Dự án Núi Pháo của Tập đoàn Masan thua lỗ kỷ lục
Tập đoàn Masan (mã: MSN) là tập đoàn đa ngành hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng (gia vị, mì ăn liền, đồ uống, bột giặt…), chăn nuôi chế biến thịt, viễn thông, đến khai thác khoáng sản... Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng, bán lẻ hiện là trọng tâm đầu tư và mang về doanh thu, lợi nhuận cao nhất cho tập đoàn.
Chính vì hoạt động đa ngành nên tính đến cuối năm 2023, Tập đoàn Masan có tới 79 công ty con sở hữu gián tiếp và 3 công ty con sở hữu trực tiếp. Ngoài ra, còn có 1 công ty liên kết sở hữu trực tiếp và 3 công ty liên kết sở hữu gián tiếp.
Đáng chú ý, lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Tập đoàn Masan thông qua mảnh ghép Công ty Masan High-Tech Materials đang là tâm điểm chú ý khi vừa bán đi 100% cổ phần H.C. Starck Holding GmbH (HCS) cho Mitsubishi. Masan High-Tech Materials đầu tư vào HCS năm 2020 với mục tiêu đưa công nghệ tinh chế và tái chế vonfram về Việt Nam để chuyển dịch sang mô hình kinh doanh tuần hoàn bền vững.
Nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản tại mỏ đa kim Núi Pháo của Masan High-Tech Materials (Ảnh nguồn: Internet). |
Theo tìm hiểu, Masan High-Tech Materials là công ty con do Tập đoàn Masan sở hữu 86,4% vốn. Ban đầu Masan High-Tech Materials có tên gọi là Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources), năm 2020 chính thức đổi tên thành CTCP Masan High-Tech Materials.
Masan High-Tech Materials là đầu mối quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và khai thác dự án Núi Pháo, đồng thời trực tiếp sở hữu tất cả các công ty con phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó có việc sở hữu 100% Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo và H.C. Starck Holding GmbH (HCS).
Doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng, công ty con của Tập đoàn Masan vẫn lỗ kỷ lục
Năm 2014, mỏ Núi Pháo chính thức sản xuất thương mại. Trong năm này, doanh thu thuần đạt Masan High-Tech Materials đạt gần 2.826 tỷ và lãi sau thuế chỉ hơn 35,6 tỷ đồng.
Giai đoạn 2015-2018, kết quả kinh doanh tại MSR tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu thuần tăng từ 2.658 tỷ đồng năm 2015 lên 6.865 tỷ đồng năm 2018. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 84 tỷ đồng năm 2015 lên 810 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, từ năm 2019 trở lại đây, kết quả kinh doanh tại MSR trồi sụt liên tục.
Cụ thể, đến năm 2019, doanh thu thuần bất ngờ lao dốc xuống còn 4.706 tỷ đồng, tương đương giảm 31% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế chỉ còn 352 tỷ đồng, giảm đến 57% so với năm trước. Đến năm 2020, doanh thu bắt đầu khởi sắc trở lại, thu về 7.291 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế vẫn không khả quan, chỉ đạt 51,7 tỷ đồng, giảm mạnh 86% so với năm 2019 do giá vốn tăng cao.
Các năm 2021, 2022 doanh thu lần lượt đạt 13.564 tỷ đồng và 15.549 tỷ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế vẫn rất "mỏng" khi lần lượt đạt 261 tỷ đồng và 105 tỷ đồng.
Có thể thấy, giai đoạn 2019-2022, doanh thu tại MSR mang về hàng chục nghìn tỷ mỗi năm nhưng lợi nhuận mỗi năm chỉ vỏn vẹn vài chục tỷ đến vài trăm tỷ.
Năm 2023, doanh thu thuần tại MSR đạt 14.093 tỷ đồng, giảm nhẹ 9% so với năm 2022. Lợi nhuận gộp giảm mạnh, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 1.793 tỷ đồng. Do đó, MSR lỗ sau thuế lên tới 1.529 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục, đầu tiên kể từ năm 2014 đến nay.
Giải trình khoản lỗ kỷ lục năm 2023, MSR cho biết, nguyên nhân do lợi nhuận gộp trong năm 2023 giảm 1.593 tỷ đồng so với năm 2022 do chi phí sản xuất ở Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (công ty con do Masan High-Tech Materials sở hữu 100% vốn) tăng cao và nhu cầu toàn cầu suy yếu trong năm 2023.
Ngoài ra, Tập đoàn chịu ảnh hưởng bất lợi từ lãi suất tăng cao khiến chi phí tài chính thuần trong năm 2023 tăng 263 tỷ đồng so với năm 2022.
Cập nhật số liệu mới nhất, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, doanh thu thuần tại MSR ghi nhận 3.089 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ 2023. Do lợi nhuận gộp lỗ hơn 113 tỷ đồng cùng với doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh, và các khoản chi phí tăng khiến MSR lỗ sau thuế quý I/2024 hơn 702 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2023 lãi 13,6 tỷ đồng.
Masan High-Tech Materials "sở hữu" hơn 16.000 tỷ đồng nợ vay, dòng tiền âm
Bên cạnh kết quả kinh doanh không mấy lạc quan, tình hình tài chính tại MSR cũng ghi nhận biến động khi nợ vay ngày càng "phình to" và dòng tiền âm.
Theo đó, giai đoạn 2014-2020, tổng tài sản tại MSR tăng trưởng mạnh mẽ, từ 25.105 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2014 lên đến 40.109 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2020. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản tại MSR giảm nhẹ còn 39.351 tỷ đồng và đạt 41.521 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản tại Masan High-Tech Materials giảm nhẹ so với đầu năm, ghi nhận 40.372 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tương đương tiền chỉ còn 974 tỷ đồng, giảm 35% so với đầu năm; hàng tồn kho ở mức 6.191 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tồn kho thành phẩm với 3.605 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn hơn 2.757 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là phải thu ngắn hạn của khách hàng gần 1.669 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại MSR giai đoạn 2014-2020 tăng khá nhanh, tăng từ 13.595 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2014 lên đến 26.029 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2020, đến thời điểm 31/12/2021 giảm nhẹ xuống còn 25.010 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2023, nợ phải trả đã lên tới 26.748 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong cơ cấu nợ phải trả tại MSR, chủ yếu là số dư nợ vay (vay và trái phiếu phát hành ngắn hạn và dài hạn). Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2014, nợ vay tại MSR ghi nhận 8.694 tỷ đồng, chiếm 64% nợ phải trả. Đến thời điểm 31/12/2023, nợ vay đã lên tới 16.656 tỷ đồng, chiếm 62% nợ phải trả.
Tại thời điểm 31/12/2023, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,96 lần. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu ở mức 0,76 lần, tương đương dư nợ trái phiếu của MSR khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Trong khi tại thời điểm 31/12/2022 chỉ ở mức 0,68 lần.
Đáng lưu ý, ngoài nợ vay ngày càng phình to, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại MSR năm 2023 cũng âm hơn 156 tỷ đồng, trong khi năm 2022 dương hơn 1.126 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 848 tỷ đồng, chỉ có dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính dương hơn 473 tỷ đồng. Do đó, dòng tiền thuần trong năm 2023 tại MSR âm hơn 531 tỷ đồng, trong khi năm 2022 dương gần 466 tỷ đồng.
Tiền thu từ đi vay và phát hành trái phiếu trong năm 2023 đạt mức hơn 16.720 tỷ đồng, tăng tới 77% so với năm trước. Công ty trả nợ gốc vay và chi phí liên quan đến phát hành trái phiếu hơn 16.247 tỷ đồng, tăng đến 118% so với năm trước.
Cập nhật số liệu mới nhất, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, tính đến 31/3/2024, tổng tài sản tại MSR ghi nhận 39.659 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với thời điểm 31/12/2023. Nợ phải trả ghi nhận 26.673 tỷ đồng, trong đó, số dư nợ vay ghi nhận hơn 16.613 tỷ đồng (gồm 7.969 tỷ đồng vay và trái phiếu dài hạn đến hạn phải trả; 8.644 tỷ đồng vay và trái phiếu phát hành dài hạn).
Tại thời điểm 31/3/2024, vốn chủ sở hữu tại MSR ghi nhận 12.986 tỷ đồng, giảm 5% so với thời điểm 31/12/2023. Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,05 lần, trong khi tại thời điểm 31/12/2023 là 1,96 lần.
Ở một diễn biến có liên quan, công ty con do MSR nắm giữ 100% là Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo cũng ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 1.409 tỷ đồng năm 2023. Tính đến 31/12/2023, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 2,41% lần, tương đương nợ phải trả là 26.264 tỷ đồng, chiếm đến 71% nguồn vốn của doanh nghiệp. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu ở mức 0,67 lần, tương đương số dư nợ trái phiếu khoảng 7.298 tỷ đồng.
Tin liên quan
Tập đoàn Masan kiếm bao nhiêu tiền từ mảng khoáng sản?
10:52 | 21/05/2024 Doanh nghiệp
Cùng chuyên mục
Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
12:45 | 20/12/2024 Doanh nghiệp
HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế
12:20 | 20/12/2024 Doanh nghiệp
Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức
12:19 | 20/12/2024 Doanh nghiệp
Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?
10:29 | 18/12/2024 Doanh nghiệp
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu
16:44 | 17/12/2024 Doanh nghiệp
Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?
17:00 | 15/12/2024 Doanh nghiệp
Các tin khác
Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững
08:00 | 14/12/2024 Doanh nghiệp
Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?
07:00 | 14/12/2024 Doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh
21:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
15:58 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa
15:58 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới
15:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới
09:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?
09:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp
00:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
21:13 | 12/12/2024 Doanh nghiệp
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
3 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội