Mới nhất Đọc nhiều

Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam

Thành Cổ Loa không chỉ là một di sản văn hóa, một minh chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương. Nơi đây từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch mang đậm các giá trị lịch sử và văn học nghệ thuật gắn liền với nhiều truyền thuyết của dân tộc Việt Nam.
Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam

Thành Cổ Loa rộng khoảng 500ha được vua Thục An Dương Vương xây dựng để làm kinh đô nước Âu Lạc

Thành Cổ Loa

Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của An Dương Vương và nước Đại Việt dưới thời Ngô Quyền trị vì. Các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là tòa thành cổ nhất, có quy mô lớn nhất và cũng là nơi có cấu trúc độc đáo nhất lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ. Thành Cổ Loa gắn liền với sự tích "Chiếc Nỏ Thần “ khi vua An Dương Vương định đô xây thành (Thế kỷ III TCN).

Qua hình ảnh chiếc nỏ thần Kim Quy một phát bắn có thể hạ cả trăm quân địch đã ca ngợi ý chí quật cường và sức mạnh của nước Âu Lạc ta ngày ấy. Dù khi đó vũ khí chỉ đơn thuần là gươm, giáo và cung tên nhưng nhân dân ta cũng đã anh dũng chiến đấu kiên cường. Câu chuyện còn nổi tiếng thêm bởi mối nhân duyên giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy.

Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo cho bất cứ ai có ý định khám phá Hà Nội. Từ bao đời nay, di tích Thành Cổ Loa cùng những nhân vật huyền thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam.

Kiến trúc Thành Cổ Loa

Theo truyền thuyết thì Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều sụp đổ. Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và đi quanh nhiều vòng dưới chân thành. Vào lúc này vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng. Từ đó thành xây không đổ nữa.

Thành Cổ Loa sở hữu nét kiến trúc độc đáo là công trình xây dựng với quy mô độc đáo của nước Âu Lạc. Nơi đây từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sĩ hùng mạnh. Cho tới ngày nay dù không còn là thành lũy chống giặc nhưng thành Cổ Loa vẫn là một biểu tượng văn hóa, cho thấy nền văn minh tiên tiến của nước ta ngày ấy.

Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Thành Cổ Loa rộng khoảng 500ha được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Dựa trên các vật chứng và kết quả nghiên cứu khảo cổ, thành Cổ Loa được đánh giá là tòa thành có cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử của người Việt. Cấu trúc thành Cổ Loa được xây dựng theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào và đắp đất đến đó. Từ những hình thể di tích còn sót lại, tòa thành được nhận định có 3 vòng xoáy trôn ốc .

Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam

Tường thành Ngoại chân thành có lớp đá kẻ, trên là lớp đất sét.

Tường thành ngoại

Tường thành ngoại của thành Cổ Loa là một vòng tường khép kín nối những gò đất tự nhiên. Theo các lát cắt khảo cổ, chân thành có lớp đá kẻ và phía trên là lớp đất sét. Tường thành ngoại ban đầu dài khoảng 7.880m, cao từ 3 – 4m và rộng từ 13 – 20m, nhưng hiện nay nhiều đoạn đã bị phá hủy.

Tường thành trung

Tường thành trung của thành Cổ Loa là một vòng tường khép kín không có hình dạng xác định. Vòng thành này được xây dựng bằng cách đắp nối các gò đất tự nhiên và men theo đường bờ của đầm hồ xung quanh. Tường thành trung có chiều dài khoảng 6.310m, chiều cao từ 6 – 12m và chiều rộng khoảng 20m.

Tường thành nội

Tường thành nội của thành Cổ Loa có hình chữ nhật, được xây dựng theo bốn hướng chính là Nam, Bắc, Tây, Đông. Tuy nhiên, vòng thành chỉ có cửa chính mở ở phía Nam. Quanh tường thành Nội có 12 ụ đất đắp cân xứng gọi là Hỏa hồi. Mỗi tường ngang có 02 chiếc Hỏa hồi, và mỗi tường dọc có 04 chiếc Hỏa hồi. Tường thành Nội có chiều dài khoảng 1.730m, chiều cao 5m và chiều rộng khoảng 20m.

Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam

Nhiều di vật, hiện vật giá trị tại nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa

Các địa điểm tham quan tại thành Cổ Loa

Bên trong thành Cổ Loa ngày nay là khung cảnh thôn làng bình dị và các công trình đền, đình, chùa, điếm và miếu. Đây là các công trình kiến trúc tín ngưỡng lâu đời, mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm hấp dẫn trong hành trình tham quan.

Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam
Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam
Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam

Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tham quan, dâng hương tại Di tích Thành Cổ Loa

Trong buổi sinh hoạt chính trị, ông Hồ Ngọc Anh - Bí thư chi bộ, lớp trưởng Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), đã chia sẻ với sự xúc động, lòng biết ơn đối với quá khứ hào hùng, những đóng góp vĩ đại của ông cha đã tham gia xây dựng bảo vệ đất nước. Ông nhấn mạnh rằng điều này đã tạo điều kiện cho thế hệ hiện nay có dịp được trải nghiệm, thăm quan Cổ Loa, thể hiện lòng thành kính và tự hào về truyền thống vĩ đại của dân tộc. Đồng thời trân trọng cảm ơn các thế hệ đã gìn giữ, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Đền thờ An Dương Vương (Đền Thượng)

Đền thờ vua An Dương Vương còn gọi là đền Thượng, được xây dựng trên một quả đồi cao – nơi có cung thất của vua khi xưa. Di tích đền Thượng thành Cổ Loa có quy mô rộng lớn gồm nhiều công trình kiến trúc lộng lẫy, trang nghiêm như: nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng thượng, tiền tế, phương đình, hậu cung… Bên trong hậu cung thờ tượng đồng vua An Dương Vương có niên đại 1897.

Am Bà Chúa (đền thờ Mỵ Châu)

Am Mỵ Châu còn được gọi là Am Bà Chúa hoặc đền thờ Mỵ Châu, nằm phía Tây của đình Ngự Triều Di Quy. Phía trong đền đặt bàn thờ, ngai thờ và tượng đá công chúa Mỵ Châu. Công trình có giá trị tâm linh sâu sắc với ý nghĩa tưởng nhớ đến nàng công chúa bất hạnh.

Giếng Ngọc thành Cổ Loa

Trước khu vực đền Thượng là một hồ nước lớn hình cung tròn, bờ cong tự nhiên được kè bằng đá và được bao quanh bởi lối đi và hàng cây xanh mát. Dân gian tương truyền, đây là nơi công chúa Mỵ Châu và phò mã Trọng Thủy thường đi thuyền du ngoạn trước khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà. Giữa lòng hồ xanh biếc này là Giếng Ngọc. Đây là điểm tham quan, vãn cảnh được nhiều du khách yêu thích bởi không gian thanh bình, yên ả.

Đình Ngự Triều Di Quy (Đình Cổ Loa)

Đình Cổ Loa tọa lạc giữa khu thành Nội, cách đền thờ An Dương Vương khoảng 300m về phía Đông. Trước đình là khoảng sân rộng, bên trái có đường dẫn thẳng vào trước am Mỵ Châu. Công trình ghi dấu ấn với không gian cổ xưa và cấu trúc gỗ được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ. Giữa đình là khám thờ lớn đặt ngai thờ An Dương Vương và phía dưới là bài vị thờ tướng Cao Lỗ – người có công chế tạo nỏ thần.

Lăng Mỵ Châu

Theo truyền thuyết, sau khi Mỵ Châu bị vua cha chém đầu, Trọng Thủy đã mang xác vợ về chôn cất ở đây. Lăng được xây dựng đơn giản với khu đất cao vuông vức và bao quanh bằng tường gạch.

Điếm Xóm Chợ

Điếm Xóm Chợ nằm phía Đông Nam thành Cổ Loa là nơi thờ cúng quan linh, thổ công, thổ địa và thủy thần. Ngôi điếm hiện vẫn còn một giếng cổ miệng tròn và một cây đa cổ thụ to lớn trước sân. Điếm xóm Chợ là nơi hội họp, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật của cư dân trong xóm và cũng là nơi được nhiều du khách ghé thăm mỗi khi đến thành Cổ Loa.

Khu trưng bày hiện vật, di vật khảo cổ

Nhà trưng bày tại thành Cổ Loa là nơi hấp dẫn để du khách chiêm ngưỡng nhiều hiện vật, di vật cổ có giá trị đã được khai quật trong khuôn viên khu di tích. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bản đồ của tòa thành cổ và nhiều hiện vật quý có niên đại hàng ngàn năm như: mũi tên đồng Cổ Loa, lẫy nỏ Cổ Loa, nỏ thần Liên Châu, trống đồng Cổ Loa, lưỡi giáo, rìu đồng, bộ sưu tập lưỡi cày đồng, sưu tập khuôn đúc Cổ Loa…

Lễ hội thành Cổ Loa

Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, người dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, và để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Không khí lễ hội diễn ra trang nghiêm, thành kính với nhiều nghi thức truyền thống như: tục dâng lễ, tiến lễ dâng vua, tế lễ đền Thượng, rước kiệu quanh hồ bán nguyệt qua đình Ngự Triều Di Quy và am Mỵ Châu.

Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi với sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách như: biểu diễn tuồng, múa rối nước, hát quan họ, bắn nỏ, cờ người, đấu vật, đu tiên, ném còn, chọi gà và đập niêu đất…

Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam
Di tích thành Cổ Loa - Chứng nhân lịch sử đa dạng văn hóa Việt Nam

Tập thể Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 chụp ảnh lưu niệm tại Di tích thành Cổ Loa

Với sự đa dạng về lịch sử và văn hóa, Cổ Loa là một mảnh ghép quý giá trong bức tranh đa dạng và phong phú về lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Những di tích lịch sử và những nét văn hóa truyền thống ẩn chứa tại đây không chỉ đưa ta trở về quá khứ hào hùng của dân tộc, mà còn kết nối chặt chẽ với hiện tại và tương lai của đất nước.

Thanh Huyền - Ngọc Anh

Tin liên quan

Lần đầu tiên ghép tim cho bệnh nhân đã cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái

Lần đầu tiên ghép tim cho bệnh nhân đã cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái

Bệnh nhân 39 tuổi đã được nối dài sự sống từ trái tim hiến của người chết não. Với ca ghép này, lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép tim cho một bệnh nhân đã cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái (LVAD: Left Ventricular Assist Device, được hiểu là tim nhân tạo bán phần).
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, với 475/475 đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành (chiếm 97,54% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Dây thìa canh hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết bệnh đái tháo đường

Dây thìa canh hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue

SKV - Ngày 19/5, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Văn bản số 163/TB-UBND, thông báo kết quả phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4 năm 2024.
Đồng Tháp: Bế mạc Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024

Đồng Tháp: Bế mạc Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024

SKV - Lễ hội Sen lần thứ II được khai mạc từ ngày 16/5. Sau 4 ngày tổ chức, Lễ hội đã chính thức bế mạc vào tối ngày 19/5 bằng các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
TP.HCM: Lễ hội bánh mì lần thứ 2 thu hút đông đảo người tham quan

TP.HCM: Lễ hội bánh mì lần thứ 2 thu hút đông đảo người tham quan

SKV - Lễ hội bánh mì lần thứ 2 diễn ra tại công viên Lê Văn Tám (Quận 1, TP.HCM) từ ngày 17/5 đến ngày 19/5, do Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức, thu hút gần 100.000 lượt khách tham quan.
Tạp chí Sức khoẻ Việt - VPĐD TP.HCM thăm, chúc mừng Đại lễ Phật Đản Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thị xã Phú Mỹ

Tạp chí Sức khoẻ Việt - VPĐD TP.HCM thăm, chúc mừng Đại lễ Phật Đản Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thị xã Phú Mỹ

SKV - Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024, chiều 19/5, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Phó trưởng Văn phòng phụ trách đại diện Tạp chí Sức Khoẻ Việt tại TP.HCM làm trưởng đoàn đã có buổi thăm và chúc mừng đại lễ Phật đản đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Thị xã Phú Mỹ.
Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 20/5/2024, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nam y Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ 5 để kiểm điểm đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động của Hội trong 5 tháng đầu năm và dự kiếm chương trình hoạt động của Hội các tháng tiếp theo năm 2024.
Bản tin tổng hợp (số 40) của Tạp chí Sức khoẻ Việt.

Bản tin tổng hợp (số 40) của Tạp chí Sức khoẻ Việt.

SKV - Hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine COVID-19 của Bộ Y tế, Bộ Y tế đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm, Mổ cấp cứu bé trai trong vụ chồng nghi đâm vợ con rồi nhảy lầu ở TP.HCM, Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết, Đoàn khách du lịch Bình Thuận ngộ độc nghi do ăn hàng rong ở bãi biển, TP.HCM: Tăng ca mắc tay chân miệng, giảm ca sốt xuất huyết, Điều tra vụ gần 100 công nhân ở Đồng Nai nghi bị ngộ độc thực phẩm,… là những tin nổi bật trong tuần qua được cập nhật trong Bản tin tổng hợp (số 40) của Tạp chí Sức khoẻ Việt.

Các tin khác

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Ngày 18/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng 2024

Ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng 2024

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Bộ Y tế tổ chức Lễ ra quân Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 với chủ đề Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.
Thủ tướng kêu gọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng kêu gọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Ngày 19/5, tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi"; cùng các đại biểu đăng ký hiến mô tạng.
Bộ Y tế hướng dẫn đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập

Bộ Y tế hướng dẫn đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập

Mới đây, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.
Đắk Lắk: Khởi tranh môn quần vợt Hội thao công chức, viên chức khối Đảng tỉnh lần thứ XXII năm 2024

Đắk Lắk: Khởi tranh môn quần vợt Hội thao công chức, viên chức khối Đảng tỉnh lần thứ XXII năm 2024

SKV - Sáng 18/5, tại Trung tâm Thể dục thể thao Hoài Ân (TP. Buôn Ma Thuột), Ban tổ chức Hội thao công chức, viên chức khối Đảng tỉnh lần thứ XXII năm 2024 đã tổ chức thi đấu môn tennis.
Bé gái đau bụng âm ỉ, phát hiện có khối u nặng gần 12kg

Bé gái đau bụng âm ỉ, phát hiện có khối u nặng gần 12kg

Ê kíp phẫu thuật đã cắt bỏ thành công khối u "khổng lồ" nặng gần 12kg, chiếm gần hết ổ bụng của một bé gái 12 tuổi.
Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột quỵ bằng trí tuệ nhân tạo AI

Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột quỵ bằng trí tuệ nhân tạo AI

“Sau đột quỵ, nhiều người bệnh có thể hồi phục nhưng rất khó khăn trong thực hiện những điều cơ bản như cầm bát cơm hay vệ sinh cá nhân, chưa nói đến hồi phục chất lượng cuộc sống như trước đó. Vì vậy, việc ứng dụng các thiết bị thông minh sẽ nâng cao hiệu quả hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ nói riêng và các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng vận động nói chung”, PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ.
Triệu Sơn (Thanh Hóa): Khánh thành Nhà Thư viện và ra mắt Quỹ Khuyến học Trương Như Khiêm

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Khánh thành Nhà Thư viện và ra mắt Quỹ Khuyến học Trương Như Khiêm

Ngày 19/5, trong không khí hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại thị trấn Nưa (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) long trọng tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình Nhà Thư viện trường Tiểu học - THCS thị trấn Nưa và ra mắt Quỹ khuyến học Trương Như Khiêm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Gương sáng về rèn luyện thân thể

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Gương sáng về rèn luyện thân thể

Hiểu rõ vai trò của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy việc tập luyện như một lẽ sống giản dị. Sinh thời Người từng nói: “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Rèn luyện đạo đức cách mạng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"

Rèn luyện đạo đức cách mạng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"

Không chỉ “tự mình” rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải bền bỉ hằng ngày rèn luyện đạo đức cách mạng, như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Xem thêm
Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 20/5, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nam y Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ 5 để kiểm điểm đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động của Hội...
Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

SKV - Ngày 18/5, Chi hội Nam y An Giang đã phối hợp với UBND xã Quới Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cùng các mạnh thường quân tặng nước uống miễn phí cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Quới Điền.
Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Chiều 15/5/2024, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân ( Thuộc Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Dự án: “Đường vào Vương quốc Vua trên không gian thực tế ảo “ đã tổ chức Lễ ra mắt “Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Phiên bản di động