Mới nhất Đọc nhiều

WHO khuyến cáo mới nhất về COVID-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
WHO đưa ra cảnh báo mới trước thuốc ho trẻ em bị nhiễm độcBiến thể Covid-19 đang phổ biến ở Trung Quốc nguy hiểm thế nào?
WHO khuyến cáo mới nhất về COVID-19
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP

Ngày 27-01, Ủy ban Khẩn cấp về COVID-19 của WHO tổ chức cuộc họp lần thứ 14 để thảo luận về việc liệu tình hình dịch COVID-19 hiện nay còn tương ứng với mức báo động toàn cầu cao nhất hay không.

Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, giai đoạn khẩn cấp của đại dịch vẫn chưa kết thúc.

"Ngày 30-01 sẽ đánh dấu ba năm kể từ khi tôi đưa ra quyết định, với sự tư vấn của các bạn, rằng sự bùng phát của virus Corona chưa từng được biết đến trước đây đã dẫn đến Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế. Hôm nay, các bạn gặp nhau lần thứ 14 để đánh giá bằng chứng và tư vấn cho tôi xem liệu theo quan điểm của các bạn, điều đó có còn đúng hay không" - ông Tedros phát biểu.

Theo Tổng giám đốc WHO, bước sang năm thứ tư của đại dịch, thế giới ở vị thế tốt hơn nhiều so với một năm trước, khi làn sóng Omicron lên đến đỉnh điểm, hơn 70.000 ca tử vong được báo cáo cho WHO mỗi tuần.

Đến cuối tháng 10-2022, số ca tử vong được báo cáo hàng tuần gần như thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu - dưới 10.000 ca một tuần.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 12, số ca tử vong được báo cáo hàng tuần trên toàn cầu đã tăng lên.

Ngoài ra, việc dỡ bỏ các hạn chế ở Trung Quốc đã khiến số ca tử vong ở quốc gia đông dân nhất thế giới tăng đột biến. Tuần trước, gần 40.000 ca tử vong đã được báo cáo cho WHO, hơn một nửa trong số là từ Trung Quốc.

Tổng cộng, trong tám tuần qua, hơn 170.000 ca tử vong đã được báo cáo. Con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều, theo ông Tedros.

Tiêm vaccine COVID-19 ở Trung Quốc, tháng 5.2022. Ảnh: Xinhua
Tiêm vaccine COVID-19 ở Trung Quốc, tháng 5.2022. Ảnh: Xinhua

Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh, vaccine COVID-19, phương pháp điều trị và chẩn đoán đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, cứu người và giảm áp lực cho hệ thống y tế cũng như nhân viên y tế.

"Nhưng phản ứng toàn cầu vẫn còn lúng túng vì ở quá nhiều quốc gia, những công cụ cứu sinh mạnh mẽ này vẫn chưa đến được với những người dân cần chúng nhất, đặc biệt là người già và nhân viên y tế" - ông Tedros nói.

Tổng giám đốc WHO cho hay, nhiều hệ thống y tế trên khắp thế giới đang phải vật lộn để đối phó với COVID-19 bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh khác, cũng như phải chật vật với tình trạng thiếu nhân viên y tế.

Đồng thời, việc giám sát và giải trình tự gene đã giảm đáng kể trên khắp thế giới, khiến việc theo dõi các biến thể đã biết và phát hiện những biến thể mới trở nên khó khăn hơn.

"Và niềm tin của công chúng vào các công cụ an toàn và hiệu quả để kiểm soát COVID-19 đang bị hủy hoại bởi một loạt thông tin sai lệch và sai lệch liên tục" - ông Tedros nhấn mạnh.

Nguồn:WHO khuyến cáo mới nhất về COVID-19

Khánh Minh
laodong.vn

Tin liên quan

Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 17/4/2024 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Cùng chuyên mục

CDC Mỹ điều tra nhiều trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm botox

CDC Mỹ điều tra nhiều trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm botox

Đến ngày 15-4, CDC Mỹ đã tiếp nhận 19 báo cáo về các trường hợp ở 9 bang, có phản ứng nghiêm trọng sau khi được tiêm botox giả hoặc tiêm ở các địa điểm không chuyên.
Số người mắc bệnh ung thư có thể lên đến 35 triệu vào năm 2050

Số người mắc bệnh ung thư có thể lên đến 35 triệu vào năm 2050

Một báo cáo mới cảnh báo rằng số người mắc bệnh ung thư trên toàn cầu có thể tăng 77% vào năm 2050 trong bối cảnh dân số thế giới già đi.
Thế giới có vaccine viêm màng não mới

Thế giới có vaccine viêm màng não mới

Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine mới ngừa viêm màng não.
Lo ngại bệnh truyền nhiễm bùng phát dịch lớn

Lo ngại bệnh truyền nhiễm bùng phát dịch lớn

Đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong bối cảnh chung của thế giới, tại nước ta, một số bệnh có vắc xin phòng bệnh ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Campuchia ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Campuchia ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 7/4, Bộ Y tế Campuchia công bố ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca mắc bệnh này lên 17 trường hợp.
Ấn Độ ra mắt liệu pháp điều trị ung thư giá thấp

Ấn Độ ra mắt liệu pháp điều trị ung thư giá thấp

Ấn Độ đã cho ra mắt một liệu pháp điều trị bệnh ung thư dựa trên gene, được cho là sẽ giúp chữa khỏi các loại ung thư khác nhau và giảm đáng kể...

Các tin khác

Singapore đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Singapore đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại trong năm 2024 khi số ca mắc căn bệnh truyền nhiễm này tăng mạnh...
Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh ở châu Mỹ, báo động mùa dịch tồi tệ có thể xảy ra

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh ở châu Mỹ, báo động mùa dịch tồi tệ có thể xảy ra

Số ca mắc sốt xuất huyết ở châu Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng gấp 3 lần số trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo trong cùng kỳ năm 2023.
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/3 đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus Corona (CoViNet).
Loại bỏ virus HIV khỏi tế bào: Bước tiến trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ

Loại bỏ virus HIV khỏi tế bào: Bước tiến trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ

Mới đây, các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công việc loại bỏ virus HIV khỏi tế bào.
Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Sử dụng công nghệ tương tự tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, các nhà khoa học Anh đang phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới ngăn chặn ung thư phổi.
Béo phì - mối đe dọa bệnh tật nguy hiểm hơn cả nạn đói

Béo phì - mối đe dọa bệnh tật nguy hiểm hơn cả nạn đói

Với hơn 1 tỷ người mắc bệnh trên toàn thế giới, béo phì hiện được coi là nguy hiểm đối với sức khỏe trên toàn cầu hơn là nạn đói.
Ấn Độ ra mắt vaccine ngừa ung thư cổ tử cung giá rẻ

Ấn Độ ra mắt vaccine ngừa ung thư cổ tử cung giá rẻ

Ấn Độ đã sản xuất thành công vaccine ngừa virus HPV với giá cả phải chăng, sau gần 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm.
Phát hiện thành phần không được công bố trong mực xăm gây lo ngại

Phát hiện thành phần không được công bố trong mực xăm gây lo ngại

Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 83% nhãn hiệu mực xăm có chứa các chất không được nêu công khai trên nhãn mác.
Số ca sốt xuất huyết tại Thái Lan tăng mạnh

Số ca sốt xuất huyết tại Thái Lan tăng mạnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế Thái Lan, số các ca mắc sốt xuất huyết tại nước này từ đầu năm đến nay đã tăng lên hơn 17.000 trường hợp, cao hơn gấp đôi...
Muỗi cấy vi khuẩn chống lây nhiễm sốt xuất huyết ở Brazil

Muỗi cấy vi khuẩn chống lây nhiễm sốt xuất huyết ở Brazil

Brazil đang nghiên cứu chống sốt xuất huyết từ chính những con muỗi.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động