Các biện pháp chăm sóc trẻ em nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ tại nhà
Theo thống kê phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi <12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ em mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể chủ quan trong vấn đề này. Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng là tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 tuổi, phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.
Sáng ngày 16/02/2022, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về “Hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19”. Tại hội nghị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh về tình hình trẻ em mắc COVID-19 của nước ta cho thấy trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh so với mắc chung toàn quốc có tỷ lệ là 19,2%, tử vong trẻ em là 0,42% so với tử vong chung. Trong đó, nhóm trẻ sơ sinh hay đang điều trị bệnh nền có nguy cơ tử vong cao nên cần đặc biệt chú ý. Trong bối cảnh trẻ trở lại trường, hội nghị đã hướng dẫn các biện pháp phòng dịch cho trẻ tại trường học như bố trí nơi rửa tay cho trẻ, vệ sinh khử khuẩn môi trường, mở cửa thông thoáng lớp học…
Đối với việc chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19, trước đó Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 08/11/2021 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Trong đó việc điều trị tại nhà ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ là chìa khóa nhằm giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết.
Bảng đánh giá mức độ bệnh (BYT 08/11/2021)
Theo khuyến cáo, các yếu tố nguy cơ bệnh nặng đối với trẻ em bao gồm: Đẻ non, cân nặng thấp; Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gene, béo phì; Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản; Bệnh tim bẩm sinh; Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài); Bệnh thận mạn; Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm),…
Nếu trẻ em nhiễm Covid-19 dạng nhẹ khi điều trị tại nhà sẽ có nhiều lợi ích hơn khi được chăm sóc tại các cơ sở y tế, bởi: Trẻ được chăm sóc trong vòng tay người thân; Trẻ không bị thay đổi môi trường sống, ít ảnh hưởng tới tâm lý; Hạn chế quá tải y tế không cần thiết. Tuy vậy, khi trẻ em có các triệu chứng bất thường sau cần báo nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời: Sốt > 38 độ C; Đau rát họng, ho; Tiêu chảy; Mệt mỏi không chịu chơi; Đau ngực; SpO2 < 96%; Khó thở; Ăn bú kém…
Về cơ bản các dấu hiệu chuyển nặng khi xuất hiện các triệu chứng như: Thở nhanh; Khó thở; Cánh mũi phập phồng; Rút lõm lồng ngực; Ngủ li bì, lờ đờ, bỏ bú; Tím môi, đầu chi; Chi lạnh tái, nổi vân tím…
Trong quá trình điều trị tại nhà, cha mẹ, người thân cần chuẩn bị các phương án như: Phòng cách ly, tốt nhất là phòng riêng, có nhà vệ sinh riêng, thống nhất với gia đình không gian riêng cho người nhiễm; Đồ vệ sinh cá nhân riêng: Khăn mặt, bàn chải, thau chậu, quần áo, dụng cụ để ăn,…; Găng tay y tế; Bàn phía ngoài để đồ ăn, thức uống; Thùng rác có nắp đậy, loại mở bằng chân, có túi đựng rác thải…
Đối với người trực tiếp chăm sóc cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp sau: Đeo khẩu trang, tấm che giọt bắn khi chăm sóc trẻ; Vệ sinh tay thường xuyên; Mở cửa sổ thông thoáng nơi ở; Thường xuyên vệ sinh bề mặt; Xử lý chất thải của trẻ nhiễm bệnh theo hướng dẫn; Ổn định tâm lý cho trẻ, nhân biết dấu hiệu nặng
Đối với trẻ em bị nhiễm người lớn chăm sóc cần phải quan tâm các vấn đề sau: Đeo khẩu trang với trẻ trên 2 tuổi; Vệ sinh tay thường xuyên; Dùng khăn giấy che khi ho, hắt hơi, sau bỏ khăn giấy; Tập thể dục nhẹ nhàng đối với trẻ lớn; Đo SpO2, nhiệt độ 2 lần/ngày (tự đo hoặc người chăm sóc giúp đỡ
Cách xử lý các triệu chứng khi trẻ có dấu hiệu sốt, tiêu chảy, ho, đau họng:
Khi trẻ có dấu hiệu sốt: Cần chườm hạ sốt bằng cách lấy nước ấm, lau nhẹ chỗ nách, bẹn, lòng bàn tay chân cho trẻ. Chườm khoảng 10-15 phút kẹp lại nhiệt độ. Dừng chườm khi nhiệt độ dưới 37.5oC; Uống hạ sốt khi sốt trên 38,5oC: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần. 4-6 giờ sau có thể uống lại nếu sốt; Uống thêm nước.
Khi trẻ bị tiêu chảy: Khi trẻ đi ngoài trên 3 lần/ngày hoặc phân lỏng nước với các dấu hiệu khát nước nhiều, da khô, mắt trũng, tốc độ đi ngoài nhiều cần xử lý bằng cách tiếp tục cho bú mẹ, uống thêm Oresol, báo nhân viên y tế để tư vấn. Cho trẻ uống Oresol theo liều lượng pha nguyên gói với lượng nước đủ theo khuyến cáo trên bao bì, cho trẻ uống từng thìa nhỏ.
Khi trẻ bị ho, đau họng: Chỉ sử dụng thuốc ho khi thật sự cần thiết, đúng chỉ định hoặc khi trẻ ho quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt tuy nhiên không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Đối với thuốc loãng đờm: 1 số không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, có thể thay thế bằng uống nhiều nước. Khuyến cáo dùng thuốc ho thảo dược.
Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ: Không dùng corticoid nếu không có chỉ định của nhân viên y tế; Không dùng các thuốc chống đông đường uống chưa được khuyến cáo ở trẻ em; Molnupiravir không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi; Remdesivir dùng ngoại trú chưa có khuyến cáo tại Việt Nam.
Phước Lộc (TH)
Cùng chuyên mục
Đại tướng Lương Cường chính thức được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026
20:00 | 21/10/2024 Tin nổi bật
Hà Nội: Lễ Dâng hương Cẩn cáo Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
00:00 | 15/08/2024 Tin nổi bật
Trao quà từ thiện cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh nghèo học giỏi tại Ninh Bình.
10:10 | 24/04/2024 Tin nổi bật
Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - Một thập kỷ chuyển mình mạnh mẽ
01:14 | 31/03/2024 Tin nổi bật
Tạp chí Sức khỏe Việt vinh dự nhận giải thưởng tại Hội báo toàn quốc 2024
17:08 | 17/03/2024 Tin nổi bật
TP HCM: Khai mạc Hội báo toàn quốc 2024: "Báo chí tiên phong đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân"
21:38 | 15/03/2024 Tin nổi bật
Các tin khác
Ba Vì: Khánh thành công trình tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Cẩm An xã Cẩm Lĩnh
01:16 | 11/03/2024 Tin nổi bật
LMD Group: Hiện thực hóa ước mơ xây dựng Quỹ từ thiện vì cộng đồng
11:40 | 15/12/2023 Tin nổi bật
Phường Bình Hưng Hòa B Tổ Chức Buổi Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập (3/12/2003 – 3/12/2023)
22:23 | 02/12/2023 Tin nổi bật
Lưu ý hoạt động thể thao khi thời tiết giao mùa
18:29 | 28/10/2023 Tin nổi bật
Y tế tư nhân phát triển là một xu thế tất yếu
11:37 | 28/10/2023 Tin tức
Quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm không dùng thuốc dựa vào cộng đồng
11:07 | 29/09/2023 Tin nổi bật
Ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, hạn chế thiệt hại do thiên tai
11:25 | 28/09/2023 Tin nổi bật
Phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu
15:42 | 22/09/2023 Tin nổi bật
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
15:41 | 22/09/2023 Tin nổi bật
5 loại dầu thực vật giúp giảm cholesterol
09:33 | 22/09/2023 Tin nổi bật
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức