Ngăn chặn và đẩy lùi nạn buôn lậu trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát.
Báo cáo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho thấy, trong 9 tháng năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện gần 100.000 vụ việc vi phạm; trong đó có hơn 12.200 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; gần 83.000 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; trên 1.800 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Khởi tố 380 vụ, với 472 đối tượng. Thu nộp ngân sách nhà nước từ các vụ việc vi phạm 7.666 tỷ đồng. Hệ quả của vấn nạn này đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, sức khỏe, tinh thần và nhận thức của nhân dân và tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội.
Để làm rõ hơn về vấn đề này cũng như cung cấp cái nhìn ở góc độ đa chiều cho bạn đọc, PV Tạp chí Sức khoẻ Việt đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Công ty Luật An Hoàng Gia, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Công ty Luật An Hoàng Gia, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. |
PV: Chào Luật sư, rất hân hạnh cho tôi được gặp gỡ và xin ý kiến chia sẻ của Luật sư về một vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm gần đây, đó là vấn nạn buôn lậu. Trước tiên, Luật sư có thể cho quý vị độc giả hiểu rõ hơn về khái niệm thế nào là buôn lậu được không?
LS: Chào bạn, hiện nay, Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Việc buôn bán trái pháp luật trên thể hiện thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa mà không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, dấu diếm hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng nhằm mục đích thu lợi bất chính
PV: Thưa LS, như vậy thì đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu bao gồm hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật đúng không? Luật sư có thể cụ thể hơn về hành vi buôn lậu hàng hoá?
LS: Đúng vậy, đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu bao gồm hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật.... Trong đó, hàng hoá có thể coi là đối tượng phổ biến nhất. Hàng hóa là sản phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi trên thị trường. Ví dụ, các loại hàng hóa tiêu dùng trong đời sống hàng ngày như ti vi, tủ lạnh, xe máy,... Khái niệm hàng hóa rất rộng và bao gồm tất cả sản phẩm, trừ một số loại hàng hóa đặc biệt được quy định riêng với các tội phạm khác như: các chất ma túy, vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật,..
Việc buôn bán trái phép hàng hoá được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan (ví dụ: Giấy phép nhập khẩu là máy móc, thiết bị y tế nhưng thực tế lại mua bán máy móc sử dụng cho tiêu dùng như tủ lạnh, máy giặt, ti vi…)
Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng (khai ít hơn số lượng thực nhập) hoặc nhập vượt quá mức mà giấy phép xuất, nhập khẩu cho phép thì cũng bị coi là buôn lậu nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm đối với phần chưa khai hoặc xuất nhập khẩu vượt mức cho phép.
Hoặc đa số hiện nay là hiện tượng các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách vận chuyển thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh qua biên giới để đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ bằng cách vượt đồi, vượt biên qua các đường mòn lối mở…Do đường biên giới dài, có nhiều đường mòn, lối tắt, nên các đối tượng đã lợi dụng, vận chuyển hàng hoá, sản phẩm gia súc, gia cầm “bẩn”, không rõ nguồn gốc, xuất xứ từ biên giới vào nội địa tiêu thụ. Những loại thực phẩm “bẩn” như nội tạng lợn, thịt gia cầm... bên Trung Quốc có giá rất rẻ, thậm chí họ vứt bỏ, nên khi vận chuyển trót lọt qua biên giới sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Ngoài tội buôn lậu quy định tại điều 188 thì các hành vi này còn có thể xem xét xử lý về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 nếu người phạm tội không nhằm mục đích buôn bán mà thực hiện hành vi phạm tội với động cơ phạm tội là vận chuyển thuê để lấy tiền công.
PV: Vậy thưa LS, pháp luật hiện hành của chúng ta có những chế tài nào đối với các hành vi buôn lậu như trên?
LS: Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì hình phạt dành cho tội buôn lậu có thể là phạt tiền, phạt tù có thời hạn và các hình phạt bổ sung khác tùy theo mức độ, tính chất của hành vi phạm tội. Trong đó mức phạt nặng nhất với tội buôn lậu quy định với cá nhân là phạt tù từ 12 đến 20 năm. Cùng với đó, người phạm tội buôn lậu còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền cao nhất với pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu là từ 07 - 15 tỷ đồng hoặc nặng hơn là có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
PV: Như vậy, quy định của pháp luật cũng khá chặt chẽ và đủ sức răn đe đúng không thưa Luật sư? Vậy tại sao tình hình vẫn luôn diễn biến phức tạp? Và chúng ta cần làm gì để đẩy lui vấn nạn này?
LS: Theo tôi, chế tài trên khá chặt chẽ, nhưng cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các hành vi buôn lậu rất khó kiểm soát. Đơn cử nhất là về giá. Giá hàng hoá nhập lậu bao giờ cũng rẻ hơn, mà tâm lý tiêu dùng của người dân lại chuộng hàng giá rẻ. Tại các thành phố lớn, bên cạnh lượng hàng lậu được đưa từ biên giới về, các loại hàng giả, hàng nhái cũng được bày bán khá phổ biến, thậm chí còn cạnh tranh trực tiếp với hàng thật. Trong khi việc kiểm tra, xử lý vi phạm chỉ giải quyết được phần ngọn, còn nội dung rất quan trọng là việc tuyên truyền để người dân, người mua hàng biết cách phòng tránh, ngăn ngừa hàng lậu, hàng giả. Về các giải pháp đẩy lùi vấn nạn này, thiết nghĩ các Cơ quan chức năng đều đã có và đang thực thi đồng bộ, quyết liệt, cá nhân tôi thì cho rằng biện pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, biến nhận thức về chống buôn lậu thành ý thức tự giác và hành động cụ thể của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
PV: Cảm ơn Luật sư vì những chia sẻ hữu ích.
Cùng chuyên mục
Lâm Đồng: Không đồng ý cấp giấy phép hoạt động cho Hệ thống Nha khoa Thành Đạt Sài Gòn - Lộc An
13:31 | 13/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
TP.HCM diễn tập xử lý tình huống cháy nổ, cứu nạn tại nơi tập trung đông người
09:34 | 12/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định tổng kết công tác Quản lý thị trường
12:55 | 11/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Đắk Nông: Kiểm tra liên ngành đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025
20:51 | 08/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Đắk Nông: Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn hơn 10 nghìn tỷ đồng
20:50 | 08/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
17:25 | 07/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Các tin khác
Tự xưng bác sĩ, tư vấn sức khoẻ online gây náo loạn, lừa đảo bán thực phẩm chức năng
14:56 | 07/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bắt đối tượng đâm chết bạn tại cơ sở cai nghiện ma túy
10:24 | 06/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Vì sao sản phẩm của Obagi Việt Nam bị thu hồi trên toàn quốc?
15:39 | 04/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi sản phẩm Obagi-C Fx C-Clarifying Serum do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
09:41 | 03/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng thu mua rau, củ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
16:50 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Bắt giữ đối tượng vận chuyển 3 cá thể khỉ từ Khánh Hoà về Đắk Lắk tiêu thụ
16:49 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Sở Y tế tỉnh Kon Tum: Thanh tra chuyên ngành phát hiện 15 tổ chức, cá nhân vi phạm, xử phạt 212,5 triệu đồng
11:33 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại sản xuất giá đỗ
11:55 | 26/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện loạt sai phạm nghiêm trọng của BVĐK Gia Định và Louis Academy, Master Vũ Vương
17:17 | 25/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Công an TP.HCM khuyến cáo việc mua bán và sử dụng pháo hoa dịp Tết
11:00 | 24/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
2 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội