Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Trong cuộc trao đổi với PV, PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội - ĐHQGHN) đã chia sẻ về những thách thức và rào cản trong việc kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam về hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ.
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

NHU CẦU "VỊ KHOA HỌC" HAY "VỊ NHÂN SINH"?

- Thưa PGS.TS. Trương Ngọc Kiểm, ông nhận định thế nào về việc hợp tác chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay?

- Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ là xu thế tất yếu bởi xuất phát từ nhu cầu thực tế, mang lại giá trị cho tất cả các bên. Chính vì vậy, trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã luôn xác định việc hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học là một trong những yếu tố then chốt để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đưa kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhưng đáng tiếc mối quan hệ hợp tác này vẫn còn lỏng lẻo, thiếu ổn định mặc dù nhiều trường coi chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm, nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm kiếm các nhà khoa học, tích cực hợp tác với nhà trường để tiếp nhận các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vậy theo ông, nguyên nhân chính khiến việc hợp tác gặp trở ngại là gì?

- Mặc dù có nhu cầu lớn và có ý nghĩa quan trọng nhưng việc hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vẫn còn hạn chế bởi một số nguyên nhân chính sau:

Trước hết, giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn tồn tại khoảng cách và cần có giải pháp tổng thể để rút ngắn lại. Nhiều đề tài/dự án hiện nay mang tính chất nghiên cứu cơ bản, xuất phát từ nhu cầu “vị khoa học” chứ chưa phải “vị nhân sinh”, chưa gắn với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội nên cần có thêm các công đoạn nghiên cứu tiếp theo và sản xuất thử nghiệm thì mới có thể chuyển giao, thương mại hoá để ứng dụng trong thực tiễn được. Điều quan trọng nhất là sản phẩm phải có tính thị trường và các bên liên quan cần hợp tác chặt chẽ để đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường.

Thứ hai, niềm tin và sự cam kết về tiến độ thực hiện, chất lượng sản phẩm giữa doanh nghiệp và nhà trường chưa được xây dựng vững chắc. Các trường đại học thường gặp khó khăn về nguồn tài chính đối ứng, đầu tư trang thiết bị và cơ sở chật chất, lực lượng nhân sự hỗ trợ còn hạn chế. Doanh nghiệp thì đòi hỏi kết quả nhanh, đúng tiến độ thời gian và đảm bảo chất lượng mà đôi khi các trường không đáp ứng được. Chính vì vậy, một bộ phận doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thường phải chọn các đối tác quốc tế để hợp tác triển khai thay vì hợp tác với các trường/viện trong nước.

Những chính sách về sở hữu trí tuệ, thành lập doanh nghiệp KHCN, chuyển giao và thương mại hoá sản phẩm KHCN của ĐHQGHN đã giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học, tạo môi trường thuận lợi để nghiên cứu và phát triển, chuyển giao và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học theo đặt hàng.

Thứ ba, mặc dù hệ thống luật pháp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức là tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn chồng chéo và có một số điểm nghẽn cần được khơi thông để thu hút đầu tư tư nhân cho khoa học công nghệ. Chúng ta đang thiếu một văn phòng (cơ quan) điều phối hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học ở tầm quốc gia thay vì để các doanh nghiệp và nhà trường phải tự “đốt đuốc” đi tìm nhau khi có nhu cầu. Đây là nơi tiếp nhận các đầu bài, nhu cầu của các doanh nghiệp sau đó đặt hàng lại các trường đại học, viện nghiên cứu; nếu vấn đề quan trọng, cấp thiết, nhu cầu cao thì có thể kiến nghị nhà nước đầu tư theo kiểu vốn mồi. Khi đó, vai trò điều tiết, định hướng của Nhà nước được phát huy cao độ.

Cuối cùng, hiện nay các trường đại học, viện nghiên cứu đã thành lập các bộ phận để phụ trách việc kết nối doanh nghiệp, hợp tác nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ. Tuy nhiên, cơ chế chính sách để các đơn vị này phát huy vai trò là một tổ chức trung gian và hoạt động một cách hiệu quả thì còn nhiều khó khăn. Một số trường chỉ tập trung vào một số kênh chuyển giao tri thức truyền thống mà chưa tận dụng hết các ưu thế của chuyển đổi số, thương mại điện tử.

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

CẦN CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT ĐỂ KHƠI THÔNG, GỠ KHÓ

- Ông có thể nói rõ hơn về những rào cản pháp lý mà các nhà khoa học đang gặp phải khi đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường?

- Mặc dù Luật Khoa học Công nghệ đã được ban hành 10 năm, cùng với Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn tương đối đầy đủ nhưng việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao tri thức, ứng dụng công nghệ, thương mại hoá sản phẩm khoa học công nghệ vẫn còn nhiều khó khăn.

Trước hết, trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ đại học, nguồn ngân sách nhà nước hạn chế thì việc thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tư nhân là rất quan trọng nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ nên việc này trong thực tế đang còn nhiều khó khăn.

Thứ hai, một số quy định của Luật cần phải sửa đổi cho phù hợp thực tiễn như quyền sở hữu tài sản trí tuệ (IP) của nhà trường đối với các IP được tạo ra từ nguồn tài chính công và quyền tự do hoạt động trong việc thương mại hóa các IP; việc định giá tài sản trí tuệ và quy trình thủ tục chuyển giao và thương mại hoá còn phức tạp.

Thứ ba, cơ chế phân chia lợi ích và ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan (nhà trường, nhà khoa học, nhà đầu tư, tổ chức trung gian ...) vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học là viên chức thì không được tham gia điều hành doanh nghiệp spin-off/ start-up nên đã hạn chế vai trò và động lực của họ đối với hầu hết các loại hình chuyển giao tri thức, thương mại hóa.

Một số quy định của Luật cần phải sửa đổi cho phù hợp thực tiễn như quyền sở hữu tài sản trí tuệ (IP) của nhà trường đối với các IP được tạo ra từ nguồn tài chính công và quyền tự do hoạt động trong việc thương mại hóa các IP

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (HUB) đóng vai trò đầu mối để kết nối hợp tác với doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo, ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp.

- ĐHQGHN đã có cơ chế đặc biệt nào để tăng cường hợp tác doanh nghiệp - nhà trường, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, thưa ông?

- ĐHQGHN là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam, có vai trò nòng cốt dẫn dắt trong nền giáo dục đại học Việt Nam. Vì thế ĐHQGHN đã ban hành nhiều chính sách đặc biệt để khơi thông, tháo gỡ các khó khăn nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển giao và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học.

ĐHQGHN đã hình thành và phát triển đồng bộ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bên trong ĐHQGHN từ VNU-Holdings, Quỹ Phát triển ĐHQGHN (VNU Foundations), Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, CLB Cựu sinh viên, CLB Cựu sinh viên doanh nhân... cùng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và mạng lưới đối tác rộng khắp. Trong đó, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp đóng vai trò đầu mối (HUB) để kết nối hợp tác với doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo, ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, ĐHQGHN tiến hành tái cơ cấu các lĩnh vực chuyên môn gắn với quy hoạch ngành, chuyên ngành; đầu tư “vun cao” cho các nhà khoa học trẻ, nhà khoa học xuất sắc, các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu tiềm năng theo hướng tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn.

ĐHQGHN cũng ban hành các chính sách về sở hữu trí tuệ, thành lập doanh nghiệp KHCN, chuyển giao và thương mại hoá sản phẩm KHCN... Những chính sách này đã giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học, tạo môi trường thuận lợi để các đơn vị, các nhà khoa học tăng cường hợp tác toàn diện với doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển, chuyển giao và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học theo đặt hàng. Nhờ sự hợp tác chặt chẽ, nhiều sản phẩm khoa học công nghệ của ĐHQG Hà Nội đã được ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
ĐHQGHN đầu tư “vun cao” cho các nhà khoa học trẻ, nhà khoa học xuất sắc, các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu tiềm năng theo hướng tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn.

Nguồn: Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Minh Loan/ tudonghoangaynay.vn

Tin liên quan

Điều gì giúp cụ bà 98 tuổi ở Nghệ An sống sót sau ca bỏng nặng?

Điều gì giúp cụ bà 98 tuổi ở Nghệ An sống sót sau ca bỏng nặng?

(SKV) - Bị bỏng nước sôi toàn thân và được bệnh viện trả về trong tình trạng nguy kịch, cụ Đinh Thị Hoe (98 tuổi, Nghệ An) tưởng chừng không còn hy vọng. Tuy nhiên, nhờ sự giới thiệu sản phẩm Smart A từ một người quen và sự kiên trì của gia đình, cụ đã hồi phục kỳ diệu. Trong bài phỏng vấn dưới đây, chị Nguyễn Thị Hoa, cháu ngoại của cụ Hoe, chia sẻ về quá trình khó khăn nhưng đầy hy vọng khi sử dụng Smart A, giúp cụ sống lại từ "bờ vực sinh tử".
Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế

Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế

Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế.
Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

SKV - Ngày 28/10 tại Hà Nội, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y tế Công cộng tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) với chủ đề: “Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững”.

Các tin khác

Cứu sống 4 bệnh nhân từ mô, tạng của người cho chết não

Cứu sống 4 bệnh nhân từ mô, tạng của người cho chết não

Lần đầu tiên Bệnh viện Bạch Mai triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng từ người cho chết não, để cứu sống 4 bệnh nhân khác mà sự sống đang được tính bằng ngày.
Sản phẩm của Viettel AI góp mặt tại Hội nghị châu Âu về Trí tuệ nhân tạo

Sản phẩm của Viettel AI góp mặt tại Hội nghị châu Âu về Trí tuệ nhân tạo

Đại diện nhóm nghiên cứu của Viettel cho biết, giải pháp trích xuất dữ liệu từ bảng biểu của Viettel AI có tốc độ xử lý nhanh gấp 4 lần so với công nghệ hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết

Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết

Sáng 25/10, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Đăng Khang làm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết.
Đại tướng Lương Cường chính thức được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026

Đại tướng Lương Cường chính thức được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026

Nhận tín nhiệm cao từ các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
14 di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc Gia trên địa bàn huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên  nhất định phải ghé thăm

14 di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc Gia trên địa bàn huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên nhất định phải ghé thăm

Huyện Ân Thi nằm ở vùng tả ngạn sông Hồng, phía đông Tỉnh Hưng Yên. Nơi đây không chỉ nổi danh là vùng đất nổi tiếng với những truyền thống văn hóa lâu đời, mà còn lưu giữ nhiều di tích - văn hóa quý giá. Các di tích tại Ân Thi không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn phản ánh đời sống tinh thần và tín ngưỡng của Cổng Đình Đanh Xácư dân địa phương qua nhiều thế kỷ. 14 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia đều mang dấu ấn lịch sử đặc sắc, nhất định phải ghé thăm một lần khi đi du lịch Huyện Ân Thi - Hưng Yên.
Một mùa tha thiết tiếng tri ân

Một mùa tha thiết tiếng tri ân

Bà Mai Thị Hồng Nguyên - Chủ tịch CLB Nữ Doanh nhân tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ, sản xuất và kinh doanh phải sáng tạo, mở rộng thị trường là hành trình của gian nan, thử thách, của tình thân giữa cộng đồng và doanh nghiệp, giữa các cấp chính quyền địa phương với doanh nhân, giữa doanh nghiệp và truyền thông báo chí.
Sơn La: Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024)

Sơn La: Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024)

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Vừa qua, chiều ngày 11/10 Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tại Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh có địa chỉ tại Tổ 8, phường Chiềng Lề, đường Tô Hiệu, TP Sơn La.
Quảng Bình: Nhiều trẻ em gái tự tin phát triển bản thân hơn nhờ dự án “Thế hệ trẻ làm chủ tương lai”

Quảng Bình: Nhiều trẻ em gái tự tin phát triển bản thân hơn nhờ dự án “Thế hệ trẻ làm chủ tương lai”

Dự án “Thế hệ trẻ làm chủ tương lai” do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình (Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế (Save the Children International - SCI) đã được khởi động từ tháng 8/2024 với đối tượng trọng tâm là trẻ em gái. Dự án đã giúp các em nâng cao nhận thức, tự tin hơn trong việc phát triển bản thân, làm chủ tương lai.
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và công tác gia đình

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và công tác gia đình

Từ xưa đến nay, trải qua khoảng thời gian dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông chúng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một xã hội văn mình bền vững, đều xuất phát từ tình yêu, đoàn kết cũng như sự phát triển của mỗi gia đình. Do đó, đã từ lâu, Gia đình được coi là tế bào là nền tảng của xã hội, tế bào có khoẻ mạnh mới tạo ra được sức sống trường kỳ. “ Cây muốn cao ắt rễ phải sâu, xã hội phát triển bởi gia đình hạnh phúc, nền tảng có vững, xã hội mới thịnh, đất nước mới phồn vinh, và sợi dây gắn kết mọi điều đó chính là tinh thần "đại đoàn kết!"
Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục ký hợp tác chiến lược với tập đoàn dinh dưỡng hơn 130 năm tuổi của Nhật Bản

Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục ký hợp tác chiến lược với tập đoàn dinh dưỡng hơn 130 năm tuổi của Nhật Bản

(SKV)-Sự kiện ký kết giữa Hệ thống tiêm chủng hàng đầu Việt Nam VNVC và Tập đoàn dinh dưỡng uy tín lâu đời tại Nhật Bản Asahi mở ra cơ hội chăm sóc dinh dưỡng toàn diện và tiếp cận sản phẩm chất lượng cao từ Nhật Bản với chi phí hợp lý cho trẻ em Việt Nam.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động