Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay "phình to"

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, dòng tiền về thấp, phát hành trái phiếu khó khăn, doanh nghiệp địa ốc đã tìm đủ cách xoay sở tài chính như đẩy mạnh vay nợ ngân hàng hoặc chào bán cổ phiếu đến bán tài sản.

Doanh nghiệp địa ốc gia tăng vay nợ

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, dòng tiền về thấp, để có tiền trả nợ và tái đầu tư, các doanh nghiệp địa ốc đang phải tính tới nhiều phương án điển hình như vay nợ ngân hàng, phát hành trái phiếu, chào bán cổ phiếu hoặc bán bớt tài sản... Chính vì vậy, số dư nợ vay tại doanh nghiệp địa ốc tăng mạnh trong đầu năm nay.

Điển hình tại CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (mã: HQC), theo báo cáo tài chính quý I/2024, tại thời điểm 31/3/2024, tổng nợ vay gấp gần 21 lần đầu năm, với gần 1.300 tỷ đồng, chiếm 12% tổng tài sản. Trong đó gồm 98,6 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 1.167 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Sở dĩ xuất hiện mức tăng đột biến này là do HQC thực hiện hợp nhất BCTC CTCP Đầu tư Thành Phố Vàng trong quý I/2024.

Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay
Địa ốc Hoàng Quân đã đăng ký làm 50.000 căn nhà ở xã hội; trong đó, có 50 dự án nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh.

Còn tại CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH), tính đến 31/3/2024, nợ phải trả tăng thêm 6% lên 11.652 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ vay chiếm 66%, tương đương 7.675 tỷ đồng, tăng 1.330 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 28% tổng tài sản.

Phần lớn nợ vay tại Khang Điền là tín dụng, được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại các dự án của nhóm công ty. Trong đó, OCB chi nhánh quận 4 là ngân hàng cho vay nhiều nhất với lãi suất 8 - 9,7%/năm. Dư nợ trái phiếu tại doanh nghiệp địa ốc này còn 1.100 tỷ đồng, gồm lô 800 tỷ và lô 300 tỷ. Đáng nói, số trái phiếu này không có tài sản bảo đảm, lãi suất 12%/năm và được huy động để tăng quy mô vốn hoạt động.

Hay tại Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) báo lỗ kỷ lục ngay trong quý đầu tiên của năm 2024. Đáng nói, nợ phải trả của DIG tại thời điểm cuối quý I/2024 tăng 12% lên gần 10.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tổng nợ vay tăng 36%, vượt mức 4.230 tỷ đồng gồm gần 1.932 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 2.300 tỷ đồng nợ vay dài hạn, chiếm 24% tổng tài sản.

BIDV là ngân hàng cho vay nhiều nhất tại DIG với hơn 660 tỷ đồng nợ ngắn hạn và hơn 352 tỷ đồng nợ dài hạn. Đáng chú ý, trong phần hạch toán nợ vay dài hạn, dư nợ trái phiếu DIG phát hành cho HDBank vượt mức hơn 1.550 tỷ đồng vào cuối quý I/2024, trong khi đầu năm chỉ hơn 250 tỷ đồng. Thuyết minh về khoản mục này, DIG cho biết đây là khoản huy động của Công ty từ HDBank thông qua 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.6 ngàn tỷ đồng, có cùng kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên (12 tháng) bằng 11.25%/năm, các kỳ tính lãi được tính bằng tổng 4%/năm + lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau của HDBank.

Được biết, lô trái phiếu 600 tỷ đồng được phát hành vào ngày 29/12/2023, còn lô 1 ngàn tỷ đồng vừa được phát hành vào ngày 25/03/2024.

Cũng tăng cường vay nợ ngân hàng là trường hợp tại CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR). Tại thời điểm cuối quý I/2024, nợ phải trả tăng nhẹ lên gần 11.800 tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ vay khoảng 3.542 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Chủ yếu do nợ vay ngắn hạn tăng từ 814 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 1.265 tỷ đồng và nợ vay dài hạn gần 2.277 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%. Các chủ nợ lớn tại Phát Đạt gồm Vietinbank và MB.

Ngoài ra, Công ty có các khoản vay mới tại CTCP Đầu tư Tài chính Việt Long (60 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm, tài sản bảo đảm là 60 triệu cổ phiếu PDR), CTCP Đầu tư và Quản lý Khách sạn AKYN (353 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, tài sản bảo đảm là quyền sở hữu toàn bộ cổ phần tại CTCP Bất động sản Commonwealth Properties).

Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay

Không chỉ riêng Địa ốc Hoàng Quân, Khang Điền hay Phát Đạt... nhiều doanh nghiệp địa ốc khác cũng ghi nhận dư nợ vay tăng trong quý đầu năm.

Chẳng hạn như CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (VPI) nợ vay tăng tới 21% so với đầu năm, ghi nhận hơn 6.500 tỷ đồng, chiếm 54% tổng tài sản doanh nghiệp; CTCP Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (SGR) tăng 21% lên hơn 420 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản;...

Ở chiều ngược lại, vẫn có doanh nghiệp bất động sản đưa dư nợ vay về 0 tại thời điểm 31/3/2024 như CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL); CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO) nợ vay cũng giảm tới 30% so với đầu năm, xuống còn 575 tỷ đồng;...

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 29/02/2024 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tăng gần 2% so với đầu năm, đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng.

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quý 1/2024, có 14 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá hơn 13.000 tỷ đồng và 2 đợt phát hành ra công chúng trị giá gần 2.700 tỷ đồng.

Mặt khác, áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2024 vẫn còn lớn. Ước tính có khoảng hơn 279.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, phần lớn là trái phiếu bất động sản với gần 116.000 tỷ đồng, tương đương 41,4%.

.... Và tích cực "xoay tiền"

Ngoài việc dùng vốn vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã bán tài sản hoặc chào bán cổ phiếu để có nguồn tiền.

Ngoài tăng cường vay nợ ngân hàng, Địa ốc Hoàng Quân đang phải tính tới nhiều phương án chào bán cổ phiếu.

Cụ thể, đầu tháng 3/2024, Địa ốc Hoàng Quân đã phát hành riêng lẻ thành công 100 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng thu về 1.000 tỷ đồng để đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Tây Ninh.

Mới đây nhất, doanh nghiệp này vừa thực hiện huỷ bỏ tờ trình về việc thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ và bổ sung tờ trình về việc thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ.

Về phương án huy động vốn mới, Địa ốc Hoàng Quân trình cổ đông kế hoạch chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, huy động 1.000 tỷ đồng, cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày phát hành. Trong đó, doanh nghiệp địa ốc này sẽ dùng toàn bộ 1.000 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng cổ phần CTCP Đầu tư Xây dựng An Phú Sinh - Chủ đầu tư dự án Khu dân cư An Phú Sinh và giải ngân tăng vốn điều lệ tiếp tục thực hiện dự án (tối đa 550 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng cổ phần, chiếm từ 51% vốn điều lệ; và còn lại để giải ngân tiếp tục thực hiện dự án).

Được biết, trước đó tờ trình huy động vốn bị huỷ là Địa ốc Hoàng Quân trình cổ đông phát hành tối đa 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng hoán đổi 300 tỷ đồng nợ vay, dự kiến triển khai trong năm 2024 đến năm 2025. Trong đó, các khoản nợ sau khi hoán đổi cổ phiếu sẽ được xoá bỏ và các chủ nợ trở thành cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông.

Cuối quý I/2024, Nhà Khang Điền có kế hoạch muốn huy động 3.000 tỷ từ chào bán cổ phiếu để thanh toán nợ ngân hàng với giá trị 300 tỷ đồng; góp thêm vốn vào Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Khúc (công ty con của Khang Điền), để Khang Phúc thanh toán 3 khoản nợ vay ngân hàng với tổng giá trị 2.700 tỷ đồng. Thời gian giải ngân để thanh toán dự kiến trong hai năm 2024 và 2025.

Tương tự, Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) kế hoạch phát hành hơn 134,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5,5:1 (cổ đông sở hữu 1 cp sẽ được hưởng 1 quyền, cứ 5,5 quyền mua sẽ được mua 1 cp mới với giá phát hành 10.000 đồng/cp). Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm từ ngày 16/5 đến 5/6.

Với hơn 1.343 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt chào bán, Phát Đạt sẽ sử dụng để thực hiện các dự án bất động sản của công ty, bao gồm: dự án đầu tư phát triển khu đô thị phân khu 2 và 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, tỉnh Bình Định; dự án Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh; dự án Trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp; hai dự án khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 và 2 (Chung cư Bình Dương Tower 1 và 2).

Nhiều doanh nghiệp địa ốc khác vẫn đang triển khai kế hoạch huy động vốn như Công ty CP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco) dự kiến phát hành 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 15.000 đồng/CP. Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy có kế hoạch phát hành 50 triệu cổ phiếu để huy động 751,2 tỷ đồng từ cổ đông.

Với những doanh nghiệp địa ốc gặp khó khăn trong việc vay nợ hay chào bán cổ phiếu, để tiếp tục tái cơ cấu, không còn cách nào khác ngoài việc bán bớt tài sản.​

Hoàng Trang
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Các ngân hàng lớn như MB, ACB, TPBank... đang mở lại đường đua phát hành trái phiếu, huy động hàng nghìn tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.
Công ty Trung Minh hút về 3.000 tỷ đồng trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Công ty Trung Minh hút về 3.000 tỷ đồng trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ, Công ty Trung Minh vừa phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng, nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành trong vòng 1 năm gần đây lên 3.000 tỷ đồng.
Sắp về tay người Thái, Home Credit thu hút thành công 2.300 tỷ đồng trái phiếu "ba không"

Sắp về tay người Thái, Home Credit thu hút thành công 2.300 tỷ đồng trái phiếu "ba không"

Còn 600 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn vào cuối tháng 8/2024, Home Credit Việt Nam tiếp tục phát hành thêm 2.300 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm đến 3 năm. Đáng chú ý, đây là lô trái phiếu “ba không”: Không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.

Cùng chuyên mục

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.
Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Những dấu ấn nổi bật

Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Những dấu ấn nổi bật

Ngày 28/12, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
TTB Group: Mười năm với hành trình khẳng định vị thế trong ngành dược phẩm

TTB Group: Mười năm với hành trình khẳng định vị thế trong ngành dược phẩm

10 năm - một chặng đường không dài nhưng đủ để Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế TTB Group khẳng định vị thế trong ngành dược phẩm Việt Nam và vươn xa trên thị trường quốc tế. Với phương châm “Không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo”, TTB Group đã ghi dấu ấn bằng những sản phẩm chất lượng, sự đổi mới không ngừng và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Một năm thay đổi vì người tiêu dùng của thương hiệu sữa nửa thế kỷ

Một năm thay đổi vì người tiêu dùng của thương hiệu sữa nửa thế kỷ

125 sản phẩm được tung hoặc tái tung với bao bì mới, chất lượng cải tiến; công bố loạt sản phẩm ứng dụng công nghệ đột phá về dinh dưỡng và hương vị; nhiều ngành hàng tăng trưởng vượt bậc… Đây là những chuyển biến dễ nhận thấy của “ông lớn” ngành sữa trong năm đầu tiên từ khi thay đổi nhận diện thương hiệu.
“Mở khóa” thị trường Halal: Đúc kết từ 27 năm kinh nghiệm xuất khẩu của Vinamilk

“Mở khóa” thị trường Halal: Đúc kết từ 27 năm kinh nghiệm xuất khẩu của Vinamilk

Với hơn 27 năm kinh nghiệm xuất khẩu, Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi thị trường Halal ngày càng rộng cửa. Ngoài việc thực hành sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Halal, đại diện Vinamilk cho biết, lời cam kết với người tiêu dùng là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp trụ vững tại nhóm thị trường này.

Các tin khác

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Tủ tài liệu nhựa văn phòng ngày càng được ưa chuộng nhờ thiết kế gọn nhẹ, giá thành hợp lý và tính tiện dụng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOILl) được vinh danh trong top 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024.
Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Trong những năm gần đây, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) khắt khe hơn, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ việc giảm thiểu phát thải khí carbon trong sản xuất, đảm bảo quyền lợi lao động, đến việc minh bạch trong quản trị, ESG đã trở thành tiêu chí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Trong kỷ nguyên mà ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã trở thành tiêu chuẩn vàng để đánh giá một doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị bỏ lại phía sau. Một trong những nguyên nhân lớn nhất là thiếu nhận thức đầy đủ về ESG – từ ý nghĩa, lợi ích cho đến cách triển khai. Thay vì nhìn nhận ESG như một cơ hội để nâng cao giá trị và phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp vẫn coi ESG là một gánh nặng chi phí, hoặc thậm chí là khái niệm quá xa vời với thực tế kinh doanh.
Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, việc tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đã trở thành “giấc mơ lớn” của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để sở hữu “chiếc vé” này, các doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn mới. Một trong những rào cản lớn nhất chính là ESG (Environmental, Social, Governance) – bộ tiêu chuẩn toàn diện về môi trường, xã hội và quản trị mà các tập đoàn quốc tế đang ngày càng khắt khe áp dụng.
Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Trên khắp thế giới, ESG đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu, thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tạo giá trị. Ở châu Âu, các quy định như "Green Deal" hay luật cắt giảm khí thải carbon đã khiến ESG trở thành điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tham gia thị trường. Tại Mỹ, các quỹ đầu tư lớn như BlackRock đã ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1000 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP. Hà Nội.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 27/12, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam với Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028 diễn ra tại Hà Nội.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
Phiên bản di động