Mới nhất Đọc nhiều

Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Vaccine Covid-19 công nghệ mRNA phát triển trong nước đầu tiên mới đây đã được chính thức đưa vào sử dụng ở Trung Quốc.
Khai trương Trung tâm vaccine công nghệ mRNA đầu tiên của châu Phi

Các công dân ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc đã trở thành những người đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 mRNA do nhà sản xuất thuốc địa phương CSPC phát triển. Theo Nhật báo Hà Bắc, vaccine này được tiêm tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đào Viên của Thạch Gia Trang vào ngày 13/5.

Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Tiêm chủng Covid-19 ở Trung Quốc./suckhoeviet.org.vn

Theo Phương án tiêm chủng Covid-19 mới nhất do Cơ chế phối hợp phòng chống dịch của Quốc vụ viện Trung Quốc công bố, vaccine tiểu đơn vị protein có tên là SCTV01E do Sino Cell Tech phát triển và vaccine mRNA của CSPC được khuyến nghị ưu tiên sử dụng để tiêm liều tăng cường chủng ngừa Covid-19.

Được Cục Quản lý dược phẩm quốc gia phê duyệt đưa vào sử dụng khẩn cấp vào ngày 22/3, CSPC cho biết vaccine mRNA do công ty phát triển có tác dụng bảo vệ chéo tốt chống lại các biến thể của Omicron. Đây hiện là vaccine mRNA duy nhất được cấp phép sử dụng ở Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, ngày càng nhiều cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ trên mạng xã hội về việc bị mắc Covid-19 lần thứ hai trong những ngày gần đây. Trên nền tảng Sina Weibo giống như Twitter của Trung Quốc, một số người đã đăng ảnh về kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh Covid-19 dương tính, cho biết họ vẫn bị nghẹt mũi và ho, đồng thời không thể nếm được mọi thứ sau khi mắc bệnh lần hai, nhưng các triệu chứng nhẹ hơn so với lần đầu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, các biến thể Omicron đã trở thành chủng virus chính ở nước này. Hồi cuối tháng 4, chủng phụ XBB của Omicron đã chiếm 97,5% trong các trường hợp nhập cảnh vào Trung Quốc và 74,4% trong số các ca lây nhiễm tại địa phương.

Nhận định các nhóm nguy cơ cao có thể bị nhiễm lần thứ hai trong vòng 6 tháng sau lần nhiễm đầu tiên, phương án tiêm chủng của Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách giữa các lần tiêm từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, nhắm mục tiêu đến những người chưa tiêm vaccine Covid-19.

Số trẻ nhiễm RSV tăng cao, vượt Covid-19 và cúm ở Thượng Hải

Thời gian gần đây, các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) đang trở nên phổ biến ở trẻ em Thượng Hải, với tỷ lệ được chẩn đoán vượt qua Covid-19 và cúm, do hoạt động di chuyển của người dân tăng lên sau khi Trung Quốc hạ cấp quản lý Covid-19.

RSV, một loại virus gây ra các triệu chứng tương tự như Covid-19 và cúm, bao gồm sốt, ho, đau họng và đau cơ, gần đây đã khiến các bậc cha mẹ ở Thượng Hải lo lắng vì những khó chịu mà căn bệnh này gây ra cho con cái họ. Nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội về quá trình đấu tranh với căn bệnh này của con mình, trong đó một số trẻ ho nặng, hen suyễn và viêm phổi.

Theo bà Tào Thanh, Trưởng khoa truyền nhiễm thuộc Trung tâm y tế trẻ em của Viện y học Đại học Giao thông Thượng Hải, tỷ lệ trẻ em nhập viện do RSV đã vượt qua Covid-19 và cúm, với một nửa có triệu chứng thở khò khè. Trước đây phần lớn trẻ nhiễm RSV là dưới 2 tuổi, nhưng năm nay có cả trẻ từ 4-6 tuổi.

Bà giải thích, có thể sau khi trải qua dịch Covid-19, mọi người đã quen với việc đeo khẩu trang và cách ly tại nhà, điều này cũng giúp cắt đứt sự lây truyền của RSV. Khi đại dịch qua đi, lưu lượng người tăng lên, “khả năng miễn dịch sẵn có” trong cơ thể giảm sút, khiến tỷ lệ nhiễm RSV tăng cao.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý RSV là bệnh tự giới hạn, có thể xử lý bằng các biện pháp điều trị thông thường và trấn an cha mẹ trẻ không cần quá lo lắng.

Theo bà Tào Thanh, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng trẻ em, người già và người suy giảm hệ miễn dịch là nhóm có nguy cơ cao. Thời gian ủ bệnh thường từ 2-8 ngày sau khi nhiễm virus, giai đoạn đầu nhiễm bệnh, virus chủ yếu khu trú ở đường hô hấp trên với các biểu hiện lâm sàng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho và khàn tiếng. Hầu hết các triệu chứng ở trẻ nhiễm RSV tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Một số ít tiến triển thành nhiễm trùng đường hô hấp dưới với các biểu hiện chính như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Hiện chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này, mà mới chỉ điều trị triệu chứng.

Theo chuyên gia này, RSV có thể lây lan từ người bệnh có hoặc không có triệu chứng qua tiếp xúc hoặc ho, hắt hơi, nên bệnh thường bùng phát vào mùa Đông Xuân, tuy nhiên năm nay bùng phát mạnh vào tháng 4 do các biện pháp tự bảo vệ trước Covid-19 trước đó đã ngăn chặn sự lây lan của RSV./.

Nguồn: Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Bích Thuận/vov.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Cùng chuyên mục

Mỹ, Mexico hối thúc WHO ban bố tình trạng khẩn cấp mới

Mỹ, Mexico hối thúc WHO ban bố tình trạng khẩn cấp mới

Nhà chức trách Mỹ và Mexico hối thúc Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng sau một đợt bùng phát nấm liên quan đến hoạt động thẩm mỹ ở Mexico.
Mỹ: Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trong không gian

Mỹ: Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trong không gian

Các thí nghiệm sẽ kiểm tra xem một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình tái tạo của bệnh bạch cầu, ung thư vú và tế bào ung thư đại trực tràng trong không gian hay không?
Cột mốc quan trọng của WHO

Cột mốc quan trọng của WHO

Tình trạng dịch bệnh ngày càng phức tạp và gia tăng trên khắp thế giới trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), song cũng đặt tổ chức y tế đa phương lớn nhất hành tinh trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, các nước thành viên chủ chốt vừa phê duyệt ngân sách gần 7 tỷ USD để tiếp sức cho nỗ lực bảo vệ sức khỏe người dân của WHO.
WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân

WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân

Những sản phẩm ăn kiêng này không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài mà thay vào đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.
EU và Pfizer/BioNTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

EU và Pfizer/BioNTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện bệnh truyền nhiễm

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện bệnh truyền nhiễm

Hôm thứ Bảy (20/5), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt một mạng lưới toàn cầu để giúp nhanh chóng phát hiện mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm, như COVID-19, và chia sẻ thông tin để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

Các tin khác

Đại dịch của người nghèo

Đại dịch của người nghèo

Một tỷ người ở 43 quốc gia trên thế giới đã mắc bệnh tả, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, mặc dù các biện pháp ngăn ngừa dịch tả rất rõ ràng nhưng thế giới vẫn thiếu nguồn lực để đối phó với “đại dịch của người nghèo”.
Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2023 vào 31/5 tới sẽ là cơ hội để kêu gọi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang cây trồng bền vững.
CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát trở lại

CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát trở lại

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ có thể tái bùng phát vào cuối mùa Xuân và mùa Hè tới khi người dân tụ tập nhân dịp các lễ hội và các sự kiện khác.
WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

Trong một báo cáo ngày 19/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong hai năm đầu bùng phát, đại dịch COVID-19 đã cướp đi gần 337 triệu năm tuổi thọ của con người trên toàn thế giới.
Ấn Độ trước lợi thế và thách thức từ dân số

Ấn Độ trước lợi thế và thách thức từ dân số

Ấn Độ được dự báo sắp vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào giữa năm 2023.
WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới

WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới

Một nhóm cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng các mũi tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 chỉ nên nhắm mục tiêu vào những biến thể mới XBB hiện đang chiếm ưu thế.
Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Vaccine Covid-19 công nghệ mRNA phát triển trong nước đầu tiên mới đây đã được chính thức đưa vào sử dụng ở Trung Quốc.
Rượu và mãn kinh là tổ hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ

Rượu và mãn kinh là tổ hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ

Mãn kinh thường xuất hiện ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi. Nóng trong người, đổ mồ hôi về đêm, hay gặp phải các vấn đề liên quan tới giấc ngủ và tăng cân là những biểu hiện thường xuyên xuất hiện ở những phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh.
WHO chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ

WHO chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/5 tuyên bố, bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, sau hơn 1 năm duy trì cảnh báo cao đối với dịch bệnh này.
Khánh thành Bệnh viên Hữu nghị Lào-Việt tỉnh Xiangkhouang

Khánh thành Bệnh viên Hữu nghị Lào-Việt tỉnh Xiangkhouang

Sáng 17/5 diễn ra lễ khánh thành, đưa vào sử dụng dự án Bệnh viện Hữu nghị Lào-Việt Nam tỉnh Xiangkhouang, với tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng do Chính phủ Việt Nam dành tặng Chính phủ, nhân dân Lào.
Xem thêm
Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Ngày 20/05/2023, nằm trong chuỗi hội thảo sức khoẻ của Hội Nam y Việt Nam, tại Trường Tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội), Thầy thuốc Nhân dân (TTND), GS.TS Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã có những chia sẻ bổ ích về “Học thuyết nguyên nhân gây bệnh” với sự tham gia của rất nhiều hội viên
Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Sáng ngày 20/5/2023, tại Hội trường Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Chi Hội văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028.
Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chiều ngày 13 và sáng ngày 14/4/2023, TTND. GS. TS. Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã đến thăm và làm việc với Ban đại diện Hội tại thành phố Đà Nẵng và Chi hội Nam y Đà Nẵng, cùng đi có Lương y Đỗ Sơn Hà - Tổng thư ký, Lương y Nguyễn Văn Tài - Chánh Văn phòng Hội.
Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Lời tòa soạn: Với hơn 200 hội viên ở khắp mọi miền của tổ quốc, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động do Chi hội và Hội Nam y Việt Nam phát động. Sự nhiệt huyết của hội viên cộng với sự quan tâm, lãnh đạo sát sao từ lãnh đạo Chi hội đã đưa tập thể Chi hội
Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Sáng ngày 22/4, Hội thảo sức khoẻ với chủ đề “Hiểu và vận dụng học thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, dưỡng sinh, phòng bệnh, chống lão hoá và chữa bệnh” đã diễn ra tại Trường Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) với sự chủ trì của Thầy thuốc nhân dân, GS.TS.Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Phiên bản di động