Mới nhất Đọc nhiều

Độc đáo, linh thiêng đền Bà Triệu

Từ cổ chí kim, sức khỏe của con người phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố vật chất và tinh thần. Ngoài vấn đề dinh dưỡng và rèn luyện cơ thể, bồi dưỡng tích lũy năng lượng tinh thần chính là tạo nên sự cân bằng cần thiết cho cuộc sống. Tạp chí Sức khỏe Việt giới thiệu những bài viết trong chuyên mục Du lịch và Sức khỏe với kỳ vọng mang lại những phút giây thư giãn, giảm căng thẳng, ngõ hầu giúp cho bạn đọc khởi phát những năng lượng tích cực để tâm và thân đều trở nên mạnh mẽ mỗi ngày.

Lượng khách đi Nhật ngắm hoa anh đào tăng đột biến Các khách sạn Thái Lan tăng cường đầu tư mở rộng

Độc đáo, linh thiêng đền Bà Triệu
Toàn cảnh Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu. Ảnh: Hoàng Đông.https://suckhoeviet.org.vn/

Nơi lưu giữ nhiều sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá

Quần thể di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đền Bà Triệu là điểm đến tâm linh của Nhân dân, du khách thập phương, đã được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, là niềm vinh dự, tự hào của quê hương xứ Thanh. Nơi đây, không chỉ là chứng tích lịch sử, văn hóa, tri ân, tưởng nhớ nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh mà còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, đồng thời là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Khu di tích quốc gia đặc biệt Bà Triệu gồm 6 di tích: Đình làng Phú Điền, Lăng mộ, Khu mộ 3 ông tướng họ Lý, đền thờ, miếu Bàn Thề và nghè Đệ Tứ (nghè Eo). Khu di tích được xây dựng ở nhiều thời kỳ khác nhau, trải qua nhiều biến cố lịch sử nên nhiều lần bị tàn phá; đồng thời cũng được trùng tu, tôn tạo qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.

Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình đến thăm quần thể di tích Bà Triệu đó là ngôi đền thiêng nằm dọc Quốc lộ 1A tọa lạc dưới chân núi Gai thuộc địa bàn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc). Nơi đây thờ nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh. Theo sử sách ghi lại, sau khi mất, nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh được Nhân dân địa phương xây dựng đền thờ bằng tranh tre dưới chân núi Gai để sớm hôm phụng thờ, tướng nhớ công đức. Hơn 300 năm sau ngày Vua Bà mất, Lý Nam Đế (542-548) trong lần thân chinh tiến quân đánh giặc Lâm Ấp xâm chiếm bờ cõi phương Nam, đã vào đền khấn cầu sự phù hộ để giành thắng lợi. Ngày thắng giặc trở về, Vua Lý Nam Đế đã trở lại đền thờ để tạ ơn thần linh. Nhà vua đã cấp tiền cho dân làng Bồ Điền mở rộng, tu sửa đền thờ thêm đẹp, bền vững, đồng thời tôn Bà Triệu là Bậc chính anh hùng tài trinh nhất phu nhân. Đến thời Lê Trung hưng (1533–1789), đền đã bị hư hỏng và thời nhà Nguyễn (thời Vua Bảo Đại, năm 1931) đền được tu sửa lại. Ngày 28-7-2003, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có thông báo kết luận tại Văn bản số 2748/TB-UB về việc lập quy hoạch và dự án đầu tư tôn tạo di tích Bà Triệu. Năm 2005, dự án được phê duyệt và tiến hành thi công; đến năm 2008, công trình hoàn thành. Ngôi đền có cảnh quan, kiến trúc vừa trầm mặc, cổ kính vừa tinh tế, hài hòa. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá.

Đền thờ Bà Triệu được quy hoạch trên tổng diện tích 3,8 ha với kiến trúc “Nội công ngoại quốc”, hướng về phía Bắc. Hệ thống thờ trong đền được sắp xếp theo quy luật thờ anh hùng dân tộc. Hậu cung là công trình có địa thế cao nhất, dựa lưng vững chãi vào núi Gai. Các công trình của đền được quy hoạch hài hòa bao quanh là cảnh quan tuyệt đẹp của vùng đất cổ Phú Điền. Đền Bà Triệu được đánh giá là một trong những di tích có cảnh quan, kiến trúc đẹp nhất xứ Thanh. Từ phía ngoài vào gồm có Nghi môn ngoại - Hồ sen - Bình phong - Nghi môn trung - Sân dưới - Nghi môn nội - Sân trên (hai bên có tả hữa mạc) - tiền đường - sân thượng - trung đường - sân thiên tỉnh (giếng trời) - Hậu cung.

Trong các công trình của đền có thể nhắc đến những công trình nổi bật như: Nghi môn ngoại là cổng tứ trụ bằng vật liệu đá nguyên khối và trang trí trên các đỉnh trụ là tứ linh (long, ly, quy, phượng) và khối tượng nghê chầu trên đỉnh cột. Bình phong được làm từ đá nguyên khối, tạo theo kiểu hình cuốn thư và được đặt liền kề phía trước Nghi môn Trung. Nghi môn Trung liền kề với Bình phong được kiến trúc theo kiểu tứ trụ bằng vật liệu đá. Nghi môn Nội được cấu trúc theo kiểu Tam quan, gồm 2 tầng mái, 3 cửa vào. Các cánh cửa bằng gỗ lim, mỗi cửa có 2 cánh. Hai bên cửa chính ra vào có hai tượng nghê chầu cổ. Qua khu vực cổng nội là khu vực sân thiên tỉnh với khoảng không gian rộng đón ánh sáng và gió điều hòa âm dương cho khu di tích. Hai bên là hai ngôi nhà 5 gian được gọi là nhà tả hữu mạc dùng để cho khách bày lễ và chỉnh đốn trang phục trước khi vào hành lễ.

Ở khu vực tiền đường (hay còn gọi là Bái đường) được cấu trúc 3 gian, 2 chái. Hệ thống vì kèo được gắn trên hệ thống 4 hàng chân cột đá vuông, gồm 12 cột. Trên bề mặt cột đá được chạm khắc chữ Hán nổi thành các vế câu đối. Theo các cụ cao niên thì 8 cột đá lớn do triều nhà Nguyễn cung tiến vào năm 1931 khi tiền đường được trùng tu. Khu vực nhà tiền đường còn có bức tranh khắc gỗ Vua Bà, phía dưới là bức đại tự “Nữ Trung Anh” với ý nghĩa ngợi ca bậc anh tài trong giới nữ.

Ở khu vực trung đường là công trình kiến trúc gốc 5 gian, 2 tầng mái cong. Trang trí bên trong kiến trúc của trung đường chủ yếu là đề tài hoa lá, vân mây, rồng hóa trên các cấu kiện như kẻ bẩy, vì kèo; hệ thống xuân hoa con tiện ở tường long cốt và các tượng linh vật. Tại trung đường có bức phù điêu bằng gỗ mô phỏng hình ảnh Bà Triệu khi xuất quân ra trận. Ở giữa khu vực hậu cung (cung cấm) có bức đại tự treo cao khắc chữ: “Thượng đẳng đại vương” được trích trong sắc phong thời vua Tiền Lý (544-602).

Bao bọc xung quanh đền Bà Triệu là hệ thống cây xanh tỏa bóng mát, tạo cho không gian ngôi đền thêm hiền hòa, cổ kính, linh thiêng, để rồi mỗi người dân, du khách đến dâng hương, chiêm bái đều cảm thấy an yên, tĩnh tại.

Âm vang núi Tùng

Rời di tích Đền Bà Triệu, theo chân chị Nguyễn Thị Đoan, công chức văn hóa xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), tôi đến thăm các di tích Đình làng Phú Điền, Lăng mộ Bà Triệu, Khu mộ ba ông tướng họ Lý, Miếu Bàn Thề. Những ngày này, người dân và du khách đến dâng hương, tỏ tấm lòng thành kính với Bà Triệu và nghĩa quân đã có công đấu tranh giữ nước, đánh đuổi quân xâm lược. Dưới chân núi Tùng, khu mộ ba ông tướng họ Lý được bao bọc dưới tán cây xà cừ cổ thụ. Bước trên những bậc đá, lên đỉnh núi Tùng lộng gió, nghe âm vang khí thiêng sông núi, vọng về từ ngàn xưa về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Hình ảnh Bà Triệu mặc giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận và câu nói khí phách “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người” đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường trước kẻ thù xâm lược của Nhân dân ta. Với công đức to lớn ấy, Bà Triệu trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được các vương triều phong kiến phong “Thần”. Sau thời Tiền Lý, các triều đại phong kiến về sau tôn phong Bà là “Thượng đẳng thần”. Sau này, trong bài viết: “Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...”. Nhằm tôn vinh lòng yêu nước, ý chí quật cường của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và các nghĩa quân trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, những năm qua, Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, đầu xư xây dựng di tích xứng tầm, trở thành địa điểm du lịch văn hóa – lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ; thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của tỉnh.

(Bài viết có sử dụng một số thông tin trong cuốn “Anh hùng Dân tộc Triệu Thị Trinh và khu di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu” của Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa, 2019).

Pv (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

Đó là lời bày tỏ đầy cảm xúc trong bức thư gửi các em sinh viên của GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần thứ VII

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần thứ VII

Sáng 24/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Cùng chuyên mục

Phát hiện hang động có nhiều nhũ đá và có mạch nước ngầm ở Thanh Hóa

Phát hiện hang động có nhiều nhũ đá và có mạch nước ngầm ở Thanh Hóa

Một hang động dài khoảng 70m, cao khoảng 40m, có nhiều nhũ đá và có mạch nước ngầm trong vắt vừa được phát hiện tại núi Đụn (xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa).
Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Căn cứ bí mật ẩn sâu trong rừng già

Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Căn cứ bí mật ẩn sâu trong rừng già

Mường Phăng là địa điểm thứ ba và cuối cùng của Sở Chỉ huy thứ ba Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 31-1-1954 đến 15-5-1954). Tại đây, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quy
Mù Cang Chải khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” vào dịp nghỉ lễ 30/4

Mù Cang Chải khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” vào dịp nghỉ lễ 30/4

Vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại huyện Mù Cang Chải sẽ diễn ra nhiều hoạt động du lịch đặc sắc, trong đó có khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” năm 2024.
Ninh Bình vào Top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông

Ninh Bình vào Top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông

Lý tưởng nhất là du khách nên đến với Ninh Bình vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm để trải nghiệm vẻ đẹp đặc sắc của cảnh quan sông nước, các cánh đồng lúa chín vàng ở mỗi vùng quê Ninh Bình.
Quảng Nam: Tam Kỳ mùa hoa sưa nở

Quảng Nam: Tam Kỳ mùa hoa sưa nở

SKV - Những ngày cuối của mùa xuân chuyển qua mùa hè, cũng là lúc hoa sưa bắt đầu bung nở sắc vàng rực khắp các tuyến đường TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Những hàng Sưa không những tạo bóng mát, khoảng xanh còn tạo thêm cho Tam Kỳ một nét đặt trưng riêng mỗi khi đến mùa hoa sưa nở.
Mùa lễ hội chùa Thầy (Hà Nội): Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Quốc Oai – Khơi nguồn di sản”

Mùa lễ hội chùa Thầy (Hà Nội): Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Quốc Oai – Khơi nguồn di sản”

Các hoạt động này nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của huyện Quốc Oai.

Các tin khác

Bản Sì Thâu Chải - Thiên đường du lịch cộng đồng trong lòng núi rừng

Bản Sì Thâu Chải - Thiên đường du lịch cộng đồng trong lòng núi rừng

Nằm trên độ cao khoảng 1.400m so với mặt nước biển, bản Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường đang trải qua sự biến đổi không ngừng, vươn lên thành điểm đến du lịch cộng đồng thu hút hàng vạn du khách mỗi năm. Sự thành công ban đầu này mở ra triển vọng cho một hướng phát triển kinh tế mới, kết hợp với việc bảo tồn và tôn vinh giá trị thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa của người dân tộc Dao tại Lai Châu.
Bình Phước: Quảng bá tiềm năng kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp

Bình Phước: Quảng bá tiềm năng kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp

Gần đây, chuyến tham quan các nông trại và xưởng chế biến nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã mang đến cho đoàn công tác của Bộ Nông Lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cơ hội tìm hiểu về các mô hình kinh tế nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch.
Khám phá Bãi Trước Vũng Tàu

Khám phá Bãi Trước Vũng Tàu

Bãi Trước (hay còn gọi là bãi Tầm Dương) nằm giữa núi Lớn và núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Bãi Trước nằm trong khoảng từ đèn Xanh (đèn hàng hải) tới cầu Đá, bắt đầu từ số 01 Trần Phú, qua hết đường Quang Trung tới một phần đường Hạ Long. Cảnh quan thiên nhiên ở Bãi Trước ngoài núi Lớn, núi Nhỏ còn có hòn Ngưu nhô hẳn ra ngoài biển có thể coi là một kỳ quan của bãi biển này.
Ý nghĩa tên gọi các hang động tại Tràng An - Ninh Bình

Ý nghĩa tên gọi các hang động tại Tràng An - Ninh Bình

Được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, Quần thể danh thắng Tràng An là một vùng du lịch tổng hợp gồm các di sản và văn hóa thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.
Khám phá nét đặc sắc của Đắk Lắk - Một hành trình đến với núi rừng Tây Nguyên

Khám phá nét đặc sắc của Đắk Lắk - Một hành trình đến với núi rừng Tây Nguyên

SKV - Nếu bạn đã cảm thấy chán chường trước sự ồn ào và khói bụi của thành phố, thì tại sao không thử sức với không khí trong lành của núi rừng? Dưới đây là một cuốn nhật ký về những trải nghiệm tuyệt vời tại Đắk Lắk mà bạn nên khám phá.
Mê mẩn con đường hoa gạo đỏ rực ở Hà Nam

Mê mẩn con đường hoa gạo đỏ rực ở Hà Nam

Mỗi dịp tháng Ba về, hoa gạo ở thôn Đoài (xã Tiên Nội, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) lại nở đỏ rực cả một vùng trời. Hàng cây gạo chạy dọc bờ mương xen giữa là cánh đồng lúa xanh mướt… khiến cho khung cảnh trở nên thơ mộng.
Lai Châu: Bảo đảm an toàn để du lịch mạo hiểm phát triển

Lai Châu: Bảo đảm an toàn để du lịch mạo hiểm phát triển

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ cùng nhiều cảnh quan đẹp và di tích danh thắng. Được biết đến không chỉ bản sắc văn hóa độc đáo của 20 dân tộc, Lai Châu còn là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn của du khách ưa thích du lịch mạo hiểm từ hoạt động leo núi, khám phá hang động, đi thuyền kayak trên hồ, zipline, bay dù lượn… Để đảm bảo an toàn cho du khách, tỉnh cũng tăng cường công tác quản lý loại hình du lịch này.
Động lực cho du lịch Quảng Ninh "cất cánh"

Động lực cho du lịch Quảng Ninh "cất cánh"

Thời gian qua Quảng Ninh đã xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, nhằm tạo lợi thế và tăng sức cạnh tranh cho ngành du lịch. Điều này thấy rõ khi hàng loạt công trình giao thông được đưa vào khai thác đã sớm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo thuận lợi, hấp dẫn cho du lịch “cất cánh”.
Lên Đà Lạt ngắm phượng tím

Lên Đà Lạt ngắm phượng tím

Những ngày này, du khách đến Đà Lạt không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của phượng tím - một loài hoa đã trở thành thương hiệu của thành phố hoa. Năm nay, do ảnh hưởng của El nino nên hoa nở rộ sớm hơn mọi năm.
Bắc Hà (Lào Cai) – Đắm say du khách với những địa điểm du lịch đậm chất vùng cao

Bắc Hà (Lào Cai) – Đắm say du khách với những địa điểm du lịch đậm chất vùng cao

SKV - Không ồn ào, náo nhiệt như Sapa, Bắc Hà thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hoang sơ, với những giá trị văn hoá đậm đà phong vị vùng Tây Bắc. Nơi đây sở hữu nhiều địa điểm tham quan tuyệt đẹp và nồng đượm tình cảm của bà con dân tộc đồng bào thân thiện, hiếu khách.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Phiên bản di động