Châm cứu có tác dụng phòng và chữa bệnh thế nào?
Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không thể thiếu được của y dược cổ truyền phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tại Việt Nam, từ ngàn xưa tổ tiên ta đã dùng châm cứu rộng rãi trong phòng - trị bệnh cho người dân. Châm cứu là tên gọi của hai hình thức khác nhau:
- Châm: dùng kim xuyên qua da của một vùng cơ thể nhất định, gọi là huyệt.
- Cứu: dùng là khô của cây Ngãi cứu (Artemisia vulgaris L.) đốt lên để hơ nóng trên huyệt.
Có nhiều loại hình châm cứu
Hiện nay có nhiều trường phái châm cứu được sử dụng phổ biến như:
- Thể châm (châm các các huyệt trên cơ thể)
- Nhĩ châm (châm các huyệt trên loa tai)
- Diện châm (châm hoặc ấn các huyệt trên mặt)
- Túc châm, thủ châm, tỵ châm,…
- Châm tê (phát triển mạnh ở các tỉnh, thành miền Bắc), trường châm, mãng châm, chôn chỉ…
Mỗi loại châm cứu đều có một hiệu quả nhất định trên một số dạng bệnh lý khác nhau.
Theo y học cổ truyền, bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố “âm” và “dương” trong cơ thể:
- Âm: nền tảng vật chất, thụ động, tính mát - lạnh…
- Dương: năng lực hoạt động, chủ động, tính ấm - nóng…
Khi âm và dương mất cân bằng, cơ thể sẽ bị giảm khả năng chống đỡ với bệnh tật, kinh - mạch (hệ thống các đường dẫn năng lượng, chất dinh dưỡng, dịch thể nối liền giữa các cơ quan và bộ phận của cơ thể với nhau) bị tắc nghẽn và bệnh sẽ phát sinh.
Châm cứu giúp phục hồi lại sự tuần hoàn tốt của hệ kinh - mạch và tăng khả năng phòng vệ của cơ thể (sức đề kháng) nên có thể phòng và trị được bệnh.
Theo y học hiện đại: qua nghiên cứu trên thực nghiệm và trên người, một số kết quả ghi nhận được:
- Khi đo điện trở vùng da trên huyệt và đường kinh, cho trị số điện trở thấp hơn vùng da không phải là huyệt và đường kinh. Ứng dụng tính chất này trong chẩn đoán bệnh và thủ thuật tác động điều trị.
- Khi châm cứu cơ thể thay đổi nồng độ của của các chất dẫn truyền thần kinh như: morphine nội sinh, cũng như các nội tiết tố: estrogen, testosterone, cortisol… tăng các tế bào bạch cầu đa nhân, tế bào lympho…
- Châm cứu giúp an thần, giãn cơ, tăng ngưỡng đau.
Châm cứu được áp dụng điều trị các bệnh
- Giảm đau trong các loại bệnh lý như: thoái hoá khớp, bệnh đĩa đệm cột sống mức độ nhẹ, đau sau chấn thương, đau đầu migrain, đau do co thắt cơ trơn…
- Phục hồi liệt: di chứng tai biến mạch máu não, sau chấn thương, liệt thần kinh số VII ngoại biên…
- Rối loạn giấc ngủ, căng thẳng (stress).
- Tăng cường dinh dưỡng mô, cơ, da và tổ chức dưới da (dùng trong thẩm mỹ).
- Tăng sức đề kháng, hỗ trợ cắt cơn thiếu thuốc (thuốc lá, thuốc gây nghiện…).
Để châm cứu có hiệu quả tốt nhất, lưu ý:
- Người thầy thuốc: được đào tạo tốt, tự tin, có sức khỏe tốt, tập trung khi thao tác, bảo đảm nguyên tắc vô trùng y dụng cụ.
- Đối với người bệnh: tin tưởng, tâm trạng thoải mái, không quá lo sợ, không ăn quá no, quá đói.
Những trường hợp cần cẩn thận hoặc chống chỉ định sử dụng châm cứu
- Người bệnh căng thẳng, sợ kim.
- Tránh một số huyệt nhạy cảm khi người bệnh có thai.
- Da chai, sẹo hoặc đang viêm nhiễm.
- Tránh các vùng có mạch máu lớn, bệnh lý rối loạn đông máu, hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu.
- Người bệnh không hợp tác (kết quả sẽ kém).
Châm cứu có tác dụng tốt trong các trường hợp bệnh lý có căn nguyên rối loạn chức năng, các bệnh lý gây đau do nguyên thần kinh, co thắt cơ vân - cơ trơn, do liệt vận động, một số bệnh lý viêm không do vi trùng mạn tính.
Tin liên quan
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp hướng tới mục tiêu trở thành hệ thống y tế hàng đầu tại Việt Nam
10:38 | 04/12/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 4/12/2024: Hà Nội có sương mù, nhiệt độ tăng nhẹ
05:05 | 04/12/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Hướng tới chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng trong nhóm tuổi 10-14 và 6-9 tháng tuổi
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Lợi ích khi dùng mật ong vào buổi sáng
07:00 | 04/12/2024 Y tế 24h
Kon Tum: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh
11:18 | 03/12/2024 Sức khỏe
Hiểu về đường dextrose: Công dụng và tác động đối với sức khỏe
09:58 | 03/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
TP.HCM có 52.695 người nhiễm HIV được quản lý
09:52 | 03/12/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam
07:04 | 03/12/2024 Sức khỏe
5 mẹo tiết kiệm thời gian khi đi khám sức khỏe
22:08 | 02/12/2024 Sức khỏe
Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”
15:40 | 02/12/2024 Sức khỏe
Bổ sung vitamin A vì sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
15:40 | 01/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Nên ăn trứng vào buổi sáng hay buổi tối?
06:40 | 30/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM cấp cứu 300 ca đột quỵ trong 9 tháng
22:28 | 29/11/2024 Sức khỏe
Kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
15:17 | 29/11/2024 Sức khỏe
Mùa đông ăn gì để giữ ấm cơ thể hiệu quả?
14:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] Những lợi ích tuyệt vời của táo đỏ
06:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người
21:31 | 27/11/2024 Thông tin đa chiều
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội