Ea Kar (Đắk Lắk): Bí ẩn đằng sau những chuyến xe chở cát “khủng”

Trong chuyến công tác thực hiện Chuyên đề “Sức khỏe Việt với an toàn giao thông” năm 2022 tại huyện Ea Kar (Đắk Lắk) chúng tôi hết sức bất ngờ với những câu chuyện “hậu trường” ẩn đằng sau những xe cát “khủng” ngày đêm lưu thông tại địa phương này. Đó là việc khai thác cát theo kiểu “tận thu, tận diệt” bất chấp hậu quả và có nhiều dấu hiệu sai phạm so với Giấy phép khai thác đã được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp cho Công ty Đoàn Kết gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và sạt lở bờ sông đang là thực trạng vô cùng “đau lòng” tại sông Krông Pắk, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, những xe chuyên chở cát quá khổ, quá tải tàn phá đường xá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân địa phương. Tuy nhiên việc quản lý của chính quyền địa phương có dấu hiệu “lúng túng” gây nên nguy cơ thất thoát tài nguyên.

Bãi tập kết cát của Công ty Đoàn kết nhìn từ trên cao

Câu chuyện xe quá tải, quá khổ và “hậu trường” khai thác cát có dấu hiệu hủy hoại môi trường

Thực hiện Công văn số 106/UBATGTQG ngày 25/3/2022 của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG) về việc phối hợp thực hiện Chuyên đề “Sức khỏe Việt với an toàn giao thông” năm 2022 giữa UBATGTQG và Tạp chí Điện tử Sức khỏe Việt. Cuối tháng 4/2022, PV Sức khỏe Việt đã có chuyến “thị sát” về tình hình xe quá khổ, quá tải chở cát đang hoành hành tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk theo sự phản ánh của người dân.

Theo chân những đoàn xe quá khổ, quá tải, có dấu hiệu cơi nới thành thùng chuyên dùng để chở cát, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều điều bất ngờ ẩn sau những chuyến xe này. Đặc biệt là hiện tượng khai thác cát trên sông Krông Pắk, đoạn chảy qua địa phận xã Ea Ô, đang diễn ra vô cùng phức tạp gây ô nhiễm môi trường, làm sạt lở bờ sông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân địa phương. Đặc biệt là nguy cơ thất thoát tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Những xe chở cát “khủng”

Theo ghi nhận của PV, tại đoạn sông Krông Pắk đi qua xã Ea Ô thì lòng sông rất hẹp. Tuy nhiên, việc khai thác và tập kết cát được hình thành với quy mô lại rất lớn. Một trong những doanh nghiệp khai thác cát với quy mô khá lớn là Công ty TNHH khai thác cát Đoàn Kết (Công ty Đoàn Kết). Công ty này đã lập bến bãi, hạ thủy hàng loạt tàu bơm hút và bán hàng chục xe cát mỗi ngày, gây sạt lở hai bên bờ sông khiến người dân vô cùng bức xúc. Vị trí khai thác, tập kết gần cầu số 1, chỉ cách trụ sở UBND xã Ea Ô (huyện Ea Kar, Đắk Lắk) khoảng vài km nhưng không có bảng hiệu công trình…

Nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở buộc nhà nước phải chi tiền ngân sách làm bờ kè

Trong những ngày cuối tháng 4/2022, chúng tôi trực tiếp ghi nhận tại hiện trường tại một vị trí cách cầu số 1 xã Ea Ô khoảng chỉ hơn 1km có một bãi tập kết cát với một số con tàu trọng tải lớn dùng “vòi rồng” xoáy sâu vào lòng sông để hút cát lên xà lan. Chúng tôi đã ghi nhận được 6 xà lan để chuyên chở cát tới bãi tập kết cát ngay bên bờ sông. Điều gây ngạc nhiên là hầu hết xà lan này chỉ ghi là “Công ty TNHH Khai thác cát”, không có tên doanh nghiệp, đồng thời số hiệu của các xà lan này cũng có dấu hiệu bị tẩy xóa, không rõ ràng… Không biết các phương tiện này có được đăng ký, đăng kiểm theo quy định hay không?

Xà lan chở cát không có tên doanh nghiệp…

Từ các xà lan này, cát được một máy bơm hút lên bờ và một máy múc cát múc trực tiếp lên xe để mang đi tiêu thụ hoặc tập kết tại các bãi tập kết trong khu vực xã Ea Ô và vùng phụ cận… Điều này đã khiến cho dòng sông Krông Pắk sạt lở nghiêm trọng, trong đó có những đoạn lòng sông bị lở với chiều dài lên đến hàng km và chiều sâu hàng chục mét. Quan sát dọc bờ sông, có thể dễ dàng thấy những vết đất nứt, sụp đổ xuống lòng sông lấn sâu vào đất trồng trọt hai bên bờ của người dân.

Hoặc không có số hiệu…

Tại khu tập kết cát của Công ty Đoàn Kết, chúng tôi đã ghi nhận được hàng loạt xe đầu kéo, xe tải lớn (nhiều người còn gọi là xe 4 giò) chuyên chở cát mang các biển số như: xe 47C-220.25; xe 47C- 234.00; xe 47C-107.24 kéo theo rơ móc mang biển số 47R-001.16; xe 47R-00.456; xe 47H-226.42; xe 47H-00.333; xe 47C.226.93; xe 47C-072.39… Các xe chở cát này đều được cơi nới thành thùng cao hơn nhiều so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. Các xe này đa số được gắn lô gô viết tắt là “LD” (Linh Đan – PV) hoặc “Văn Tuấn”.

PV có dịp phỏng vẫn một tài xế T. chuyên vận chuyển cát cho Công ty Đoàn Kết và được tài xế này chia sẻ: “Việc khai thác cát của Công ty Đoàn Kết với khối lượng khai thác hàng ngàn m3 cát mỗi ngày. Chẳng hạn, xe tôi chạy được cơi nới thành thùng để có thể chuyên chở được khỏang 45 -50 tấn cát, chưa kể trọng lượng xe khoảng gần 20 tấn. Khối lượng cát chở mỗi xe trung bình khoảng 30 – 35 khối. Số xe chuyên chở cát tại đây có khoảng gần 20 xe, trong đó xe của Công ty Linh Đan (lô gô có ký hiệu “LD”) khoảng hơn một chục chiếc, còn lài là xe Văn Tuấn…”.

Bên cạnh đó, dọc theo tuyến đường liên xã từ xã Ea Ô đến xã Cư Ni chỉ dài khoảng hơn 10 km xuất hiện hàng trăm ô gà, ổ voi do các xe chở cát có dấu hiệu quá tải gây ra khiến cho các phương tiện lưu thông qua đây vô cùng vất vả. Nhiều đoạn đường dài hàng chục mét được vá vội bằng đất thay vì bằng nhựa. Tuy nhiên theo ghi nhận nhiều ngày của PV thì lực lương CSGT và Thanh tra giao thông tại huyện Ea Kar không nhắc nhở, xử phạt…

Nguy cơ thất thoát tài nguyên thiên nhiên

Tại khu vực tập kết cát bên bờ sông Krông Pắk của Công ty Đoàn Kết có lắp một trạm cân điện tử nhưng theo ghi nhận nhiều ngày của PV thì trạm cân này không hề hoạt động. PV đã ghi lại hình ảnh hàng loạt xe được đưa lên bàn cân nhưng số liệu của cân này luôn dừng ở số 0. Điều này chứng tỏ Công ty Đoàn Kết lắp đặt trạm cân chỉ để đối phó với cơ quan chức năng chứ không cân trọng tải xe và khối lượng cát theo quy định.

Trạm cân luôn dừng ở số 0 tròn trĩnh khi xe không tải đi qua…

Điều này trái ngược hoàn toàn với mục 2, điều 2 của “Giấy phép khai thác khoáng sản” (gia hạn lần 2) số 37/GP-UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 25/3/2021 do ông Y Giang Gry Niê Knơng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ký. Nội dụng trong Giấy phép nêu khá rõ: “Thực hiện việc lắp đặt, vận hành trạm cân và camera giám sát theo đúng quy định tại Khoản 2, Điều 42, Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ để giám sát khối lượng cát mua-bán tại bến bãi theo quy định; cung cấp thông tin số liệu sản lượng khai thác, tiêu thụ thông qua trạm cân và camera giám sát cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định”.

Và khi xe chở đầy cát

Theo thông tin chúng tôi có được, “Giấy phép khai thác khoáng sản” (gọi tắt là Giấy phép) khai thác cát tại sông Krông Pắk lần 1 được cấp cho Công ty TNHH Anh Quốc năm 2014 với trữ lượng được phép là 339.389 m3/năm. Năm 2015 Công ty Anh Quốc bán cho Công ty Đoàn Kết do ông Trần Ngọc Bé là Giám đốc và người đại diện theo pháp luật.

Tại Quyết định 835/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk do ông Y Dhăm Ênuôi – Phó chủ tịch UBND tỉnh ký đã nêu rõ trách nhiệm đối với Công ty Đoàn Kết như sau: Không được khai thác cát tại các khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở; không được thực hiện việc chuyển nhượng đất nông nghiệp dọc hai bên bờ sông để thực hiện việc bơm hút cát; Chỉ được tiến hành hoạt động khai thác, vận chuyển cát theo số lượng đã đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường; Khai thác đúng phạm vi, ranh giới, diện tích được cấp phép, thực hiện cắm mốc ranh giới khu vực được cấp phép khai thác; Trong quá trình khai thác tuân thủ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không gây sạt lở bờ sông và làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực. Chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ, thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật; Thời hạn khai thác đến ngày 25/3/2021.

Công ty Đoàn kết được khai thác trên diện tích 335.000 m2, tương đương với 33,5ha có chiều dài theo dọc sông là 20km thuộc địa phận xã Ea Ô, huyện Ea Kar; vị trí, ranh giới khu vực mỏ được xác định theo tờ bản đồ khu vực khai thác tỷ lệ 1/25.000 kèm theo;

Theo “Giấy phép khai thác khoáng sản” (gia hạn lần 2) số 37/GP-UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 25/3/2021 do ông Y Giang Gry Niê Knơng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ký có ghi rõ các nội dung cho phép Công ty Đoàn Kết được khai thác cát đến 25/3/2024, với các trách nhiệm cơ bản sau: Thời gian hoạt động khai thác trong ngày khai thác từ 7h sáng đến 5h chiều, không được khai thác vào ban đêm; Công ty Đoàn Kết tiếp tục thực hiện việc khai thác cát theo Giấy phép đã được phê duyệt trước đó (Giấy phép lần 1); Thực hiện việc lắp đặt, vận hành trạm cân và camera giám sát theo đúng quy định tại Khoản 2, Điều 42, Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ để giám sát khối lượng cát mua-bán tại bến bãi theo quy định; cung cấp thông tin số liệu sản lượng khai thác, tiêu thụ thông qua trạm cân và camera giám sát cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Xác định ranh giới khu vực khai thác cát, cắm mốc các điểm khai thác cát khu vực khai thác cát lòng sông; Thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với phương tiện hoạt động khai thác, vận chuyển cát; Lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát lòng sông với các nội dung: tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khai thác; thời gian khai thác, tên phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát; lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát với các nội dung: địa chỉ cung cấp cát được tập kết tại bến bãi; Chỉ được thực hiện hoạt động khai thác cát theo đúng số lượng tàu, thuyền đã đăng ký, đăng kiểm đối với cơ quan có thẩm quyền theo quy định, tập kết cát tại các bãi đã lắp đặt trạm cân và camera giám sát được cấp có thẩm quyền cho phép. Không được tự ý mở các bãi tập kết trái quy định, nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Giấy phép Khai thác khoáng sản (gia hạn lần 2) của Công ty Đoàn Kết

Theo báo cáo kết quả sản lượng hoạt động khai thác cát số 01/2020/BC-ĐK của Công ty Đoàn Kết ngày 31/12/2020: Trong năm 2020, khối lượng nguyên khai được khai thác là 305.450 m3, công suất khai thác: 48.000 m3/năm; độ sau khai thác 1,6m. Tổng số tiền cấp quyền khai thác cát năm 2020 là 1.283.183.800 đ. Tổng sản lượng khai thác năm 2020 được Công ty Đoàn Kết báo cáo là 44.418 m3 cát.

Trước đó, tổng sản lượng năm 2015 là 3.993 m3; năm 2016 là 9.400 m3; năm 2017 là 5.678 m3; năm 2018 là 10. 786 m3; năm 2019 là 27.190 m3. Sang đến năm 2021, kể từ ngày 1/1 đến ngày 27/5, Công ty Đoàn kết báo cáo đã khai thác được tổng cộng 26.336 m3 cát. Hiện số lượng khai thác cát cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 chưa có thông tin cụ thể.

Như vậy, theo Giấy phép khai thác của Công ty Đoàn Kết được UBND tỉnh cấp và thực tế khai thác tại sông Krông Pắk mà PV ghi nhận có nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng như: Lắp đặt trạm cân nhưng không hoạt động (luôn dừng ở số 0 bất cứ xe có tải hay không tải), khiến cho vấn đề kiểm soát khối lượng khai thác cát từ chính quyền địa phương và cơ quan quản lý, giám sát khối lượng khai thác không có tác dụng thực tế; Không xác định ranh giới khu vực khai thác cát, cắm mốc các điểm khai thác cát khu vực khai thác cát lòng sông; Không lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát lòng sông với các nội dung: tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khai thác; thời gian khai thác, tên phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát; lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát với các nội dung: địa chỉ cung cấp cát được khai thác; Nhiều phương tiện khai thác có dấu hiệu bị bị tẩy xóa số hiệu phương tiện; Ngang nhiên khai thác cát tại khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở…?

Nhiều đoạn đường “tan nát” vì xe quá tải

Chính quyền địa phương trông chờ vào “sự tự giác của doanh nghiệp”…

Trụ sở UBND xã Ea Ô

Ngày 22/4/2022, trao đổi với PV, ông Phùng Văn Hiếu – Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ô cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh việc khai thác cát gây sạt lở bờ sông của Krông Pắk lên các cấp chính quyền, kể cả việc đề nghị thu hồi Giấy phép khai thác cát của Công ty Đoàn Kết nhưng không có kết quả. Trách nhiệm của UBND xã cũng chỉ xử phạt hành chính không quá 5 triệu đồng nên nhiều khi cũng “bất lực” trước những vấn đề liên quan đến Công ty Đoàn Kết”.

“Việc đường xá hư hỏng do xe quá tải là có thật, người dân cũng đã nhiều lần phản ánh nhưng chúng tôi cũng không đủ thẩm quyền để xử lý. Riêng việc tập kết cát trên địa bàn xã khu vực Công ty Đoàn Kết đang xin phép lập bãi tập kết mới thay cho bãi tập kết gần chợ và trường học hiện nay…” – ông Hiếu chia sẻ thêm.

Ngày 12/5, chúng tôi có buổi làm việc với ông Lê Đình Chiến – Phó chủ tịch UBND huyện Ea Kar liên quan đến những vấn đề vừa nêu.

Ông Lê Đình Chiến (phải)– Phó chủ tịch UBND huyện Ea Kar làm việc với PV

Trao đổi với PV, ông Chiến cho biết: “Trước sự quan tâm, phản ánh của báo chí, lãnh đạo huyện cũng đã có chỉ đạo chấn chỉnh và kịp thời khắc phục… Vấn đề sạt lở tại sông Krông Pắk một phần do tự nhiên, một phần do người dân khai hoang hai bên bờ sông, một phần do khai thác cát… Hiện tại huyện cũng đã nhận được báo cáo của UBND xã Ea Ô, phòng Tài nguyên và Môi trường và Công an huyện về các vấn đề liên quan…”.

Khi được hỏi về vai trò quản lý và trách nhiệm của UBND huyện trong vấn đề khai thác cát có nhiều dấu hiệu sai phạm so với giấy phép của Công ty Đoàn Kết trên sông Krông Pắk mà PV đã ghi nhận được, ông Chiến lúng túng cho biết: “Việc quản lý khai thác khoáng sản là do công an tỉnh quản lý (?). UBND huyện cũng đã giao cho xã Ea Ô, ngành công an, ngành Tài nguyên – Môi trường kiểm tra hoạt động khai thác cát của Công ty Đoàn Kết. Tuy nhiên, việc tự giác chấp hành pháp luật của doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng…”.

Về vấn đề quản lý khối lượng khai thác, ông Chiến cho biết: “Tại bãi tập kết cát có lắp đặt trạm cân khối lượng xe vận chuyển và hệ thống camera giám sát nên khối lượng khai thác được giám sát chặt chẽ…”.

Khi chúng tôi nêu vấn đề trong nhiều ngày qua theo quan sát của PV, trạm cân điện tử này không hề hoạt động khi luôn dừng lại ở mức 0, ông Chiến bối rối cho biết:“Chúng tôi đã lập một ban chống thất thu khoáng sản, tuy nhiên ban này hoạt động chưa hiệu quả. Nhiều khi doanh nghiệp lợi dung giờ vàng để khai thác sai quy định khiến cho chính quyền thông thể quản lý được… Tôi chưa nghe báo cáo việc trạm cân không hoạt động”.

Khi chúng tôi thắc mắc “giờ vàng” là giờ gì, thì được ông Chiến giải thích: “Giờ vàng chính là những ngày nghỉ cuối tuần hoặc lễ tết…”.

Riêng vấn đề xe quá khổ, quá tải ông Chiến cho biết: “Vấn đề trật tự an toàn giao thông liên quan đến hiện tượng xe quá khổ, quá tải, lãnh đạo huyện cũng đã quá triệt công an huyện, đặc biệt là CSGT tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm nếu như phương tiện vi phạm”.

Như trao đổi của ông Lê Đình Chiến – Phó chủ tịch UBND huyện Ea Kar thì việc quản lý khai thác cát tại sông Krông Pắk của chính quyền địa phương còn nhiều bất cập, phần lớn phụ thuộc vào “sự tự giác của doanh nghiệp” như lời ông Chiến nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi làm việc với PV. Về vai trò và trách nhiệm của UBND huyện như thế nào trong việc khai thác có nhiều dấu hiệu sai phạm của Công ty Đoàn Kết, ông Chiến trả lời cũng không rõ ràng… Điều này thể hiện sự lúng túng trong cách quản lý khai thác tài nguyên của chính quyền địa phương, dẫn tới nguy cơ có thể gây thất thoát tài nguyên là rất lớn… Đồng thời còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cuộc sống, tài sản và sức khỏe của người dân…

Bên cạnh đó, các báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ea Kar, Công an huyện Ea Kar và UBND xã Ea Ô mới đây cũng chỉ nêu chung chung, không thể hiện được vấn đề mà chúng tôi nêu trên… Các báo cáo này hầu như đều khẳng định Công ty Đoàn Kết hoạt động đúng với Giấy phép đã được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp? Điều này cũng mâu thuẫn với thông tin, hình ảnh mà PV ghi nhận thực tế trước đó.

PV cũng đã đặt lịch làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk liên quan đến vấn đề vừa nêu nhưng chưa nhận được câu trả lời từ cơ quan này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc này trong các số báo tiếp theo./.

Nhóm PV

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Đội QLTT số 8 triển khai mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.

Gia Lai: Đội QLTT số 8 triển khai mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.

SKV- Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 8 thường xuyên tích cực tham gia, phối hợp 08 đoàn liên ngành trên địa bàn 02 huyện Mang Yang và huyện Đak Đoa với mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.
Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức hội nghị giao ban công tác y tế 9 tháng đầu năm 2024.

Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức hội nghị giao ban công tác y tế 9 tháng đầu năm 2024.

SKV- Ngày 22/10/2024, Sở Y tế Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác y tế 9 tháng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bác sĩ Nay Phi La – Giám đốc Sở Y tế cùng Ban Giám đốc đã chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các Phòng chức năng thuộc Sở Y tế, đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội, Công đoàn ngành Y tế; Bệnh viện đa khoa công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, Ban Quân y bộ đội biên phòng, Ban Chỉ huy quân sự tỉnh cùng đại diện 15 Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina

Điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Bắc Giang khẩn trương triển khai điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina.
Thuốc lá điện tử: Mối nguy hại đối với thế hệ trẻ hiện nay.

Thuốc lá điện tử: Mối nguy hại đối với thế hệ trẻ hiện nay.

SKV- Thuốc lá điện tử đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với giới trẻ hiện nay. Ban đầu nó được quảng cáo như một phương pháp thay thế thuốc lá điếu truyền thống ít gây hại hơn, nhưng trên thực tế tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, chất lượng cuộc sống và cơ hội nghề nghiệp cho tương lai của các bạn trẻ.
Đắk Lắk: Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Đắk Lắk: Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

SKV - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có Quyết định số 2626/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Đoàn khảo sát công tác thống kê hình sự liên ngành Trung ương làm việc tại tỉnh Lâm Đồng.

Đoàn khảo sát công tác thống kê hình sự liên ngành Trung ương làm việc tại tỉnh Lâm Đồng.

SKV- Thực hiện Kế hoạch số 215/KH-BCĐ ngày 19/9/2024 của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương (Ban chỉ đạo TKHSLN) về khảo sát thực tế phục vụ việc xây dựng Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 12/11/2018 “Quy định phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thống kê hình sự” tại Hội nghị cấp Trung ương.

Các tin khác

BẮT ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ SAU GẦN 5 NĂM LẨN TRỐN.

BẮT ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ SAU GẦN 5 NĂM LẨN TRỐN.

SKV- Ngày 18/10/2024 Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành xác minh, bắt giữ thành công đối tượng truy nã Lê Văn Hòa (SN:1993), trú tại thôn 1, xã Ea Kmút, Ea Kar, Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Lắk phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết.

Tỉnh Đắk Lắk phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết.

SKV- Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH), nhận định hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển; để chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH trong thời gian tới, kiên quyết không để dịch bệnh tiếp tục bùng phát, lây lan, kéo dài, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh này.
Y học cổ truyền là gì? Hiện nay, điều kiện hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là gì? Hiện nay, điều kiện hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền là gì?

Ngày nay, Y học cổ truyền ngày càng được ưa chuộng trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Hiện nay, Y học cổ truyền là gì? Điều kiện hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền là gì? Vấn đề này đang được rất nhiều Bệnh nhân, Lương y, Thầy thuốc, Bác sỹ..đang rất quan tâm.
Nâng cao kiến thức phòng chống tội phạm mạng cho sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM

Nâng cao kiến thức phòng chống tội phạm mạng cho sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM

SKV - Sự hợp tác giữa Viện ABAII và Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) không chỉ dành riêng cho sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM mà còn hướng đến mục tiêu cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng chống lừa đảo trên không gian mạng cho đông đảo sinh viên trên cả nước trong khuôn khổ ABAII Unitour nhằm phổ cập Blockchain và AI.
Bắt giữ một đối tượng tham gia vụ hỗn chiến ở quán Bar Liberty khi đang lẩn trốn tại một khách sạn ở quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Bắt giữ một đối tượng tham gia vụ hỗn chiến ở quán Bar Liberty khi đang lẩn trốn tại một khách sạn ở quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Ngày 15-10, Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa bắt giữ Nguyễn Vũ Duy Khôi (34 tuổi, ngụ TP Buôn Ma Thuột) - đối tượng tham gia vụ hỗn chiến tại quán Bar Liberty sau gần 2 lẩn trốn.
Đắk Lắk: Sở Y tế tạm ngừng hoạt động của Phòng khám Đa khoa Đắk Lắk do liên quan đến vụ một bệnh nhân tử vong khi khám chữa bệnh.

Đắk Lắk: Sở Y tế tạm ngừng hoạt động của Phòng khám Đa khoa Đắk Lắk do liên quan đến vụ một bệnh nhân tử vong khi khám chữa bệnh.

SKV- Chiều 14/10, tại buổi họp báo tháng 9-2024 do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức , ông Hoàng Nguyên Duy, phó giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết đã tạm dừng mọi hoạt động của Phòng khám đa khoa Đắk Lắk (địa chỉ 233- 235 Ngô Quyền, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) do liên quan đến vụ một bệnh nhân tử vong nghi do sốc thuốc khi khám, chữa bệnh tại phòng khám.
Đắk Lắk ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh nặng, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng.

Đắk Lắk ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh nặng, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng.

SKV- Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục ghi nhận các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó, có rất nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị trong tình trạng nặng như sốc, tụt tiểu cầu, thoát huyết tương… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bình Dương: Xử lý hàng loạt phòng khám răng hoạt động không phép

Bình Dương: Xử lý hàng loạt phòng khám răng hoạt động không phép

SKV - Qua nắm bắt tình hình trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế Bình Dương phát hiện nhiều phòng khám răng hoạt động chưa phù hợp, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Đây cũng là mối nguy hại tiềm ẩn cho người dân khi mua phải thuốc tại các cơ sở này.
Công an tỉnh Lâm Đồng triển khai ra quân bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh.

Công an tỉnh Lâm Đồng triển khai ra quân bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh.

Skv - Thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tổ chức triển khai ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh năm học 2024-2025.
Tiếp tục xuất hiện văn bản giả mạo Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tiếp tục xuất hiện văn bản giả mạo Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ngày 8/10, theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, hiện nay trên các trang mạng xã hội tiếp tục xuất hiện thêm một văn bản mạo danh Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk để thực hiện hành vi lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Trong thời gian qua, miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cơn bão YAGI lịch sử để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái. Cơn bão số 3 không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, mà còn đánh thức lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái của mỗi người trong chúng ta. Hàng triệu trái tim từ mọi miền đất nước đã cùng chung nhịp đập hướng về miền Bắc, cảm thông và sẻ chia với những khó khăn, đau thương mà người dân nơi đây đã và đang phải trải qua.
Phiên bản di động