Bộ Y tế ra khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam
Sau khi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh nhằm giúp người dân nắm được những thông tin cần thiết về bệnh đậu mùa khỉ như: Con đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ; Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ; Làm gì khi nghi ngờ tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ…
Bệnh đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện tại nước ta
Theo đó, ngày 3/10, Sỏ Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện nữ bệnh nhân 35 tuổi (thường trú tại TP. Hồ Chí Minh) đi du lịch Dubai từ tháng 7/2022, trở về Việt Nam ngày 22/9. Trước đó, ngày 18/9 nữ bệnh nhân có các triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Ngày 23/9, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 25/9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh Đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen.
Hiện tại, bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế cho biết, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Trong đó, các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
Tuy nhiên, phần lớn các ca bệnh đậu mùa khỉ biểu hiện nhẹ, thường tự khỏi trong vòng 2-3 tuần, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.
Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, phòng lây nhiễm.
Như trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được xác nhận tại Việt Nam, sau 15 ngày biểu hiện triệu chứng, hiện tại, bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các biến chứng có thể gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh có tỷ lệ tử vong dao động 0-11%.
Đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Hướng dẫn phóng chống bệnh đậu mùa khỉ (đồ họa TTXVN)
Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ, có nguồn lây từ nước ngoài; các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam (kể từ khi về nước) đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh sau:
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
- Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe./.
Phạm Sinh – Trường Giang
Cùng chuyên mục
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ
18:05 | 17/09/2024 Khỏe - Đẹp
FPT LONG CHÂU ĐIỀU ĐỘNG NHANH 10 TẤN THUỐC, PHỐI HỢP VỚI CÁC ĐƠN VỊ HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN VÙNG BÃO LŨ
16:16 | 17/09/2024 Sức khỏe
Đắk Lắk: tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.
20:12 | 16/09/2024 Sức khỏe
Hệ thống tiêm chủng VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
14:00 | 16/09/2024 Doanh nghiệp
FPT Long Châu: Ủng hộ thêm 500 triệu đồng cùng 2 tấn thuốc hỗ trợ đồng bào Miền Bắc bị ảnh hưởng bão lũ
10:45 | 16/09/2024 Sức khỏe
Khuyến cáo đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ
10:28 | 16/09/2024 Sức khỏe
Các tin khác
[Infographic] Những ai nên hạn chế ăn bánh Trung thu?
18:00 | 15/09/2024 Infographic
Tiêm chủng Long Châu là điểm tiêm ngừa miễn phí trong chiến dịch phòng chống dịch sởi tại TP.HCM
11:26 | 15/09/2024 Sức khỏe
Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ như thế nào?
08:30 | 15/09/2024 Sức khỏe
Những cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ
15:47 | 14/09/2024 Sức khỏe
Nhà thuốc FPT Long Châu: Vận chuyển gần 2 tấn thuốc ngay trong đêm để kịp thời hỗ trợ người dân
14:15 | 14/09/2024 Sức khỏe
Đắk Lắk: Tập trung triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn toàn tỉnh
09:42 | 13/09/2024 Sức khỏe
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong và sau ngập lụt
14:21 | 12/09/2024 Sức khỏe
Kon Tum: Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực, chủ động
18:55 | 11/09/2024 Sức khỏe
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
16:49 | 11/09/2024 Sức khỏe
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
1 ngày trước Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
7 ngày trước Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội