sự sản sinh ra collagen giúp tăng độ đàn hồi của da.
Giúp cải thiện tâm trạng
Quả na chứa nhiều Vitamin B6, chất đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm serotonin và dopamine, giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn.
Trên thực tế, nồng độ vitamin B6 trong máu thấp có liên quan đến chứng trầm cảm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu ở người cao tuổi cho thấy sự thiếu hụt vitamin B6 làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, bổ sung loại trái cây này thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng và các bệnh tâm lý.
Bài thuốc dân gian từ quả na
Chữa sốt rét: Lấy 50g rễ na sắc uống với 30g rễ và lá cây ngâu rừng, 30g rễ xoan rừng.
Hoặc: Quả na điếc 40g, giun đất 80g, phèn phi 20g. Quả na điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu sao vàng. Giun đất rửa sạch, tẩy bằng rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ trộn với phèn phi, tán bột mịn, luyện với nước tỏi hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên.
Chữa kiết lỵ: Quả na ương (chín nửa chừng) thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống.
Chữa ho, viêm họng: quả na điếc 50g, rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g, cam thảo dây 25g, lá bạc hà 50g, lá chanh 25g, lá táo 25g, sinh địa 50g. Tất cả phơi khô, riêng quả na điếc đốt tồn tính, giã nhỏ, tán bột, trộn với 150g đường kính đã nấu thành siro để làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn 6-8 viên. Chia 2 lần. Trẻ em tùy theo tuổi 3-6 viên. Dùng 3-5 ngày.
Chữa áp-xe vú, quai bị: quả na điếc 10-20g, phơi khô, tán bột rồi hòa với dấm bôi nhiều lần trong ngày.
Chữa nhọt ở vú: Quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, rồi hòa với giấm, bôi nhiêu lần trong ngày.
Chữa bong gân: Lấy lá na 20g, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g, tất cả giã nát, hơ nóng, đắp vào vùng tổn thương. Ngày làm một lần.
Rễ na: Dùng rễ na 30-50g thái nhỏ, rửa sạch, sao qua, sắc uống có tác dụng tẩy giun đũa.
Chữa đau răng: Lấy hạt na giã nhỏ ngâm rượu, rồi lấy rượu đã ngâm hạt na ngậm vào chỗ răng sưng đau, sau ngậm chừng 10 - 15 phút thì nhổ nước này đi. Ngày cần ngậm vài ba lần.
Trừ chấy, rận: Giã nhỏ hạt lấy nước gội đầu hay ngâm quần áo. Để trừ chấy, giã nhỏ hạt na trộn với rượu hoặc giấm mà vò vào đầu, xát vào chân tóc, bịt khăn lại, giữ 15 phút rồi gội đầu. Tránh không cho va vào mắt vì có độc.
Lưu ý Hạt na có độc, có thể gây hại cho người, không được uống. Nhưng nếu lỡ sơ ý nuốt phải hạt na, bạn không cần quá lo sợ vì hạt na có vỏ dày và rất cứng, ngăn không cho độc tố phát huy tác dụng và sẽ được đào thải ra cùng phân nên thường không gây hại cho cơ thể. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn na vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. |
Lam Anh (t/h) |