Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong y học cổ truyền

Thịt dê không chỉ là món ăn khoái khẩu, mà còn được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền. Thịt dê có vị ngọt, tính nhiệt, mùi vị thơm ngon và có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm tốt, được dùng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, các bộ phận khác của con dê cũng có thể được điều chế thành thuốc bổ hay thuốc trị bệnh.

Giá trị dinh dưỡng của thịt dê

Khi nhắc đến “thịt dê”, hình ảnh đầu tiên có thể hiện ra trong tâm trí chúng ta là những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng đầy hấp dẫn. Nhưng ít ai biết rằng, thịt dê còn được coi là một vị thuốc quý trong Đông Y, mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

Dê, thuộc họ Bovidae, là một loại thực phẩm không chỉ ngon mà còn cực kỳ giàu dinh dưỡng. Từ thời xa xưa, dê đã được nuôi dưỡng tại các nông trại để khai thác sữa, thịt và da. So với nhiều loại thịt khác như thịt bò, thịt cừu hay thịt heo, thịt dê nổi bật với hàm lượng protein cao và chứa nhiều khoáng chất quý giá như sắt, kẽm, kali, và nhiều vitamin cần thiết.

Một điểm mạnh khác của thịt dê là mức độ chất béo rất thấp. Những người quan tâm đến sức khỏe sẽ thấy vui mừng khi biết rằng thịt dê chứa ít chất béo bão hòa và calo hơn so với các loại thịt đỏ khác. Vì vậy, tiêu thụ thịt dê một cách hợp lý sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe, giúp duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt dê không chỉ đơn thuần là một món ăn yêu thích mà còn được coi như một bài thuốc quý trong y học cổ truyền. Với vị ngọt, tính nhiệt, và hương vị thơm ngon, thịt dê có khả năng bổ dưỡng và giữ ấm cơ thể, đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Ngoài ra, các bộ phận khác của con dê cũng được sử dụng để chế biến thành các loại thuốc bổ hay thuốc trị bệnh. Những dược liệu này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về tiêu hóa cho đến các vấn đề sinh lý.

Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong y học cổ truyền
Thịt dê lại là một trong những vị thuốc bổ trong y học cổ truyền. Ảnh internet

Công dụng của thịt dê

Theo Đông y, thịt dê có tính nóng, vị ngọt, không độc. Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng bồi bổ gan thận, trị các chứng bệnh liên quan đến thận dương hư như bất lực, yếu dương, đau lưng mỏi gối.

Thịt dê không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tăng cường sinh lý nam

Thịt dê được biết đến với khả năng giúp cải thiện chức năng sinh lý của nam giới. Các vấn đề như bất lực, yếu dương, hay đau lưng mỏi gối có thể được cải thiện nhờ vào các hoạt chất dinh dưỡng có trong thịt dê. Với khả năng bổ thận tráng dương, thịt dê mang đến cho phái mạnh nguồn năng lượng dồi dào và bảo vệ sức khỏe sinh lý, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hỗ trợ hệ tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thịt dê được chứng minh có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và ổn định nhịp tim. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc thường xuyên tiêu thụ thịt dê giúp giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch nhờ vào hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn so với các loại thịt đỏ khác. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phòng ngừa thiếu máu

Thịt dê còn là nguồn cung cấp sắt dồi dào, một khoáng chất cực kỳ quan trọng cho cơ thể. Chỉ với 100 gram thịt dê, bạn đã có thể cung cấp tới 3 mg sắt cho cơ thể. Thịt dê là lựa chọn lý tưởng cho các mẹ bầu, giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc bổ sung thịt dê vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cần thiết để giúp cơ thể duy trì sức khỏe và năng lượng.

Giảm đau bụng kinh, đẹp da

Trong Đông y, thịt dê có tác dụng bổ máu, ôn kinh, rất hữu ích cho những người phụ nữ gặp phải các vấn đề về thiếu máu, đặc biệt là sau sinh. Khi cơ thể suy yếu và cần hồi phục, thịt dê giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ điều trị chứng đau bụng do lạnh hay các rối loạn khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, sắt trong thịt dê hỗ trợ sự phát triển của tế bào máu và giúp điều hòa kinh nguyệt một cách hiệu quả. Hơn nữa, thịt dê chứa nhiều vitamin B12, giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp và ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lão hóa da. Sử dụng thịt dê trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp cho làn da trở nên sáng khỏe, mịn màng và đầy sức sống.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng và lo ngại việc tiêu thụ thịt có thể làm tăng cân, thịt dê là một giải pháp tuyệt vời. Với hàm lượng protein cao, thịt dê giúp ức chế cơn đói và mang lại cảm giác no lâu. Bên cạnh đó, thịt dê chứa rất ít chất béo so với các loại thịt đỏ khác, cho phép bạn thoải mái thêm vào thực đơn giảm cân mà không phải lo ngại về việc tăng cân. Đây là một món ăn lý tưởng cho những ai muốn giảm cân nhưng vẫn muốn duy trì một chế độ ăn uống phong phú.

Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong y học cổ truyền
Thịt dê là thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao. Ảnh internet

Các vị dược liệu từ dê

Không chỉ là món ăn dinh dưỡng, trong Đông y, các bộ phận từ con dê đều có thể điều chế thành dạng dược liệu bổ hoặc thuốc chữa bệnh đem đến nhiều giá trị cho sức khỏe.

Thịt dê (Dương nhục)

Thịt dê có tác dụng tốt trong việc bổ hư lao, tráng dương đạo, ấm trung tiêu, ích khí huyết, ấm thận,...

Theo Thập tế: bổ có thể trị hư nhược, dương nhục, nhân sâm đều là những thứ để bổ. Nhân sâm bổ khí, dương nhục bổ hình, đều bổ huyết hư do dương sinh thì âm trưởng. Chứng hư lao, thận dương hư. tự hãn, khí huyết hư tổn có thể thêm dê vào thực đơn mỗi ngày để trị bệnh.

Có thể ăn thịt dê tái gừng, tỏi, hành và hẹ. Có công dụng làm ấm đan điền và tiêu thực giúp lục phủ ngũ tạng điều hoà khí huyết.

Gan dê (Dương can)

Gan dê có vị đắng, tính lạnh, có công dụng bổ huyết, ích can và làm sáng mắt. Gan dê thường được dùng để trị các chứng bệnh sau:

Can phong hư nhiệt: mắt có màng đỏ, mắt bị mờ khi hạ sốt. Có thể luộc hoặc hấp 40-50g gan dê ăn mỗi ngày.

Can huyết hư: suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, suy giảm thị lực. Dùng 150g gan dê thái miếng nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày.

Mật dê (Dương đởm)

Mật dê có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng giảm viêm, minh mục (trị chứng đau mỏi mắt). Mật dê dùng trị các chứng bệnh liên quan đến mắt như:

Trị viêm bờ mi: Vào tháng Chạp lấy mật dê, bọc túi giấy để trong lồng treo dưới thềm, đợi sương xuống sau đó quét lên mắt.

Có thể dùng mật dê để xoa bóp, bôi quanh các vết bầm tụ máu do bị thương.

Thận dê (Dương thận)

Thận dê vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận khí, ích tinh sinh tuỷ. Thận dê thường được dùng để trị các chứng bệnh sau:

Liệt dương, xuất tinh sớm: Thận dê một đôi, kết hợp với các vị thảo dược: thục địa 10g, nhục thung dung 12g, kỷ tử 10g, ba kích 8g. Làm sạch thận dê, thái miếng, hầm kỹ với các vị thảo dược trên, thêm gia vị và dùng nóng.

Trị chứng đau lưng: Hầm thận dê với đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiểu hồi 3g và 3 lát gừng tươi, nêm gia vị vừa ăn, dùng 2 lần/ ngày.

Trị ù tai, liệt dương, di tinh: thận dê 1 quả, thịt dê 100g, kỷ tử 30g, gạo tẻ 30g, thêm 1 nắm nhỏ gạo nếp, nấu thành cháo và nêm gia vị theo khẩu vị, chia thành nhiều phần ăn trong ngày.

Tinh hoàn dê (Dương thạch tử)

Tinh hoàn dê có vị ngọt mặn, có tác dụng tốt giúp bổ thận tráng dương, ích tinh. Tinh hoàn dê dùng để trị các chứng bệnh sau:

Trị chứng đau lưng, tiểu đường: Dùng tinh hoàn dê nấu cháo ăn hàng ngày.

Chữa liệt dương: Chuẩn bị một đôi tinh hoàn dê kết hợp với nhung hươu 3g, ngâm với 500ml rượu trắng dùng trong nửa tháng. Mỗi ngày uống 15-20ml.

Sữa dê (Dương nhũ)

Sữa dê có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ phế thận hư, nhuận vị, nhuận táo. Sữa dê được ứng dụng như sau:

Trị chứng phản vị tiêu khát, vết thương do nhện cắn, miệng lưỡi sưng lở,...

Dùng sữa dê để tắm trắng và làm mịn da.

Ngoài ra, các bộ phận khác của dê như dạ dày (Dương đỗ) hay sừng dê (Dương giác) cũng được ứng dụng để trị chứng tỳ vị hư hàn, chứng can uất phản vị,....

Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong y học cổ truyền
Hàm lượng sắt và axit béo omega-3 cao khiến thịt dê trở thành thực phẩm tuyệt vời. Ảnh internet

Những lưu ý khi sử dụng thịt dê

Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cần lưu ý đến các vấn đề sau:

Không ăn quá nhiều: Thịt dê có tính nóng, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu bị nóng trong, lở miệng, nhiệt miệng, đau mắt đỏ,...không nên ăn thịt dê.

Không ăn thịt dê cùng bí đỏ: Bí đỏ và thịt dê cùng có tính nóng, khi kết hợp hai thực phẩm này cùng nhau sẽ sinh nhiệt dễ gây nóng trong. Một số thực phẩm khác có tính nóng không nên ăn cùng thịt dê cần lưu ý như: tiêu, tỏi, ớt, đinh hương,...

Không ăn thịt dê với giấm chua: Thịt dê có tác dụng giữ ấm cơ thể, kết hợp với giấm chua sẽ làm giảm đi tác dụng này.

Không uống trà sau khi ăn thịt dê: Trong trà xanh có thành phần axit tannic còn trong thịt dê chứa nhiều protein, kết hợp 2 thực phẩm này có thể gây ra táo bón. Tình trạng này kéo dài khiến các chất thải cùng độc tố bị hấp thụ ngược vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

Thịt dê có giá trị dinh dưỡng cao lại có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lựa chọn nguồn thịt dê không bảo đảm chất lượng hoặc không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm./.

Kim Ánh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Điều gì giúp cụ bà 98 tuổi ở Nghệ An sống sót sau ca bỏng nặng?

Điều gì giúp cụ bà 98 tuổi ở Nghệ An sống sót sau ca bỏng nặng?

(SKV) - Bị bỏng nước sôi toàn thân và được bệnh viện trả về trong tình trạng nguy kịch, cụ Đinh Thị Hoe (98 tuổi, Nghệ An) tưởng chừng không còn hy vọng. Tuy nhiên, nhờ sự giới thiệu sản phẩm Smart A từ một người quen và sự kiên trì của gia đình, cụ đã hồi phục kỳ diệu. Trong bài phỏng vấn dưới đây, chị Nguyễn Thị Hoa, cháu ngoại của cụ Hoe, chia sẻ về quá trình khó khăn nhưng đầy hy vọng khi sử dụng Smart A, giúp cụ sống lại từ "bờ vực sinh tử".
Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế

Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế

Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế.
Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

SKV - Ngày 28/10 tại Hà Nội, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y tế Công cộng tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) với chủ đề: “Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững”.

Các tin khác

Quy định các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

Quy định các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
TP HCM đề xuất tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi

TP HCM đề xuất tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Sở Y tế TP HCM cho biết đã có văn bản đề xuất với Bộ Y tế về việc tiêm tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
Quảng Ninh: Bắt giữ 900kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Bắt giữ 900kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 29/10, CBCS Đồn Biên phòng Pò Hèn và Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) đã phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển gần 01 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc.
Cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư thực quản

Cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư thực quản

Chiều 30/10, Bệnh viện K (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo khoa học “Những tiến bộ của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị ung thư thực quản”, với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ung thư thực quản của quốc tế và đến từ các bệnh viện tuyến trung ương của Việt Nam.
Kon Tum: Kết quả chấm Giải Búa liềm vàng năm 2024 về xây dựng Đảng.

Kon Tum: Kết quả chấm Giải Búa liềm vàng năm 2024 về xây dựng Đảng.

SKV- Sáng ngày 30/10, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng ( giải Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024 tổ chức cuộc họp xem xét kết quả chấm giải Búa liềm vàng năm 2024. Đồng chí A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì cuộc họp.
Đắk Lắk: Thành phố Buôn Mê Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Mê Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

SKV- Sáng 30-10, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1193 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột.
Gia Lai: Tập huấn giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ người bệnh

Gia Lai: Tập huấn giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ người bệnh

SKV - Ngày 25/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã tổ chức lớp tập huấn “giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ hướng đến sự hài lòng người bệnh”.
Thừa Thiên Huế triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

Thừa Thiên Huế triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 400/KH-UBND về việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh

Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh

Mới đây, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn 1724/KCB-NV đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh.
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu

Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu

Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ Hai, năm 2024 (Vietramed Expo) sẽ được tổ chức từ ngày 21-23/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động