Mới nhất Đọc nhiều

THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI RA SAO DO ẢNH HƯỞNG ĐẠI DỊCH COVID-19

Thế giới đương đại đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ như là kết quả hội tụ của một loạt nhân tố khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô, cả trong khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội và địa chính trị…, cũng như do biến đổi khí hậu, môi trường toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới toàn cầu, gây nhiều hệ lụy tiêu cực cho mỗi nước, đồng thời, làm biến đổi thế giới với những xu hướng mới, đòi hỏi cần được nhận diện và thích ứng cả ở cấp vĩ mô và vi mô, hiện tại và tương lai. Bài viết dưới đây góp phần nhận diện, phân tích một số xu hướng mới đó…

Bối cảnh chung và những xu thế mới của thế giới hiện nay

Thế giới đương đại đang ghi nhận những chuyển động rất phức tạp, tác động trực tiếp và gián tiếp tạo ra cả thời cơ và thách thức đến mỗi nước. Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn,tuy nhiên sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, dân tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính-tiền tệ, điện tử-viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển, nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có quan hệ ảnh hưởng nhiều với nước ta, có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về kinh tế-thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gay gắt. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Đồng thời, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang và sẽ tiếp diễn với quy mô và kết quả khác nhau giữa các nước và ngay trong từng nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau... Do sự tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau của các xu hướng đã nêu trên đây, toàn cảnh nền kinh tế thế giới tương lai sẽ là một bức tranh không cố định cả về mầu sắc và bố cục. Độ nhạy cảm và phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề và sự kiện trong và ngoài nước gia tăng. Các định chế khu vực và quốc tế ngày càng ảnh hưởng chi phối chính sách và định hướng sự phát triển của mỗi nước. Tuy nhiên, các siêu cường vẫn luôn gây ra những ảnh hưởng khu vực và toàn cầu. Những thành công và cả sự đổ vỡ sẽ ra tăng về qui mô và tốc độ trong môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế vừa đầy tính cạnh tranh, vừa đề cao sự hợp tác. Quá trình cơ cấu lại nhanh và hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế trên cơ sở các công nghệ mới về chất đang và sẽ là động lực chủ yếu quy định sự phát triển và bộ mặt nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới tương lai. Tóm lại, thế giới mới đang định hình, đòi hỏi tư duy mới thích ứng về bàn tay quản lý của Nhà nước trong khi thực hiện các nguyên tắc kinh tế thị trường, tránh các cực đoan, phiến diện trong nhận thức, tăng cường sự phối hợp đồng bộ các công cụ và cấp độ quản lý, giám sát chặt chẽ và chủ động xử trí kịp thời các các tác động mặt trái của chính sách lựa chọn trong thực tiễn bằng hợp lực của sức mạnh tổ chức và tài chính trong và ngoài nước, với vai trò trung tâm là Nhà nước…

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với thế giới

Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện và các giải pháp chống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới trong năm 2020 đã làm xáo trộn hoạt động, sinh hoạt của người dân trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn về người, làm ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ phát triển kinh tế thế giới, nhiều người dân bị mất việc làm gây ra những vấn đề liên quan an sinh xã hội. Đặc biệt, thế giới đang và sẽ tiếp tục ghi nhận những xu hướng mới ngày càng đậm nét gắn với dịch Coid -19, nổi bật là:

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 còn kéo dài WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 còn kéo dài

Ảnh minh họa/https://suckhoeviet.org.vn

Thúc đẩy cơ cấu lại các chuỗi cung ứng và lao động

Thế giới dường như đang được phân thành thời kỳ trước Covid-19 và hậu Covid19, và sẽ rất khác sau đại dịch Covid 19. Đại dịch Covid-19 kéo dài và nhiều bộc phát khó lường, chưa rõ nguyên nhân, chưa có thuốc đặc trị chinh thức, chưa rõ thời gian và triển vọng kết thúc… tiếp tục gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đưa tác hại toàn diện cho trên 205 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn thế giới, cả kinh tế và xã hội, cấp vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài…do những biện pháp không tưởng nhất đã, đang và sẽ còn áp dụng, nhất là giãn cách/cách ly xã hội và đóng cửa biên giới quốc gia. Thế giới đang đối diện cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái giữa những năm 1930 và không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trước đây. Dịch bệnh khiến nền kinh tế toàn cầu bị giảm giảm cả tổng cầu và tổng cung xã hội, làm chậm nhịp độ tăng trưởng, làm gián đoạn và đứt ngãy các chuỗi cung ứng toàn cầu lâu hơn dự kiến; cũng như làm tăng khó khăn cho các chính phủ trước các áp lực lạm phát, nợ xấu, nợ công và đảm bảo an sinh xã hội ở hầu hết các quốc gia, cả nước phát triển, cũng như kém phát triển nhất thế giới. Trong giai đoạn 2020-2022, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với mức mất thu nhập lũy kế khoảng 13 nghìn tỷ USD. Nếu nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng như vào đầu những năm 2000 (khoảng 3,5% mỗi năm) thì phải đến năm 2030 mới có lấy lại mức trước đại dịch. Theo IMF, năm 2020, GDP toàn cầu tăng trưởng âm 4,2-4,4%; Thương mại toàn cầu giảm hơn 10%; Vốn FDI đã giảm khoảng 40%; “đốt” 41% tài chính, tương đương 157 tỷ USD giá trị vốn hóa của 116 hãng hàng không niêm yết trên toàn thế giới. Nợ công thế giới tăng vọt, hiện lên hơn 103% GDP toàn cầu; dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 là 5,9% và năm 2022 là 4,9%. Đại dịch Covid-19 đã khoáy sâu sự mong manh tiềm tàng của chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến dòng FDI toàn cầu ước giảm từ 30 -40% trong giai đoạn 2020-2021 có liên quan rất chặt chẽ đến việc gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do hậu quả của đại dịch, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến dịch vụ hàng không, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, cũng như các ngành sản xuất và lĩnh vực năng lượng. Đại dịch còn thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế giới theo hướng coi trọng hơn thị trường và củng cố các chuỗi cung ứng trong mỗi nước; tái định hình và dịch chuyển một số chuỗi sản xuất quốc tế trở lại chính quốc hoặc rời khỏi những vùng bị dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài; thúc đẩy chuyển đổi số trong cả quản lý và sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối và các hoạt động xã hội truyền thống khác. Hoạt động thương mại điện tử, làm việc, hội họp, học tập, tư vấn và kể cả vui chơi giải trí từ xa… ngày càng trở nên phổ biến. Dịch bênh và quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng đe dọa và làm đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, giảm việc làm, giảm thu nhập, tăng thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo đói trên toàn cầu nói chung và khu vực các nước đang phát triển nói riêng. Ước tính của ILO cho thấy tỷ lệ việc làm trên dân số toàn cầu giảm từ 57,6% năm 2019 xuống 54,9% năm 2020; Giờ làm việc ở các nước đều suy giảm trong năm 2020-2021 và quá trình phục hồi không chắc chắn, không đồng đều giữa các ngành và nền kinh tế là một vấn đề đáng lo ngại cho các nhóm lao động thế giới. Vì vậy, nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng giữa các giới, nhóm tuổi và các thành phần trong xã hội (nhất là đối với nhóm lao động có kỹ năng thấp và thanh niên) là kịch bản chung của kinh tế thế giới tới đây. Riêng năm 2021, thế giới đã có thêm khoảng 65-75 triệu người thất nghiệp và rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực. Theo IMF, các nước có thu nhập thấp cần thêm 250 tỷ USD để chống dịch và giành lại mức tăng trưởng kinh tế trước khi bùng phát dịch. Đồng thời, các nước đang phát triển sẽ còn đối diện với thách thức " bất cân bằng lớn về vaccine", khiến 96% dân số chưa được tiêm phòng, dẫn đến tăng trưởng thấp hơn trong thời gian dài, nghèo đói gia tăng và nguy cơ lạm phát tăng vọt. Dịch Covid-19 không chỉ đã cướp đi hơn 5 triệu sinh mạng, mà còn gây di hại lâu dài về sức khỏe thể chất và tâm thần của hàng trăm triệu người, cả lãnh đạo quốc gia, tổng thống, quốc vương, người giàu -nghèo, người cao tuổi hay trẻ em, cá nhân và cộng đồng; đồng thời, khiến ước mong quay trở lại cuộc sống bình thường của người dân trở nên xa xôi hơn bao giờ hết.

Ảnh minh họa/https://suckhoeviet.org.vn

Thúc đẩy kinh tế số, doanh nghiệp số, chính phủ số và xã hội số

Đại dịch Covid-19 đã khiến các căng thẳng thương mại được xoa dịu hơn trong ngắn hạn, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho các quốc gia biết nắm bắt cơ hội… Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến lưu lượng truy cập Internet, vì hầu hết các hoạt động ngày càng diễn ra trực tuyến. Trong bối cảnh đó, băng thông Internet toàn cầu đã tăng 35% vào năm 2020, mức tăng lớn nhất trong một năm kể từ năm 2013. Người ta ước tính rằng khoảng 80% lưu lượng truy cập Internet liên quan đến video, mạng xã hội và chơi game. Lưu lượng dữ liệu toàn cầu hàng tháng dự kiến sẽ tăng từ 230 exabyte vào năm 2020 lên 780 exabyte vào năm 2026. Năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của nền kinh tế số, thể hiện qua lượng dữ liệu cực lớn được luân chuyển trên hệ thống internet. Một dự báo cho rằng lưu lượng truy cập Giao thức Internet (IP) toàn cầu vào năm 2022 - trong nước và quốc tế - sẽ vượt tất cả lưu lượng Internet năm 2016. Quy mô của thị trường IoT toàn cầu là 308,97 tỷ USD vào năm 2020. Thị trường dự kiến sẽ tăng từ 381,30 tỷ USD vào năm 2021 và lên 1,85 nghìn tỷ USD vào năm 2028, và tăng trưởng hàng năm sẽ là 25,4% trong giai đoạn 2021–2028. Chi tiêu trên toàn thế giới cho IoT đã bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, mặc dù dự kiến sẽ quay trở lại mức tăng trưởng hai con số trong trung và dài hạn, đạt mức hàng năm tốc độ tăng trưởng 11,3%. Trung Quốc, Mỹ và Tây Âu sẽ chiếm khoảng 3/4 tổng chi tiêu cho IoT. Mặc dù ban đầu ba khu vực sẽ có tổng chi tiêu tương tự nhau, nhưng chi tiêu của Trung Quốc sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn hai khu vực còn lại - tốc độ tăng trưởng hàng năm là 13,4%, so với 9,0% và 11,4% - khiến nước này trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư IoT. Tăng trưởng chi tiêu IoT hàng năm nhanh nhất sẽ là ở Trung Đông và Bắc Phi (19,0%), Trung và Đông Âu (17,6%) và Mỹ Latinh (15,8%). Đông Nam Á là một trong những thị trường internet phát triển nhanh nhất thế giới, do dân số trẻ, tốc độ sử dụng điện thoại thông minh và tốc độ đô thị hóa nhanh, cũng như tầng lớp trung lưu đang phát triển. Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á được dự báo sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, sau khi đã có thêm 60 triệu người dùng internet mới kể từ khi bắt đầu xảy ra đại Covid-19, nâng tổng số lên 440 triệu người đang sử dụng internet, với hàng chục triệu người tham gia mua sắm trực tuyến và giao hàng thực phẩm… Ngành công nghiệp trực tuyến ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng từ GMV ước tính khoảng 174 tỷ USD vào cuối năm 2021 lên 360 tỷ USD vào năm 2025 và 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng trong thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm, khi người tiêu dùng ở nhà chuyển sang sử dụng Internet. 2.3. Thúc đẩy năng lực thể chế quốc gia và quốc tế phòng chống dịch bệnh Các chính phủ trên thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều chia rẽ trong cách tiếp cận và đối phó, khả năng thích ứng với đại dịch Covid-19; đồng thời, các lựa chọn chính sách đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, với các thách thức đa chiều, như việc làm thấp, lạm phát gia tăng, nợ công tăng mạnh, mất an ninh lương thực, sự thụt lùi trong tích lũy vốn lao động và biến đổi khí hậu. Đại dịch cho thấy không có ngoại lệ đổ vỡ và khủng hoảng cho bất kỳ mô hình kinh doanh và nhà nước nào, kể cả các đại gia và cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới; nền kinh tế toàn cầu siêu kết nối ngày nay, được đặc trưng bởi các liên kết thương mại sâu rộng, đã khiến thế giới dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc và cuộc tấn công từ thiên nhiên. Thương mại có thể làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của các quốc gia và khả năng tiếp xúc với các mối nguy, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền các mối nguy đó thông qua các liên kết kinh tế, tài chính, vận tải và kỹ thuật số. Đồng thời, thương mại, với tư cách là động lực chính của năng suất và tăng trưởng kinh tế, giúp các quốc gia tạo ra các nguồn lực cần thiết để ngăn ngừa rủi ro và chuẩn bị, đối phó và phục hồi sau các cú sốc. Đồng thời, thế giới ngày nay đang đặt ra yêu cầu yêu cầu phối hợp hài hoà, sử dụng đồng thời giữa Nhà nước và Thị trường trong một mô hình Nhà nước kiểu mới, với sự coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách, sự hợp tác toàn cầu nhiều hơn, nhằm đa dạng hoá và phối hợp hiệu quả các nguồn lực, tăng cường dự báo, thông tin, giữ vững lòng tin, hài hòa lợi ích, tránh cực đoan trong nhận thức và hành động vượt qua khủng hoảng... Các biện pháp giảm thiểu rủi ro và chính sách ứng phó ở một quốc gia có thể có. Nhưng trong trường hợp không có sự phối hợp hợp lý toàn cầu, việc áp dụng các chính sách đó có thể sẽ kém tối ưu. Hợp tác cũng có thể giúp hạn chế việc sử dụng các chính sách có thể có tác động lan tỏa tiêu cực đối với các đối tác thương mại, chẳng hạn như hạn chế xuất khẩu hoặc trợ cấp. Đại dịch cũng khiến thế giới trở lên chật hẹp hơn, gia tăng sự tùy thuộc, kết nối chặt chẽ và tác động lan tỏa hơn giữa các quốc gia có. Mỗi nước, cộng đồng và cá nhân đều có trải nghiệm sâu sắc tăng cảm thông nhau hơn khi hiểu rằng, không một ai, không một quốc gia nào được an toàn, khi cộng đồng và các nước khác chưa an toàn. Dịch bệnh tạo áp lực và động lực thúc đẩy các nỗ lực xây dựng, củng cố vững chắc, phối hợp thường xuyên hơn các thể chế và các nguồn lực quốc gia và quốc tế, để tăng năng lực chống chịu, dự báo, phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu kịp thời và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Kết luận Thế giới đang biến đổi không ngừng, làm mất đi những lợi thế cũ, đặt ra những thách thức và cơ hội mới, mà ai biết trước được tương lai, thích ứng tốt với chúng thì người đó sẽ chiến thắng. Bối cảnh mới đòi hỏi mỗi quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân cần luôn tỉnh táo nhìn nhận đúng và sớm các yêu cầu mới và chủ động xây dựng các kịch bản, đưa ra các quyết định điều chỉnh nhận thức, năng lực và hành động của mình phù hợp và đáp ứng tốt nhất các xu hướng và yêu cầu mới để thích ứng thành công và tiếp tục phát triển bèn vững.../.

Tài liệu tham khảo:

1/.https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/cuocsong-ra-sao-sau-ai-dich-covid-19-

2/.https://tuoitre.vn/dien-dan-kinh-te-the-gioi-davos-huong-toi-the-gioi-hau-covid19-20220119000916315.htm;

3/.http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/du-bao-trat-tu-the-gioi-trong-ky-nguyen-hau-covid19/18323.html;

4. Bài viết này được trích từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia năm 2022 “Chính sách tài chính nhằm phục hồi và phát triển kinh tế xã hội” do Trường ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh, Bộ Tài chính tổ chức

ThS.Nguyễn Trần Minh Trí - Viện KT&CTTG - Viện HLKHXHVN
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân nữ 71 tuổi, ở Hưng Yên nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, đau đầu.
Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21.7.1954 - 21.7.2024) đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của Nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giải phóng miền Bắc nước ta, tạo điều kiện xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, vững mạnh cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Cùng chuyên mục

Báo động mới của WHO

Báo động mới của WHO

Một báo cáo được chi nhánh châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO châu Âu) công bố hôm 25-4 cho thấy một bức tranh đáng lo ngại về việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử của thiếu niên.
Sau COVID-19, WHO định nghĩa bệnh lây lan "qua không khí"

Sau COVID-19, WHO định nghĩa bệnh lây lan "qua không khí"

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và khoảng 500 chuyên gia lần đầu tiên đã thống nhất về ý nghĩa của việc một căn bệnh lây lan qua không khí.
WHO phát hiện thành phần gây tử vong trong siro ho lưu hành ở nhiều quốc gia

WHO phát hiện thành phần gây tử vong trong siro ho lưu hành ở nhiều quốc gia

Hàng trăm trẻ em đã tử vong kể từ cuối năm 2022, do sử dụng siro ho nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG).
CDC Mỹ điều tra nhiều trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm botox

CDC Mỹ điều tra nhiều trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm botox

Đến ngày 15-4, CDC Mỹ đã tiếp nhận 19 báo cáo về các trường hợp ở 9 bang, có phản ứng nghiêm trọng sau khi được tiêm botox giả hoặc tiêm ở các địa điểm không chuyên.
Số người mắc bệnh ung thư có thể lên đến 35 triệu vào năm 2050

Số người mắc bệnh ung thư có thể lên đến 35 triệu vào năm 2050

Một báo cáo mới cảnh báo rằng số người mắc bệnh ung thư trên toàn cầu có thể tăng 77% vào năm 2050 trong bối cảnh dân số thế giới già đi.
Thế giới có vaccine viêm màng não mới

Thế giới có vaccine viêm màng não mới

Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine mới ngừa viêm màng não.

Các tin khác

Lo ngại bệnh truyền nhiễm bùng phát dịch lớn

Lo ngại bệnh truyền nhiễm bùng phát dịch lớn

Đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong bối cảnh chung của thế giới, tại nước ta, một số bệnh có vắc xin phòng bệnh ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Campuchia ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Campuchia ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 7/4, Bộ Y tế Campuchia công bố ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca mắc bệnh này lên 17 trường hợp.
Ấn Độ ra mắt liệu pháp điều trị ung thư giá thấp

Ấn Độ ra mắt liệu pháp điều trị ung thư giá thấp

Ấn Độ đã cho ra mắt một liệu pháp điều trị bệnh ung thư dựa trên gene, được cho là sẽ giúp chữa khỏi các loại ung thư khác nhau và giảm đáng kể...
Singapore đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Singapore đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại trong năm 2024 khi số ca mắc căn bệnh truyền nhiễm này tăng mạnh...
Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh ở châu Mỹ, báo động mùa dịch tồi tệ có thể xảy ra

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh ở châu Mỹ, báo động mùa dịch tồi tệ có thể xảy ra

Số ca mắc sốt xuất huyết ở châu Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng gấp 3 lần số trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo trong cùng kỳ năm 2023.
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/3 đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus Corona (CoViNet).
Loại bỏ virus HIV khỏi tế bào: Bước tiến trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ

Loại bỏ virus HIV khỏi tế bào: Bước tiến trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ

Mới đây, các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công việc loại bỏ virus HIV khỏi tế bào.
Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Sử dụng công nghệ tương tự tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, các nhà khoa học Anh đang phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới ngăn chặn ung thư phổi.
Béo phì - mối đe dọa bệnh tật nguy hiểm hơn cả nạn đói

Béo phì - mối đe dọa bệnh tật nguy hiểm hơn cả nạn đói

Với hơn 1 tỷ người mắc bệnh trên toàn thế giới, béo phì hiện được coi là nguy hiểm đối với sức khỏe trên toàn cầu hơn là nạn đói.
Ấn Độ ra mắt vaccine ngừa ung thư cổ tử cung giá rẻ

Ấn Độ ra mắt vaccine ngừa ung thư cổ tử cung giá rẻ

Ấn Độ đã sản xuất thành công vaccine ngừa virus HPV với giá cả phải chăng, sau gần 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động