Vì sao số ca COVID-19 tăng chóng mặt ở quốc gia siêu tiêm chủng Israel

Phần lớn người Israel nghĩ rằng COVID-19 đã bị đánh bại khi có tới hơn 70% công dân trên 12 tuổi đã được tiêm đầy đủ.

Vì sao số ca COVID-19 tăng chóng mặt ở quốc gia siêu tiêm chủng Israel
Nhân viên y tế tại khu điều trị COVID-19 của Bệnh viện Shaare Zedek, TP. Jerusalem. Ảnh: Flash90

Israel khởi động chiến dịch tiêm chủng quốc gia hồi tháng 12/2020 và là một trong những nước có tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, quốc gia 9 triệu dân liên tục ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày (21/8: 8.331 ca, 22/8: 6.668 ca; 23/8: 9.948 ca; 24/8: 10.087 ca).

Theo dữ liệu cập nhật trên trang thống kê Worldometers, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Israel tính đến trưa ngày 26/8 đã vượt ngưỡng 1,01 triệu ca. Với 10.087 ca ghi nhận hôm 24/8 là mức kỷ lục từng được ghi nhận kể từ đỉnh dịch hồi tháng 1/2021.

Lượng bệnh nhân ở Israel bắt đầu tăng vọt trở lại kể từ nửa cuối tháng 6/2021 do sự xâm nhập của biến chủng Delta, sau khi chạm đáy 0 trường hợp mới vào ngày 8/6. Theo AP, diễn biến dịch ngày càng phức tạp buộc chính quyền Israel trì hoãn mục tiêu mở cửa du lịch vào ngày 1/8.

Lãnh đạo 7 “bệnh viện công” ở Israel ngày 22/8 khẳng định đội ngũ nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị này đã đạt đến mức giới hạn. Các cơ sở y tế được gọi là “bệnh viện công” ở Israel là những tổ chức độc lập hoạt động chủ yếu bằng các khoản tài trợ, khác với hệ thống trực tiếp thuộc sở hữu và nhận tài trợ từ Chính phủ hay các quỹ y tế. 7 cơ sở này có khả năng chăm sóc y tế cho khoảng 2 triệu người, chiếm gần 20% dân số Israel.

Vì sao số ca nhiễm mới gia tăng?

Khoảng 25% dân số Israel dưới 12 tuổi mà hiện trẻ em dưới 12 tuổi chưa được phép tiêm vaccine COVID-19 ở Israel. Do đó, tỉ lệ tiêm chủng tính trên toàn dân ở nước này hiện chỉ là khoảng 60% (trong số này đã bao gồm một tỉ lệ nhỏ trẻ em dưới 12 tuổi mắc các bệnh lý nguy cơ cao nên đã được phép tiêm chủng). Như vậy là ngay cả với những chủng cũ từ năm ngoái, 60% dân số tiêm chủng vẫn là chưa đủ để đạt miễn dịch cộng đồng.

Trong khi đó, biến thể Delta càn quét khắp thế giới từ tháng 4 đến nay lại dễ lây lan hơn các chủng trước rất nhiều. Nó có hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) là 6,4, có nghĩa là trung bình một người bị nhiễm sẽ lây nhiễm cho 6,4 người khác nếu không có các biện pháp hạn chế và tiêm chủng. Trong khi nếu so sánh với biến thể lưu hành vào năm 2020 từng gây ra làn sóng dịch ở Australia thì biến thể đó chỉ có R0 là 2,5.

Hơn 70% trường hợp nhiễm Delta phát sinh do lây truyền không có triệu chứng, điều này khiến việc kiểm soát cũng trở nên khó khăn hơn.

Việc Israel bỏ các biện pháp y tế công cộng quá sớm cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các ca nhiễm mới. Nước này đã dỡ bỏ các hạn chế, bao gồm cả các hạn chế di chuyển và các quy định về đeo khẩu trang, vào tháng 6.

Còn theo Thủ tướng Israel Naftali Bennett, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gia tăng số ca nhiễm mới xuất hiện ở cả những người Israel thuộc độ tuổi trung niên đã tiêm 2 mũi vào đầu năm, nhưng chưa tiêm liều vaccine tăng cường.

Bộ Y tế Israel đang quyết liệt thúc đẩy chương trình tiêm mũi vaccine thứ 3 cho người cao tuổi. Đến nay đã có 1.201.254 người được tiêm mũi thứ 3, bao gồm 55% người ở độ tuổi 60-69, 72% ở độ tuổi 70-79, 68% ở độ tuổi 80-89 và 62% người trên 90 tuổi. Từ hôm 13/8, Israel bắt đẩu triển khai tiêm mũi bổ sung cho người dân ở độ tuổi từ 50-59, đến nay đã đạt khoảng 26%. Ngay trong ngày 19/8, nước này cũng đã quyết định hạ độ tuổi tối thiểu tiêm mũi thứ 3 xuống còn 40 tuổi.

Israel cũng thông báo sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại sân trường trong bối cảnh các trường học dự kiến khai giảng theo đúng lịch dù số ca mắc COVID-19 đang tăng mạnh.

Thông báo của chính phủ nêu rõ học sinh sẽ được tiêm vaccine trong giờ học nhưng với sự cho phép của phụ huynh, đồng thời xác nhận các trường học sẽ bắt đầu mở lại từ ngày 1/9. Các lãnh đạo Israel cho biết đang nỗ lực triển khai biện pháp cần thiết để tránh phải đóng cửa các trường học do đại dịch COVID-19. Thống kê cho thấy khoảng 30% số trẻ em từ 12-15 tuổi tại Israel đã được tiêm đủ liều vaccine, ít hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác.

Trong khi đó, theo kế hoạch mở lại trường học, xét nghiệm kháng thể với virus SARS-CoV-2 sẽ được tiến hành với toàn bộ khoảng 1,4 triệu học sinh từ 3-12 tuổi, nhóm đối tượng vẫn chưa được tiêm phòng. Các học sinh trong độ tuổi này sẽ cần mang theo giấy có ý kiến phụ huynh đồng ý để được làm xét nghiệm vào ngày đầu tiên trở lại trường. Bên cạnh đó, 70% số học sinh các trường trung học tại những thành phố có tỉ lệ lây nhiễm cao sẽ phải được tiêm vaccine, nếu không sẽ chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Theo BT/baochinhphu.vn

Dẫn theo nguồn: http://baochinhphu.vn/Quocte/Vi-sao-so-ca-COVID19-tang-chong-mat-o-quoc-gia-sieu-tiem-chung-Israel/444103.vgp

Cùng chuyên mục

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2

Hương nhu chứa một hợp chất gọi là SQDG, hợp chất này ức chế mạnh mẽ hoạt động của một loại enzyme quan trọng đối với sự nhân lên của virus được gọi là “main protease” trong virus corona.
WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1

WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1

Ngày 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn dấu hiệu nhiễm virus H5N1 ở động vật để kịp thời kiểm soát sự lây lan của virus này.
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai

Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ của Công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) để sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ hai nhận được sự chấp thuận này.
Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi

Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi

Bộ Y tế Canada vừa phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV) cho người từ 60 tuổi trở lên.
WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi

WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi

Ngày 6/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức y tế khác thông báo 899.000 liều vaccine ban đầu đã được phân bổ cho 9 quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) hiện nay.
Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ

Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 30/10 cho biết hành tây tươi thái lát trong các món ăn tại chuỗi cửa hàng McDonald’s có thể là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát vi khuẩn E.coli mới tại Mỹ.

Các tin khác

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch

Công ty Dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk ngày 29/10 cho biết, trong một nghiên cứu giai đoạn cuối cho thấy, phiên bản thuốc tiểu đường Rybelsus dạng uống, có chứa thành phần Semaglutide giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú

Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú

Các nhà khoa học Nga vừa hoàn thành bước đầu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú với kết quả khối u của 55% bệnh nhân giảm, không bị tác dụng phụ.
Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương

Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị những người từ 65 tuổi trở lên và những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng cần tiêm mũi thứ hai của vaccine ngừa COVID-19 trong 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi

Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổng cộng đã có 15 quốc gia ở khu vực châu Phi bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) trong năm 2024.
Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng

Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng

Các chuyên gia thuộc Đại học Oxford (Anh) đang nghiên cứu, phát triển một loại vaccine phòng chống ung thư buồng trứng OvarianVax.
Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử

Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, Vương quốc Anh hiện có khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử.
Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi

Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi

Cấm bán thuốc lá cho những người sinh trong thời gian từ 2006 đến 2010 có thể ngăn được khoảng 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi vào cuối thế kỷ 21.
Rwanda: Bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 88%

Rwanda: Bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 88%

Rwanda đang phải đối phó với đợt bùng phát bệnh do virus Marburg, một căn bệnh xuất huyết hiếm gặp nhưng gây tử vong tương tự như Ebola. Marburg không có phương pháp điều trị hoặc vaccine, tỷ lệ tử vong là 88%.
Hàn Quốc: 16 người nhập viện do rò rỉ hóa chất độc hại

Hàn Quốc: 16 người nhập viện do rò rỉ hóa chất độc hại

Ngày 27/9, vụ rò rỉ hóa chất độc hại đã xảy ra tại một nhà máy ở thành phố công nghiệp Ulsan, phía Đông Nam Hàn Quốc, khiến 16 người nhập viện.
Hoa Kỳ chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist

Hoa Kỳ chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - khu vực phía Nam

SKV - Sáng 18/01, Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 (khu vực phía Nam) của Hội Nam y Việt Nam đã được tổ chức long trọng tại Hội trường Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3, TP.HCM).
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Phiên bản di động