Những em bé được sinh ra lần thứ hai ở mái ấm chùa Đức Sơn
Về với cố đô Huế, có một ngôi chùa hơn 30 năm qua các sư cô vừa làm cha vừa làm mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, các em được nuôi lớn dưới tiếng chuông chùa, bên những lời kinh kệ và tình yêu, vòng tay ấm áp của những người con Đức Phật
Nằm tọa lạc ngay trên mảnh đất của xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 7km, chùa Đức Sơn được biết đến là mái nhà của hàng trăm đứa trẻ bất hạnh. Trong số đó có những em tưởng chừng như bị cuộc đời chối bỏ, nay lại được sinh ra lần nữa, nuôi lớn và trưởng thành.

Vốn dĩ Chùa Đức Sơn chỉ là một Niệm Phật Đường nhưng năm 1986 đã cưu mang đứa trẻ đầu tiên và từ đó trở thành nơi nương tựa cửa những số phận bị vô thừa nhận. Các sư cô cũng gặp muôn vàn khó khăn. Họ phải ăn cơm độn sắn và chằm nón để có tiền mua sữa cho các em nhỏ. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ các các nhà hảo tâm đến thăm và làm từ thiện cùng sự nỗ lực tận tâm của các sư cô. Hiện nay, Chùa đã trở thành ngôi chùa duy nhất có cô nhi viện ở Huế.
Chùa Đức Sơn hiện đã nuôi dạy 400 em bé nghèo, mồ côi và khuyết tật. Trong đó có 190 em đã trưởng thành, có công ăn việc làm và lập gia đình. Ký ức tuổi thơ và cuộc đời những đứa trẻ tưởng như đã bị bỏ quên ấy được nuôi lớn dưới tán bồ đề ở chốn thiền môn.

Mô hình nuôi dạy, đào tạo ở trung tâm được xây dựng rất chuyên nghiệp, áp dụng các phương pháp giúp các em được phát triển toàn diện về sức khỏe cũng như kỹ năng sống và sự bồi tâm dưỡng trí, dẫn dắt, định hướng các em đến tuổi vị thành niên. Các sư ni xem việc nuôi dạy hàng trăm đứa trẻ như một thách thức, chấp nhận làm việc nhờ trang bị lời dạy của Đức Phật.
Theo như Ni trưởng Thích Nữ Minh Tú chia sẻ, phải phân định tất cả các cháu đều là người trần tục và dạy vấn đề về 2 giới tính, phân biệt khu nam riêng và khu nữ riêng. Căn cứ vào độ tuổi và bệnh tật để sắp xếp chỗ ở cho phù hợp. Các em nam, nữ trên 10 tuổi, trẻ khuyết tật, trẻ sơ sinh,… được bố trí ở riêng.
Khi các em còn nhỏ, bồng trên tay thì được gần gũi, chăm sóc ưu tiên bé sơ sinh mới đến. Phân chia những sư ni và người chăm sóc tận tâm từ miếng ăn đến giấc ngủ, giờ chơi vì các em có nhiều bệnh tật. Càng lớn thì việc nuôi dạy càng khó khăn hơn khi 3 tuổi thì các em sẽ được đến trường để có nhiều bạn bè, có hạnh phúc vì được chia sẻ nhiều hơn. Những cháu nhỏ cấp 1, cấp 2 phải được đưa đón đến trường, không để các em tự đi vì dễ tai nạn.

Song song đó những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống cũng được trang bị đầy đủ để các em tự bảo vệ bản thân như khuyến khích học bơi do phải sinh sống trong vùng thường xuyên có lũ lụt. Bên cạnh đó, cần phải có sức khỏe để hòa nhập cộng đồng thông qua việc học võ thuật để tránh trường hợp bị nữ hóa khi sống trong môi trường nuôi dạy toàn các ni sư. Lo lắng vì xã hội đang có nhiều trẻ em tự kỷ, tăng động, trung tâm đã mở lớp tập Yoga vào buổi sáng giúp các em thư giãn, hình thành thói quen dậy sớm, đúng giờ, rèn luyện sự dẻo dai, giảm béo phì.

Chủ nhật sẽ là ngày sinh hoạt, các em được dạy quỳ trước phật cầu nguyện cho người thân, quý ân nhân gần xa và cho chính bản thân, được trang bị cơ bản phật pháp. Bên cạnh đó, các em được vui chơi như bao đứa trẻ khác khi các hoạt động như vẽ tranh, chơi cờ vua, múa hát, đọc sách, chơi trò chơi dân gian hay đi dã ngoại,… đều được phổ cập đầy đủ trong chương trình nuôi dạy của trung tâm.
Nhờ vào việc khai thác khả năng, thiên tánh và năng khiếu khác nhau để rèn luyện tu dưỡng theo cách khác nhau, các em được trang bị đầy đủ hành trang để bước chân vào đời. Trung tâm đã đào tạo những mảnh đời bất hạnh trở thành thiện hạnh, những đứa trẻ trở thành người công dân tốt và hoàn thành tâm nguyện của các sư cô. Việc chăm sóc và nuôi lớn một đứa con đã khó đối với bậc làm cha mẹ, thế nhưng, những người mẹ áo nâu ở Chùa Đức Sơn chăm sóc hàng trăm đứa trẻ là một điều phi thường, đó không chỉ là trách nhiệm mà là cả sự yêu thương vô bờ bến. Nhờ vào những công đức vô cùng to lớn đó mà em nào được nuôi dạy ở trung tâm cũng được học hành tử tế, nhiều em học lên đại và đi làm bác sĩ, kỹ sư khắp mọi miền đất nước, có những em 20 tuổi không biết chữ vẫn làm trưởng ban vệ sinh môi trường, hay có bạn tự kỉ thì làm phó ban,…Tất cả các em đều trở thành người có ích cho xã hội.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:
‘’Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’’
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn. Hãy lau khô những cuộc đời ấy bằng tình yêu thương và lòng nhân ái của những con người. Và hãy lau khô những giọt nước mắt trong những mảnh đời đó bằng tất cả trái tim con của con người trên trái đất yêu thương này.

Trụ trì Minh Tú trải lòng, với cái tâm của mình, các sư cô ở chùa luôn mong cho các em được “ăn thật” để ấm no, được “học thật” để có tri thức và “sống thật” để có nhiều hạnh phúc. “Sau này lớn lên và trưởng thành, các sư cô cũng mong các em đã yêu hãy yêu thật để gia đình của các em không phải tan vỡ và sẽ không còn những mảnh đời bất hạnh như các em bây giờ. ”. Trung tâm nguyện đem hết sức mình nuôi dạy trẻ em. Để chăm lo cho cuộc sống của các em, như một việc làm nhằm hàn gắn những vết thương. Bù đắp những mất mát những thiệt thòi mà các con ở đây phải gánh chịu./.
Tâm An – Thu Nhất
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
15:04 | 28/04/2025 Dấu ấn Việt Nam

Hàng trăm tấn dầu ăn, bột nêm, mì chính "rởm" tuồn vào bếp ăn công nghiệp
10:38 | 28/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Bệnh viện Việt Đức khám, tư vấn miễn phí bệnh lý gù vẹo cột sống ở trẻ em
09:29 | 28/04/2025 Tin tức

Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam có nơi gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái
09:28 | 28/04/2025 Tin tức

Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng, gây nhầm lẫn như thuốc chữa bệnh
09:26 | 28/04/2025 Tin tức

Thu hồi khẩn cấp sản phẩm mì chính giả của công ty Famimoto Việt Nam
09:26 | 28/04/2025 Tin tức
Các tin khác

Đắk Lắk: chuẩn bị phương án, sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống y tế khi sáp nhập tỉnh
09:26 | 28/04/2025 Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa hè 2025
09:25 | 28/04/2025 Tin tức

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
01:26 | 28/04/2025 Hoạt động hội

Bắc Ninh tưng bừng chuỗi hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn và tôn vinh văn hóa truyền thống
22:55 | 27/04/2025 Tin tức

372 thí sinh trên 48 tỉnh thành hào hứng tranh giải Trạng nguyên Tiếng Việt
21:35 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:14 | 27/04/2025 Dấu ấn Việt Nam

Đảm bảo công tác khám chữa bệnh và cấp cứu tai nạn dịp nghỉ lễ
14:20 | 26/04/2025 Tin tức

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn
14:20 | 26/04/2025 Tin tức

Hội đồng nhân dân xã Mậu Đông tổ chức kỳ họp thứ XII (chuyên đề): Thống nhất cao, quyết Nghị những nội dung có ý nghĩa chiến lược
14:19 | 26/04/2025 Tin tức

Festival Tinh hoa Đông Y Dược Việt Nam 2025: Kết nối văn hóa và sức khỏe trong kỷ nguyên mới
14:19 | 26/04/2025 Tin tức

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
1 ngày trước Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
6 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội