Điểm danh các thực phẩm có vị đắng, rất tốt cho sức khỏe
Nhiều người rất "sợ" một số loại thực phẩm có vị đắng. Tuy nhiên, chúng lại có nhiều lợi ích với sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, ổn định huyết áp, cải thiện chức năng gan, tốt cho người bệnh tiểu đường...
Mướp đắng đồng thời giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, một biến chứng thường gặp ở người tiểu đường. Bên cạnh đó, loại quả này cũng rất dễ tìm ở Việt Nam và có thể thành nhiều món ăn ngon như khổ qua xào trứng, canh khổ qua nhồi thịt, hay đơn giản là ép lấy nước uống. |
Ca cao nguyên chất cực đắng nên khá khó sử dụng. Vì vậy, người ta thường chế biến cacao thành các loại sô cô la đắng hoặc bột ca cao với khoảng 70% thành phần là ca cao. Thành phần tạo nên vị đắng của ca cao chính là hợp chất theobromine. Ngoài tạo nên hương vị đặc trưng cho ca cao, chất này còn có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ, cải thiện sự tập trung, tỉnh táo và ghi nhớ. Ăn hoặc uống các sản phẩm làm từ cacao còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm stress, chống lão hóa, phòng ngừa bệnh huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. |
Trà xanh là một trong những thức uống phổ biến nhất của người Việt. Vị đắng tự nhiên trong trà xanh được tạo thành từ hợp chất catechin và polyphenol. Uống trà xanh giúp giảm cân, giảm chỉ số đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, ổn định huyết áp. |
Ngải cứu từ lâu được Đông y tin tưởng lựa chọn để chữa bệnh đau khớp, viêm khớp, giảm các cơn đau bụng. Không chỉ thế, nó còn có tác dụng phòng chống ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả nhờ chất artmisinin. Chất artmisinin khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho tế bào ung thư bị nhiễm độc và tác dụng với chất sắt có trong cơ thể tạo thành các gốc tự do, ‘tiêu diệt’ tế bào ung thư. |
Vỏ cam, quýt khô trong Đông y được gọi là trần bì. Đây không chỉ là thực phẩm có vị đắng đơn thuần mà còn được dùng như một vị thuốc. Vị đắng trong vỏ trái là do hợp chất flavonoid tạo thành. Hợp chất này có tác dụng bảo vệ trái bên trong khỏi sự tấn công của côn trùng gây hại. Và nó cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như kháng viêm, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh về tim mạch. |
Một số loại rau cải có vị đắng với các mức độ khác nhau như: Cải mầm Brussels, mầm rau cải, củ cải, bắp cải… cũng rất tốt cho sức khỏe. Vị đắng được tạo thành từ hợp chất glucosinolates có mức độ nhẹ, không quá đắng nên hầu hết mọi người vẫn có thể ăn được. Các nghiên cứu cho thấy hợp chất này có tác dụng kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư. Những người thường xuyên ăn rau cải có nguy cơ ung thư thấp hơn những người khác. Ngoài ra, glucosinolates trong thực phẩm có vị đắng này cũng có tác dụng hỗ trợ thải độc gan hiệu quả. |
Lá bồ công anh có thể dùng để ăn hoặc sắc nước thuốc uống. Nếu muốn chế biến món ăn, bạn có thể dùng lá bồ công anh để làm món xào, salad, nấu canh… Thực phẩm có vị đắng này giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng giúp người dùng có một làn da đẹp, thúc đẩy đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài cơ thể nên tốt cho đường huyết, phòng ngừa bệnh ung thư, tốt cho xương khớp, tăng cường chức năng gan, tốt cho tiêu hóa và đường tiết niệu.
Cà tím cung cấp nhiều dinh dưỡng thực vật, trong đó có các thành phần như nasunin và axit chlorogenic. Nó chứa nhiều vitamin K, đồng, vitamin C, vitamin B6, folate, và niacin rất tốt cho xương. Cà tím giúp cải thiện lưu lượng máu. Ngoài ra, các chất xơ được tìm thấy trong cà tím rất hữu ích cho những người đang cố gắng giảm cân. |
Lam Anh |