6 hiểu lầm về vaccine Covid-19

(SVK) – Dữ liệu nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới chỉ ra sai lầm khi cho rằng vaccine Covid-19 không an toàn vì được nghiên cứu phát triển trong một thời gian ngắn.

Khoảng 14% người Mỹ cho biết sẽ không tiêm phòng, theo Tổ chức Gia đình Kaiser. 10% sẽ chờ xem vaccine hoạt động như thế nào ở những người khác và 3% chỉ tiêm nếu bắt buộc. Có nhiều lý do khiến một bộ phận người Mỹ do dự tiêm phòng. Một số lý do bắt nguồn từ thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn. Dưới đây là 6 hiểu lầm phổ biến về vaccine Covid-19:

Vaccine không an toàn vì chúng được tạo ra trong thời gian ngắn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu protein gai của virus corona cách đây gần 20 năm khi tìm kiếm một loại vaccine tiềm năng để phòng ngừa SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng). Phát hiện này cùng công nghệ phát triển trong những năm gần đây đã rút ngắn quá trình tạo ra vaccine Covid-19.

Ngoài ra, khâu sản xuất cũng góp phần đẩy nhanh quá trình này. Sau những kết quả ban đầu hứa hẹn, vaccine được sản xuất quy mô lớn, song song với thử nghiệm, trước khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12/2020.

Các nghiên cứu thực tế cũng cho thấy vaccine có hiệu quả cao như kết quả trong thử nghiệm lâm sàng. Một nghiên cứu do Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) công bố tháng 6 cho thấy hai liều vaccine Pfizer có thể ngăn ngừa 88% triệu chứng Covid-19 và 96% nguy cơ nhập viện ở người nhiễm biến thể Delta. Nghiên cứu cũng chỉ ra vaccine Pfizer có thể ngăn nguy cơ nhiễm biến thể này tới 80%. Kết luận được các nhà khoa học đưa ra sau khi phân tích 14.019 trường hợp nhiễm nCoV ở Anh, trong đó chỉ 166 người phải nhập viện.

Ngoài ra, dữ liệu thực tế tháng 5 của PHE chỉ ra hai liều vaccine AstraZeneca giảm nguy cơ nhập viện vì biến thể Delta tới 92%.

Hàng nghìn người đã chết vì tiêm vaccine

Điều này là sai. Các trường hợp tử vong được ghi nhận trên Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ Bất lợi của Vaccine (VAERS) chưa được xác minh. Tất cả mọi người đều có thể báo cáo lên hệ thống khi nghi ngờ các phản ứng phụ của vaccine. Sự tiếp cận rộng rãi này dẫn đến tình trạng dữ liệu không đúng với thực tế. Ngoài ra, khi xem xét báo cáo, các chuyên gia không tìm thấy bằng chứng về các ca tử vong trên diện rộng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng do vaccine gây ra.

Vaccine chỉ đang thử nghiệm và không được kiểm tra kỹ lưỡng

Đây là nhận định sai lầm. Cả ba loại vaccine được phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ đã trải qua thử nghiệm lâm sàng với hàng chục nghìn người tham gia. Vaccine cũng được đánh giá bởi các chuyên gia độc lập khác trong ngành. Tất cả nghiên cứu cho thấy vaccine an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do Covid-19.

Miễn dịch tự nhiên luôn mạnh hơn miễn dịch do vaccine

Điều này chỉ đúng một phần. Miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài lâu hơn miễn dịch do tiêm chủng, nhưng nó phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Ví dụ, vaccine uốn ván mang lại khả năng miễn dịch mạnh hơn so với việc mắc bệnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine Covid-19 cung cấp sự bảo vệ nhất quán và an toàn hơn so với việc mắc Covid-19.

Vaccine không an toàn cho thai phụ

Các thử nghiệm vaccine Covid-19 không bao gồm phụ nữ mang thai. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành kể từ khi thử nghiệm không tìm thấy vấn đề về an toàn ở thai phụ tiêm vaccine, dù các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu thêm. Vaccine Covid-19 không chứa virus sống, nên chúng không gây nguy hiểm cho thai nhi đang lớn. Phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa Covid-19, do họ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

Theo nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế Anh công bố hôm 3/8, khoảng 52.000 thai phụ tại Anh được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna, đến nay chưa phát sinh vấn đề đáng lo ngại nào về độ an toàn. Tương tự, khoảng 130.000 phụ nữ mang thai tại Mỹ cũng đã được tiêm chủng an toàn với hai loại vaccine trên.

Vaccine làm biến đổi DNA

Điều này là sai. Vaccine Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA) để hướng dẫn cơ thể tạo ra các protein gai của nCoV, từ đó sinh miễn dịch. Vì mã mRNA trong vaccine không giống DNA trong tế bào người, nó không thể được kết hợp và làm thay đổi gene. Một thời gian ngắn sau khi tiêm chủng, các phân tử mRNA này sẽ phân rã và không ở lại trong cơ thể.

Một điểm tiêm chủng ở thành phố Worcester, bang Massachusetts, Mỹ hồi tháng 4. Ảnh: AFP

Một điểm tiêm chủng ở thành phố Worcester, bang Massachusetts, Mỹ hồi tháng 4. Ảnh: AFP

Theo USA Today, Guardian

Cùng chuyên mục

WHO bác thông tin về virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

WHO bác thông tin về virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Đại diện WHO tại Moskva xác nhận rằng các trường hợp nghi nhiễm virus lạ gần đây ở Nga thực chất là nhiễm vi khuẩn mycoplasma pneumonia từng lưu hành ở nước này.
Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Theo Bộ Y tế, các bệnh nhân có xét nghiệm âm tính với COVID-19 và cúm, chưa xác định tác nhân gây bệnh mới. Một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
L'Oreal thu hồi sản phẩm trị mụn do chứa chất gây ung thư

L'Oreal thu hồi sản phẩm trị mụn do chứa chất gây ung thư

SKV - L'Oreal vừa ra thông báo thu hồi toàn bộ các lô sản phẩm trị mụn Effaclar Duo của thương hiệu La Roche-Posay tại Mỹ do lo ngại về việc nhiễm benzene - một chất được xác định là tác nhân gây ung thư.
WHO kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên đồ uống có cồn

WHO kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên đồ uống có cồn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên đồ uống có cồn như trên thuốc lá.
Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.

Các tin khác

Căn bệnh khiến nữ diễn viên Từ Hy Viên tử vong nguy hiểm thế nào?

Căn bệnh khiến nữ diễn viên Từ Hy Viên tử vong nguy hiểm thế nào?

Từ Hy Viên qua đời không chỉ là một mất mát lớn đối với làng giải trí, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của cúm mùa.
Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2

Hương nhu chứa một hợp chất gọi là SQDG, hợp chất này ức chế mạnh mẽ hoạt động của một loại enzyme quan trọng đối với sự nhân lên của virus được gọi là “main protease” trong virus corona.
WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1

WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1

Ngày 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn dấu hiệu nhiễm virus H5N1 ở động vật để kịp thời kiểm soát sự lây lan của virus này.
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai

Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ của Công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) để sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ hai nhận được sự chấp thuận này.
Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi

Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi

Bộ Y tế Canada vừa phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV) cho người từ 60 tuổi trở lên.
WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi

WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi

Ngày 6/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức y tế khác thông báo 899.000 liều vaccine ban đầu đã được phân bổ cho 9 quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) hiện nay.
Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ

Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 30/10 cho biết hành tây tươi thái lát trong các món ăn tại chuỗi cửa hàng McDonald’s có thể là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát vi khuẩn E.coli mới tại Mỹ.
Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch

Công ty Dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk ngày 29/10 cho biết, trong một nghiên cứu giai đoạn cuối cho thấy, phiên bản thuốc tiểu đường Rybelsus dạng uống, có chứa thành phần Semaglutide giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú

Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú

Các nhà khoa học Nga vừa hoàn thành bước đầu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú với kết quả khối u của 55% bệnh nhân giảm, không bị tác dụng phụ.
Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương

Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị những người từ 65 tuổi trở lên và những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng cần tiêm mũi thứ hai của vaccine ngừa COVID-19 trong 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Phiên bản di động