Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn
| |
Khu di tích Đền Xưa ( Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương) nơi thờ Danh Y- Thiền sư Tuệ Tĩnh |
Sáng 23/3/2024, Tại khu di tích lịch sử Đền Xưa ( Xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ Đại danh y- Thiền sư Tuệ Tĩnh nhân kỷ niệm 624 năm ngày mất của ông.
Tham dự Lễ dâng hương có: TTND.GS.TS Trương Việt Bình- Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam; các ông: PGS.TS Hồ Bá Do, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, PGS.TS Đoàn Quốc Huy- Phó Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam cùng đại diện Ban thường vụ, Ban chấp hành, các Chi hội thuộc Hội Nam Y Việt Nam và đông đảo người dân trong vùng.
Lãnh đạo Hội Nam Y Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Danh Y- Thiền sư Tuệ Tĩnh |
Danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu có pháp danh là Tuệ Tĩnh, biệt hiệu Thận Trai hay Tráng Tử Vô Dật (người khờ không thích ăn không ngồi rồi). Sinh năm 1343, thời vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), tại làng Nghĩa Phú, Tổng Văn Thái, Phủ Thượng Hồng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Lúc lên 6 tuổi, mồ côi cha mẹ, ở với nhà sư chùa Hải Triều, xã Hải Triều (tức chùa Giám ngày nay), được nhà sư cho ăn học ở chùa Keo (Thái Bình). Khoa thi năm Giáp Dần (1374), niên hiệu Long Khánh (Trần Duệ Tông), ông đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ tức Hoàng Giáp. Ông là một nhà sư thông minh lỗi lạc, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa thuộc Hạc Giao Thủy và Hạc Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương để tu hành, theo nghề làm thuốc.
Tuệ Tĩnh - một thầy thuốc Việt - thuần Việt
Tuệ Tĩnh gây phong trào trồng thuốc tự túc ở vườn chùa, vườn đền, ở gia đình và viết sách thuốc để phổ biến, dạy cho dân chúng dùng thuốc nam để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân nghèo khổ. Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu những cây cỏ ở Việt Nam viết thành sách thuốc với ý nghĩa các bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian, đã thu hái các kinh nghiệm trị bệnh của Trung y, nên đã xây dựng được một sự nghiệp y dược có tính chất dân tộc, đại chúng và sáng tạo trong một thời kỳ mà thuốc bắc đang thịnh hành. Tại Đền Bia làng Văn Thái có câu: “Hoàng Giáp phương danh đằng Bắc địa, thánh sự diệu dược chấn Nam bang”, tạm dịch: “Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng Trung Quốc, chữa bệnh thần diệu tài quán ở Nam bang”. Ông rất được nhân dân tín nhiệm và quý trọng. Lúc đã ngoài 50 tuổi, phụng mệnh vua, ông đi sứ sang Trung Quốc. Tương truyền, ông đã chữa hết bệnh sản hậu cho Tống Dương Phi, vợ vua Nhà Minh nên được nhà Minh phong hiệu là “Đại y thiền sư”, bị giữ lại làm việc tại Thái y viện và mất bên đó. Sau đó ở các chùa Giám, đền Thánh thuốc nam (ở làng Nghĩa Phú) và đền Trung (ở làng Văn Thái) đều lập đền thờ Tuệ Tĩnh.
Ông đã để lại nhiều cuốn sách và những lời dạy quý báu về: Y lý, Y đức, những phương pháp phòng và chữa bệnh cho nhiều thế hệ thầy thuốc hôm nay. Những tác phẩm nổi tiếng như: “Dược tính chỉ nam”, “Thập Tam phương gia giảm”, “Hồng Nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thần hiệu” là một di sản văn hóa, một kho tàng y học to lớn.
Về Y lý: Tuệ Tĩnh không câu nệ trong việc sử dụng thuốc nam, bắc. Ông chủ trương “Nam dược trị Nam nhân”, ông nêu lên biện chứng khái quát về dược lý, hướng điều trị của 630 vị thuốc để chữa về ngoại cảm lục dâm, về nội thương do thất tình, do ăn uống, do phòng dục, do lao lực, về bệnh bên trong như: trúng độc, uất khí, đờm, hỏa tích,….. Tuệ Tĩnh nhận định: Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh thiên về thấp nhiệt, đàm hỏa và thường thì chính khí hư yếu. Do đó, phép chữa: thanh nhiệt, trừ thấp, tả hỏa, hóa đàm, công bổ kiêm thi.
Về Y đức: thương dân bệnh tật chết chóc, lo giữ nước vững bền, trước phải tìm thuốc chữa bệnh ở cây cỏ quanh mình, phổ biến một cách rộng rãi cho dân chúng biết và sử dụng…
Tuệ Tĩnh- Một nhà văn Việt Nam
Lâu nay người ta khẳng định Tuệ Tĩnh là ông Thánh thuốc Nam, danh tiếng Tuệ Tĩnh không chỉ được biết đến ở Việt Nam, mà tiếng tăm ông đã đồn khắp Trung Quốc thời đó và còn được vua nhà Minh phong là Đại Y Thiền Sư, được mời vào Thái y viện, chức Y tư cửu phẩm khi chữa cho vợ vua Minh khỏi bệnh sản hậu mà các thầy thuốc Trung Hoa bó tay! Ít ai cho rằng Tuệ Tĩnh còn là một nhà văn Việt Nam. Nhưng thực tế thì Tuệ Tĩnh xứng đáng được khẳng định là một nhà văn Việt Nam của 700 năm trước.
Ông là nhà văn Việt Nam trước hết là bởi các tác phẩm của ông, rất nhiều tác phẩm được viết bằng chữ Nôm. Chúng ta biết, ở thế kỷ 14 chữ Hán đang rất được sùng thịnh, chữ Nôm nhiều khi bị xem là “nôm na mách qué”, thế mà các bản thảo của Tuệ Tĩnh như bộ Hồng nghĩa giác tư y thư được biên soạn bằng quốc âm, trong đó 500 vị thuốc Nam được viết bằng thơ Nôm hoặc Đường. Rồi bài Phú thuốc Nam 630 vị cũng bằng thơ Nôm.
Xin ghi vài dẫn chứng:
* Thang Đại hoàng gia vị:
Chủ táo phiền thấu thủy bất an
Thượng tiêu ứ huyết gian nan
Nuốt nước không xuống, xảy nên vậy là
Hoặc: * Thang Sài hồ bách hợp:
Chủ bệnh mới khỏi hay trầm hôn
Thất tình nói sảng bồn chồn
Bách hợp lao phục lẹ khôn dùng làm
Hoặc: * Thang Xung hòa khương hoạt:
Chữa xuân hè thu tiết phát đau
Ba đông xung đột bấy lâu
Khí nhiều sức mạnh chẳng âu việc vàn
Sang xuân phát bệnh chẳng an
Bởi xưa mao thuở đông hàn thiên phong
Nhức đầu rét dữ thiên ban
Mồ hôi không có hợp tan mà dùng,v.v.
“Đây là những hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu khi dùng một vài thang thuốc như đại hoàng, sài hồ hoặc gừng với một số chứng bệnh cụ thể”.
Tuệ Tĩnh đã dùng văn để diễn đạt một cách giản dị nhất, bằng một ngôn ngữ thuần Việt (phù hợp với hoàn cảnh lịch sử thời đó) nhằm tác động nhanh và chính xác đến đối tượng tiếp nhận. Văn chương như vậy rõ ràng đã đi sâu vào lòng người. Và như thế Tuệ Tĩnh đúng là một nhà văn Việt Nam, một nhà văn thuần Việt.
Tập thể ban lãnh đạo, CBNV Hội Nam Y Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại di tích |
Tuệ Tĩnh - một người Việt bị đày ải, xa quê hương vẫn thiết tha hướng về quê hương, Tổ quốc Việt Nam
Năm 55 tuổi (1385) danh tiếng Tuệ Tĩnh được nhà Minh biết đến vì thế ông bị đi cống ở Trung Quốc. Đấy là dưới triều vua Trần Dụ Tông. Thời này nhà Trần đã sa sút đánh mất hào khí dân tộc. Ông đã chữa khỏi bệnh cho vợ vua Minh và cái tài năng ấy đã khiến Trung Quốc không trả ông về bản quán?! Ông phải ở lại để phục vụ thiên triều! Và đó là những năm tháng bị giam lỏng cho đến hết đời! Cũng từ thời điểm này vị thần y Việt Nam đã hoàn toàn bị quên lãng.Tuệ Tĩnh cô đơn ôm một nỗi nhớ quê và ông mất ở nơi xa quê ấy, trước khi chết, ông có nhắn lại một câu “Ngày sau có ai người nước Nam qua đây xin đưa hài cốt tôi về với!”. Thật là một lời nhắn gửi đau buốt gan ruột! Lời nhắn gửi này cũng phải mất gần 300 năm sau, ông Nguyễn Danh Nho (Sầm Hiên 1638-1699) người xã Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng - cùng quê với Tuệ Tĩnh, trong đoàn sứ giả Việt Nam sang giao hảo với nhà Thanh mới ghé thăm được mộ Tuệ Tĩnh và cho in dập bia mộ Tuệ Tĩnh đem về Việt Nam lập đền thờ. Đó là Đền Bia ở Văn Thai với câu đối:
Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa
Thánh sư diệu dược trấn Nam bang
(Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng Trung Quốc
Chữa bệnh thần diệu tài quán Nam Bang)
Tuệ Tĩnh là thầy thuốc Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, nổi tiếng ở cả Việt Nam và Trung Quốc, chết ở Trung Hoa không có cơ hội cuối cùng nhìn lại mảnh đất quê hương nhưng một lòng một dạ gắn với quê hương. Tâm hồn của ông là tâm hồn Việt. Tài năng của ông là một tài năng Việt.
Tuệ Tĩnh đã được thờ ở Y miếu Thăng Long, ông được dựng tượng, được đặt tên đường ở nhiều thành phố như Hà Nội, Hải Dương, Huế (Thừa Thiên Huế), Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,v.v. Cốt cách của ông, ảnh hưởng của ông, những giá trị y dược mà ông để lại cho hậu thế cần phải được phát huy, cần phải được lan tỏa trong một không gian rộng hơn nữa. Thánh thuốc Nam Việt Nam, danh sư Tuệ Tĩnh, Nguyễn Bá Tĩnh xứng đáng được xem là một vĩ nhân văn hóa tầm quốc tế. Ba giá trị trên đây là ba giá trị của một nhân cách lớn. |
Cùng chuyên mục
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
10:00 | 12/11/2024 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
00:00 | 21/10/2024 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
00:00 | 12/10/2024 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
00:00 | 12/10/2024 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
15:00 | 06/10/2024 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
18:58 | 30/09/2024 Tin tức
Các tin khác
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
01:19 | 29/09/2024 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
19:40 | 16/09/2024 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
07:15 | 11/09/2024 Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
17:09 | 24/08/2024 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
19:29 | 21/08/2024 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
15:13 | 19/08/2024 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024
00:00 | 30/07/2024 Hoạt động hội
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT
14:46 | 21/07/2024 Hoạt động hội
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt
11:00 | 19/07/2024 Hoạt động hội
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
00:00 | 17/07/2024 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội