Đắk Lắk: Phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển ở một địa phương nghèo

SKV - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện M’đrắk đã vận dụng sáng tạo, sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng tâm hiệp lực, nỗ lực phấn đấu khai thác tốt tiềm năng và lợi thế trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, làm thay đổi diện mạo từ vùng trung tâm huyện đến các vùng nông thôn, nâng cao thu nhập, phát triển đời sống.

Huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 90km về phía Đông, giáp với huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Với đặc điểm là huyện có ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, với trên 52%. Do đó, để phát huy được vai trò “trụ đỡ”, Đảng bộ huyện đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, coi đây là nhiệm vụ chủ yếu để tạo sự chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đến nay, nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, khu vực thiếu nước vốn trồng những loại cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp đã được người dân, các doanh nghiệp chuyển sang trồng cây keo lai. Toàn huyện đã có khoảng 28.000 ha rừng trồng, chủ yếu làm nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ đóng chân trên địa bàn. Huyện cũng đã hình thành được các chuỗi liên kết trồng rừng gắn liền với chế biến, xuất khẩu gỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hướng đi lên từ trồng rừng là một bước ngoặt trong phát triển kinh tế ở địa phương, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở huyện M’Drắk có đời sống khá nhờ trồng cây keo lai lấy gỗ.
Nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở huyện M’Drắk có đời sống khá nhờ trồng cây keo lai lấy gỗ.

Những năm gần đây, trồng rừng mà chủ yếu là trồng keo lai phát triển khá mạnh ở vùng đất M’Drắk. Mỗi hec-ta keo lai trồng đúng quy trình và với thời gian sinh trưởng 4-5 năm sẽ cho sản lượng thu hoạch từ 70-100 tấn gỗ. Giá gỗ giao động từ 1 - 1,2 triệu đồng/tấn thì người trồng rừng cũng thu về bình quân được khoảng 70 - 100 triệu đồng/ha, trong khi đó, chi phí đầu tư cho rừng trồng không cao và sản phẩm gỗ keo rất dễ tiêu thụ.

Bên cạnh phát triển rừng trồng, thời gian qua, các nông hộ trên địa bàn huyện M’Drắk đã mạnh dạn nhân rộng, chuyển đổi từ các giống cây trồng truyền thống sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn như: nhãn, vải, chanh dây...

Tại xã Cư Prao - địa phương đặc biệt khó khăn của huyện M’Đrắk, đất đai ở đây kém màu mỡ và khí hậu không thuận lợi, nhưng đến nay trên địa bàn cũng đã phát triển được hơn 300ha cây ăn quả, chủ yếu là nhãn và vải. Riêng nhãn Hương Chi có hơn 170ha. Nhờ trồng loại cây này mà nhiều gia đình nông dân trong xã đã đổi đời. Mùa nhãn năm nay, xã Cư Prao có gần 70 ha nhãn cho thu hoạch thu về gần 40 tỷ đồng.

Nhờ trồng nhãn Hương Chi nên nhiều gia đình ở xã Cư Prao - huyện M’Drắk có thu nhập hàng trăm đến hàng tỷ đồng/năm.
Nhờ trồng nhãn Hương Chi nên nhiều gia đình ở xã Cư Prao - huyện M’Drắk có thu nhập hàng trăm đến hàng tỷ đồng/năm.

“Cấp ủy, chính quyền địa phương trực tiếp chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Chúng tôi truyên truyền, vận động nhân dân làm tốt việc triển khai các cây, con cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là cây nhãn và cây vải. Do đó, những năm gần đây, người dân chú trọng vào những cây ấy và giá cả của quả nhãn năm 2024 cũng ổn định trên 20.000 đồng/kg thì đối với 1 ha cũng mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Hiện nay, xã Cư Prao còn 41% hộ nghèo và cận nghèo. Do đó, trồng cây ăn trái, mà chủ yếu là nhãn Hương Chi đang là một trong những giải pháp để nâng cao đời sống cho người dân địa phương” - Ông Nhữ Văn Khỏe, chủ tịch UBND xã Cư Prao chia sẻ.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy M’Drắk, chính nhờ thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp ở tất cả các lĩnh vực, nhất là trong việc chuyển đổi cơ cấu nông, lâm nghiệp nên đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế cũng như các vấn đề về an sinh xã hội, tạo việc làm cho lao động nông thôn… Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể là năm 2023, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện cơ bản ổn định, phát triển. Tổng giá trị sản xuất đạt trên 6.101 tỷ đồng, vượt 1,7% Nghị quyết đề ra. Toàn huyện thực hiện được trên 34.071 ha cây trồng các loại, vượt 101% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực đạt hơn 78.200 tấn. Tổng thu ngân sách ước thực hiện trên 127,8 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra 21%.

Sáu tháng đầu năm 2024, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện M’Drắk tiếp tục phát triển khá, nhiều lĩnh vực đạt cao so với cùng kỳ năm 2023, nổi bật là tổng giá trị sản xuất đạt hơn 3.074 tỷ đồng, tăng 10,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 90 tỷ đồng, đạt hơn 79% kế hoạch tỉnh giao. Huyện đã giải ngân hơn 135 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có 30/49 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 61,22%. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.

Đặc biệt, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã được huyện quan tâm đầu tư. Giai đoạn 2022 - 2023, huyện được phân bổ tổng kinh phí triển khai chương trình là 181 tỷ đồng, để thực hiện các dự án. Tính đến 31/12/2023 đã giải ngân 70.099 triệu đồng, đạt 38,70% kế hoạch vốn được giao. Đến nay, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có tỷ lệ đường tỉnh lộ được nhựa hóa, bê tông hóa 68,3%. Đường huyện được nhựa hóa, bê tông hóa 100%. Đường xã, liên xã 78,33%; đường nội thị 100%. Các công trình thủy lợi cơ bản được kiên cố, hệ thống kênh mương dẫn nước phục vụ sản xuất được hoàn thiện. Tổng số hộ được sử dụng điện đạt 99,64 % và đạt 100% thôn, buôn có điện. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90,15%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 86,5%. 100% buôn đồng bào DTTS tại chỗ có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. thôn, 91,7% tổ dân phố có hội trường để hội họp v.v…

Những năm gần đây, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được huyện quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đến nay, hầu hết các chỉ tiêu đều cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Một số chỉ tiêu vượt so với Nghị quyết như: tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo… Đến thời điểm này, huyện M’Drắk đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để thi công các dự án lớn trên địa bàn. Trong đó, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đã bàn giao mặt bằng đạt 93,36%, diện tích còn lại phấn đấu bàn giao cho chủ đầu tư trước ngày 30/6/2024.

“Đối với phát triển kinh tế - xã hội thì huyện đã chỉ đạo triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người lao động cũng như các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh trên địa bàn. Và đặc biệt, huyện quan tâm tạo mọi điều kiện để cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động và phát triển. Huyện cũng vẫn đẩy mạnh kêu gọi thu hút các dự án, các doanh nghiệp đến đầu tư vào địa bàn nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống cho người dân” - Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện M’Drắk cho biết.

Hiện nay, cán bộ và nhân dân huyện M’Drắk đang tích cực hưởng ứng tham gia phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án đường bộ Cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột đi qua địa bàn huyện; triển khai sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công vào các lĩnh vực. Riêng về giao thông, các đơn vị liên quan bảo đảm việc thi công các dự án đúng tiến độ trên tinh thần “vượt nắng, thắng mưa” nhằm sớm đưa các dự án vận hành, tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống cho người dân.

Hữu Phúc - Bá Cao (T/h)

Tin liên quan

Đắk Lắk: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số

Đắk Lắk: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số

SKV - Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số năm 2024 được bắt đầu từ ngày 1/7 – 15/8 trên phạm vi cả nước.
Đắk Lắk: Lễ ra mắt Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở

Đắk Lắk: Lễ ra mắt Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở

SKV - Sáng 1/7, tại Quảng trường mồng 10 tháng 3 (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Đắk Lắk: Trao tặng 500 triệu đồng xây nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo huyện Krông Bông

Đắk Lắk: Trao tặng 500 triệu đồng xây nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo huyện Krông Bông

SKV - Chiều 30/6, huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) phối hợp với Quỹ Mái ấm hạnh phúc (Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản Bắc Tây Nguyên đã trao tặng 500 triệu đồng cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện.

Cùng chuyên mục

Vinamilk “chiếm sóng” nhiều bảng xếp hạng về thương hiệu được chọn mua nhiều nhất 2024

Vinamilk “chiếm sóng” nhiều bảng xếp hạng về thương hiệu được chọn mua nhiều nhất 2024

Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong.Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.

Các tin khác

Công ty Trung Minh hút về 3.000 tỷ đồng trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Công ty Trung Minh hút về 3.000 tỷ đồng trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ, Công ty Trung Minh vừa phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng, nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành trong vòng 1 năm gần đây lên 3.000 tỷ đồng.
Đảng bộ xã Thanh Sơn sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024

Đảng bộ xã Thanh Sơn sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024

(SKV) - Ngày 28/6/2024, Đảng uỷ - Uỷ ban nhân dân xã Thanh Sơn (Thị Xã Nghi Sơn, Thanh Hoá) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ, chương trình công tác 6 tháng cuối năm.
Tây Ninh: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài phát triển đa chiều

Tây Ninh: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài phát triển đa chiều

SKV - Ngày 19/6, HĐND tỉnh Tây Ninh đã thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2045 với nhiều nội dung.
Tây Ninh công bố số liệu thống kê kinh tế, xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024

Tây Ninh công bố số liệu thống kê kinh tế, xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024

SKV - Trong bối cảnh hoạt động kinh tế – xã hội trong và ngoài nước có nhiều chuyển biến phức tạp, có cả thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, tỉnh Tây Ninh đã triển khai nhiều giải pháp tạo bước đột phá để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 – 2025 một cách nhanh chóng.
Ba doanh nghiệp có mối quan hệ “họ hàng” với Eurowindow Holding đổ hơn 7.000 tỷ vào Long An

Ba doanh nghiệp có mối quan hệ “họ hàng” với Eurowindow Holding đổ hơn 7.000 tỷ vào Long An

Những năm trở lại đây, Eurowindow Holding đẩy mạnh phát triển ở mảng bất động sản thông qua các doanh nghiệp trong hệ sinh thái. Đồng thời, kết quả kinh doanh cũng ghi nhận nhiều biến động lớn, đặc biệt là nợ.
Sắp về tay người Thái, Home Credit thu hút thành công 2.300 tỷ đồng trái phiếu "ba không"

Sắp về tay người Thái, Home Credit thu hút thành công 2.300 tỷ đồng trái phiếu "ba không"

Còn 600 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn vào cuối tháng 8/2024, Home Credit Việt Nam tiếp tục phát hành thêm 2.300 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm đến 3 năm. Đáng chú ý, đây là lô trái phiếu “ba không”: Không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại hội nghị sữa toàn cầu lần thứ 17

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại hội nghị sữa toàn cầu lần thứ 17

Hội nghị sữa toàn cầu 2024 diễn ra tại London (Anh Quốc), với sự tham dự của đại diện duy nhất từ Việt Nam là Vinamilk. Tham luận về chiến lược đổi mới và phát triển bền vững với nhiều bước tiến lớn, Vinamilk đã tạo ấn tượng với hội nghị về sự phát triển của ngành sữa Việt Nam.
Dự án Núi Pháo của Tập đoàn Masan thua lỗ kỷ lục

Dự án Núi Pháo của Tập đoàn Masan thua lỗ kỷ lục

Dự án Núi Pháo thuộc CTCP Masan High-Tech Materials (viết tắt: MHT - mã: MSR) là công ty con do Tập đoàn Masan sở hữu 86,4% vốn, từng đem về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm. Tuy nhiên trong năm 2023 và cả quý I/2024 lại bất ngờ thông báo thua lỗ kỷ lục.
Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Trong quý II/2024, kết quả kinh doanh tại nhóm ngân hàng được dự báo sẽ phân hóa, trong đó lợi nhuận tăng cao sẽ nghiêng về ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt.
Tình hình tài chính tại Mcredit đang dần cải thiện?

Tình hình tài chính tại Mcredit đang dần cải thiện?

Trong 4 năm (2019-2022), lợi nhuận sau thuế tại Mcredit duy trì trên mức 200 tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, tình hình tài chính tại Mcredit đang cải thiện khá nhiều khi hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm nhanh.
Xem thêm
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện: Bước khởi đầu trong nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện: Bước khởi đầu trong nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 28/06, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện và Đại hội Chi hội lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 20/5, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nam y Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ 5 để kiểm điểm đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động của Hội...
Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

SKV - Ngày 18/5, Chi hội Nam y An Giang đã phối hợp với UBND xã Quới Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cùng các mạnh thường quân tặng nước uống miễn phí cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Quới Điền.
Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Chiều 15/5/2024, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân ( Thuộc Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Dự án: “Đường vào Vương quốc Vua trên không gian thực tế ảo “ đã tổ chức Lễ ra mắt “Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương
Phiên bản di động