Ba Vì: Khánh thành công trình tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Cẩm An xã Cẩm Lĩnh
|
Dự Lễ Khánh thành có ông Đinh Hải Bình- Ủy viên ban thường vụ huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Ông Nguyễn Đức Anh- Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; các ông, bà đại diện các phòng, ban, ngành của huyện; chuyên viên Phòng VHTT huyện Ba Vì; Lãnh đạo UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ xã Cẩm Lĩnh; đại diện Ban quản lý dự án, Tạp chí Sức Khỏe Việt, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì cùng đông đảo con em xa quê và nhân dân tham dự.
Ông: Đinh Hải Bình - uỷ viên Ban thường vụ huyện uỷ - PCT HĐND huyện Ba Vì và Ông: Nguyễn Đức Anh - PCT UBND huyện Ba Vì tặng hoa chúc mừng |
Di tích lịch sử văn hóa Đền Cẩm An nằm ở phía Đông Nam của thôn Cẩm An, tọa lạc trên một khu đất thoáng đãng, với một khuôn viên rộng lớn có diện tích là 5000m2.
Thôn Cẩm An ngày nay, xưa có tên là Cẩm Đái. Theo sử sách ghi lại thì Cẩm Đái và các làng xã thuộc huyện Minh Nghĩa, phủ Bất Bạt được vua An Dương Vương ban chiếu cho phụng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn.
Các Đại biểu làm Lễ Chào cờ |
Đền Cẩm An có niên đại khởi dựng từ rất sớm gắn liền quá trình sinh tồn và phát triển của làng xã. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, tự nhiên và xã hội, đến nay di tích không còn giữ được nguồn tư liệu ghi lại chính xác năm khởi dựng ngôi đền. Trải qua biến cố của lịch sử, Đền Cẩm An đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Năm 1949, thực dân Pháp đã càn quét qua làng Cẩm Đái và đốt phá Đền. Đến năm 1994, nhân dân trong làng đã khôi phục lại ngôi đền đúng vị trí cũ với nền móng và đá tảng chân cột còn sót lại. Năm 2006, nhân dân tiếp tục trùng tu và cải tạo khuôn viên. Với các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật các cơ quan chuyên môn của sở Văn hóa và Thể Thao, UBND huyện Ba Vì đã tiến hành lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý trình Thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Ngày 30/12/2010, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6514/QĐ-UBND về việc xếp hạng cụm di tích Đền Cẩm An là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Di tích Lịch sử Văn hóa Đền Cẩm An |
Tuy nhiên, trải qua thời gian, dưới tác động của thiên nhiên khắc nghiệt, các hạng mục công trình của di tích đã bị hư hỏng và làm thay đổi kết cấu gốc của di tích. Các hạng mục công trình phụ trợ được xây dựng tạm để phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhưng các hạng mục công trình này có tỷ lệ không cân đối, hình dáng kiến trúc chưa phù hợp với đặc trưng kiến trúc dạng Đền, vật liệu xây dựng chưa phù hợp trong di tích như: hệ vì kèo, xà bằng gỗ xoan, bạch đàn tươi không ngâm; hệ hoành, rui, mè bằng gỗ tạp; mái lợp ngói mũi kết hợp ngói Tây; hệ thống sân, nền lát gạch chỉ, gạch gốm Hạ Long, gạch men kính,... chưa bảo đảm đúng theo quy định.
Trước hiện trạng như vậy, UBND xã Cẩm Lĩnh đã báo cáo và được UBND huyện quan tâm thực hiện công tác khảo sát và lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền Cẩm An.
Cổng đền được xây giáp đường bê tông ngõ xóm theo kiểu cổng hai trụ truyền thống bằng bê tông cốt thép và gạch đặc. Các trụ có mặt cắt tiết diện là: 450x450 cao 3,91m, trụ có phần đế đắp cổ bồng, thân đắp gờ phào chỉ tạo khuôn chanh, có thể đắp câu đối ở 2 mặt trước sau hoặc để trơn, đỉnh trụ đắp lồng đèn có trang trí chữ thọ ở 4 mặt. Cổng hoàn thiện được phủ màu ghi sáng.
Nghi Môn nằm trên trục thần đạo ở phía trước sân đền, theo kiểu tứ trụ truyền thống bằng bê tông và gạch chỉ đặc bao gồm: 2 trụ lớn ở chính giữa có tiết diện mặt cắt là: 570x570, cao 6,27m, trụ có phần đế đắp cổ bồng, thân đắp gờ phào chỉ tạo khuôn chanh và đắp câu đối ở 2 mặt trước sau, đỉnh trụ đắp lồng đèn có trang trí tứ linh ở 4 mặt, đỉnh lồng đèn gắn tứ phượng; 2 trụ nhỏ ở 2 bên có mặt cắt tiết diện là: 450x450 cao 4,415m, trụ có phần đế đắp cổ bồng, thân đắp gờ phào chỉ tạo khuôn chanh và đắp câu đối ở 2 mặt trước sau, đỉnh trụ đắp lồng đèn có trang trí chữ thọ ở 4 mặt, đỉnh lồng đèn có gắn nghê chầu.
Toàn cảnh buổi lễ |
Nhà Đại Bái được tu bổ tôn tạo theo hình thức kiến trúc đền truyền thống miền Bắc với hệ khung cột chịu lực, hoành, xà thế hoành, tàu mái, lá mái, rui, mè,...được làm bằng gỗ lim nhập khẩu loại tốt, Đại Bái có diện tích khoảng 97,7m2, kiến trúc hình chữ nhất gồm 3 gian, 2 dĩ, tàu đao 4 mái, phía trước gắn cửa bức bàn ở 3 gian giữa, 2 gian dĩ gắn cửa chữ thọ. Các hiện vật đồ thờ cổ và các hiện vật đồ thờ mới có hình thức phù hợp được giữ lại nguyên trạng, thiết kế thay mới nhang án, sập thờ, bàn sắp lễ, kiệu long đình, kiệu bát cống, chiêng, trống. Các hiện vật đồ thờ được làm bằng gỗ dổi và gỗ mít loại tốt phỏng theo phong cách thời Lê, tương đương với niên đại khởi dựng của ngôi đình, gỗ sử dụng đảm bảo những tiêu chuẩn về độ ẩm, độ cong vênh được xử lý chống mối mọt theo đúng quy trình kỹ thuật hiện đại. Đồ gỗ sau khi hoàn thành được sơn son,thiếp bạc, phủ hoàng kim theo đúng quy trình kĩ thuật truyền thống. Các mảng chạm khắc được đục chạm bởi những nghệ nhân có thẩm mỹ, tay nghề cao.
Khu Điện Mẫu có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhất với diện tích khoảng 54m2, xây theo kiểu tường xây thu hồi bít đốc kết hợp trụ biểu phía trước. Nhà gồm 3 gian với 4 bộ vì kèo, các vì có kiểu thượng trụ trốn thanh kèo, hạ bẩy mái. Hệ thống cửa đi bức bàn 4 cánh kiểu ván bưng. Tất các các cấu kiện gỗ sau gia công đều được phun tẩm hóa chất chống mối mọt trước khi lắp dựng.
Nhà Tả Mạc được tôn tạo với hình dáng kiến trúc phù hợp với đình, đền truyền thống của vùng đất xứ Đoài nhằm góp phần vào việc bảo vệ và phát huy hết giá trị vốn có của di tích.
Nhà Tả Mạc có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhất, kích thước 10,12x5,12m. Nhà được xây theo kiểu tường thu hồi bít đốc gồm 3 gian 2 chái. Hệ kết cấu chịu lực bằng khung cột gỗ, cửa đi 4 cánh kiểu ván bưng. Tất các các cấu kiện gỗ sau gia công đều được phun tẩm hóa chất chống mối mọt trước khi lắp dựng.
Hồ ao sen trong Đền được tiến hành nạo vét bùn ao và hạ giải toàn bộ hệ thống tường kè cũ đã bị hư hỏng. Xây mới hệ thống tường kè quanh hồ bằng đá hộc.
Khu sân Đền được lát gạch bát phục chế kích thước 300x300x50, mạch chữ công với diện tích 1700m2. Hệ thống chiếu sáng được bố trí xung quanh khu di tích đảm bảo chiếu sáng và an ninh trong khu di tích.
Ông: Nguyễn Đức Anh - PCT UBND huyện Ba Vì phát biểu chỉ đạo và chúc mừng |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Anh Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì đề nghị cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Cẩm Lĩnh cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng cần tiếp tục làm tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị di tích Đền Cẩm An một cách hiệu quả. Đặc biệt, thông qua các thiết chế văn hóa, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là các thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của ông cha ta nhằm bồi dưỡng khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, động viên thế hệ trẻ tích cực tham gia và xây dựng vào công cuộc đổi mới xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Huyện Ba Vì, TP Hà Nội là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, là nơi hội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống. Toàn huyện hiện có 397 di tích, trong đó có 136 di tích đã xếp hạng. Đền Cẩm An xã Cẩm Lĩnh được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2010. |
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Cùng chuyên mục
Đại tướng Lương Cường chính thức được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026
20:00 | 21/10/2024 Tin nổi bật
Hà Nội: Lễ Dâng hương Cẩn cáo Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
00:00 | 15/08/2024 Tin nổi bật
Trao quà từ thiện cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh nghèo học giỏi tại Ninh Bình.
10:10 | 24/04/2024 Tin nổi bật
Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - Một thập kỷ chuyển mình mạnh mẽ
01:14 | 31/03/2024 Tin nổi bật
Tạp chí Sức khỏe Việt vinh dự nhận giải thưởng tại Hội báo toàn quốc 2024
17:08 | 17/03/2024 Tin nổi bật
TP HCM: Khai mạc Hội báo toàn quốc 2024: "Báo chí tiên phong đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân"
21:38 | 15/03/2024 Tin nổi bật
Các tin khác
LMD Group: Hiện thực hóa ước mơ xây dựng Quỹ từ thiện vì cộng đồng
11:40 | 15/12/2023 Tin nổi bật
Phường Bình Hưng Hòa B Tổ Chức Buổi Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập (3/12/2003 – 3/12/2023)
22:23 | 02/12/2023 Tin nổi bật
Lưu ý hoạt động thể thao khi thời tiết giao mùa
18:29 | 28/10/2023 Tin nổi bật
Y tế tư nhân phát triển là một xu thế tất yếu
11:37 | 28/10/2023 Tin tức
Quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm không dùng thuốc dựa vào cộng đồng
11:07 | 29/09/2023 Tin nổi bật
Ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, hạn chế thiệt hại do thiên tai
11:25 | 28/09/2023 Tin nổi bật
Phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu
15:42 | 22/09/2023 Tin nổi bật
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
15:41 | 22/09/2023 Tin nổi bật
5 loại dầu thực vật giúp giảm cholesterol
09:33 | 22/09/2023 Tin nổi bật
Suôi Thầu - Vẻ đẹp tựa “châu Âu” của Hà Giang
09:32 | 22/09/2023 Tin nổi bật
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội