Khánh Hòa: Tạm dừng hoạt động du lịch lặn biển tại vịnh Nha Trang

SKV – Tạm dừng hoạt động du lịch lặn biển trong khu bảo tồn thuộc vịnh Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu khảo sát, đánh giá tổng thể mức độ thiệt hại, cũng như lượng san hô còn lại ở Hòn Mun.

San hô chết hàng loạt tại vịnh Nha Trang

Thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa, được biết Thường trực Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thông báo 347 kết luận trước mắt phải tạm dừng các hoạt động du lịch lặn biển tại các khu vực dễ làm tổn hại rạn san hô trong khu vực vùng vịnh Nha Trang, đặc biệt là Hòn Mun, đồng thời khoanh nuôi bảo vệ các khu vực nhạy cảm trên vịnh Nha Trang. Trong nội dung Kết luận đề xuất các giải pháp lâu dài, xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang.

Được biết, Thường trực Tỉnh uỷ Khánh Hòa hôm 20/6 đã có buổi làm việc, nghe UBND tỉnh báo cáo việc suy giảm rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang. Sau khi lắng nghe UBND tỉnh, UBND TP. Nha Trang báo cáo, ý kiến của các thành viên dự họp và ý kiến thống nhất của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các nội dung đề xuất tại buổi họp, Thường trực Tỉnh uỷ kết luận: Thời gian qua, các cơ quan báo chí phản ánh cơ bản đúng thực trạng suy giảm rạn san hô tại khu vực Hòn Mun, vịnh Nha Trang.

Qua những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, báo cáo của Ban quản lý vịnh Nha Trang, UBND TP. Nha Trang và ý kiến của các thành viên tại cuộc họp bước đầu cho thấy, việc suy giảm phần lớn rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun là một quá trình chịu tác động tích lũy từ nhiều năm, gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong đó, nguyên nhân khách quan dẫn đến việc suy giảm rạn san hô nêu trên là do tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của cơn bão Damrey năm 2017 và cơn bão số 9 năm 2021 (đánh giá không có hiện tượng axit hóa đại dương).

Tại kết luận nêu rõ nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương liên quan, hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu sót; các hoạt động của con người tác động lên hệ sinh thái biển vịnh Nha Trang nói chung và rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun nói riêng vẫn chưa được xử lý kịp thời như khai thác thủy sản trái phép, nạo vét, xây dựng các công trình ven biển không đúng quy định, xả thải từ các hoạt động du lịch,…

Theo Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy Khánh Hòa, vịnh Nha Trang là một trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia (theo Quyết định 742/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020) và cũng là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn, giữ gìn và phục hồi hệ sinh thái biển đa dạng tại vịnh Nha Trang, trong đó có rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng.

Về rà soát cơ chế quản lý, bảo tồn vịnh Nha Trang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát lại toàn bộ cơ chế quản lý, bảo tồn vịnh Nha Trang, công tác phối hợp liên ngành giữa các sở, ngành, địa phương trong tỉnh, công tác phối hợp giữa UBND tỉnh Khánh Hòa các với bộ, ngành Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) để ban hành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế quản lý, bảo tồn vịnh Nha Trang hiệu quả, bền vững, đúng quy định.

Về nâng cao năng lực của Ban quản lý vịnh Nha Trang, UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND TP. Nha Trang rà soát, củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang hoặc nghiên cứu mô hình Ban điều phối Vịnh Nha Trang có đủ thẩm quyền theo quy định, gắn với trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu trong công tác quản lý vịnh Nha Trang; đồng thời, xem xét, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính để Ban quản lý thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Về liên kết, hợp tác trong công tác quản lý các khu bảo tồn biển trên vịnh Nha Trang, UBND tỉnh phải chỉ đạo nghiên cứu phương án quản lý, khai thác vùng mặt nước trong vịnh Nha Trang theo hướng xã hội hóa, xây dựng mô hình quản trị công tư, kết hợp hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ gắn với nhiệm vụ bảo vệ các khu bảo tồn biển trên vịnh Nha Trang một cách hiệu quả, bền vững.

Về nghiên cứu, điều tra khảo sát, đánh giá định kỳ việc bảo tồn, giữ gìn các rạn san hô trên vịnh Nha Trang (bao gồm khu bảo tồn biển Hòn Mun), UBND tỉnh Khánh Hòa được yêu cầu chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá định kỳ các tác nhân của làm suy giảm rạn san hô trên vịnh Nha Trang, đề ra các giải pháp phù hợp để bảo vệ và phục hồi các rạn san hộ một cách bền vững, lâu dài.

Hoạt động du lịch lặn biển tại khu vực Hòn Mun tạm thời bị cấm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh xem xét các đề xuất nghiên cứu thiết lập “Khu dự trữ sinh quyển Hòn Bà – Sông cái” và “Khu sinh thái biển quốc tế vịnh Nha Trang”, qua đó kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, người dân, doanh nghiệp cùng chung tay với chính quyền để bảo tồn giá trị đặc hữu, đa dạng của vịnh Nha Trang.

Theo Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy Khánh Hòa, vịnh Nha Trang là một trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia (theo Quyết định 742/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020) và cũng là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam.

Do đó, việc bảo tồn, giữ gìn và phục hồi hệ sinh thái biển đa dạng tại vịnh Nha Trang, trong đó có rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh xem xét các đề xuất nghiên cứu thiết lập “Khu dự trữ sinh quyển Hòn Bà – Sông cái” và “Khu sinh thái biển quốc tế vịnh Nha Trang”, kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, người dân, doanh nghiệp cùng chung tay với chính quyền để bảo tồn

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu phương án quản lý, khai thác vùng mặt nước trong vịnh Nha Trang theo hướng xã hội hóa, xây dựng mô hình quản trị công tư, kết hợp kinh doanh du lịch, dịch vụ gắn với nhiệm vụ bảo vệ các khu bảo tồn biển một cách hiệu quả, bền vững.

Thành Công – Bích Hạnh

Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 27/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Thanh Hóa ban hành quy định về  thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại

Thanh Hóa ban hành quy định về thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND quy định việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn.
Dự báo thời tiết ngày 26/7/2024: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Dự báo thời tiết ngày 26/7/2024: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 26/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 25/7/2024: Hà Nội mưa nắng gián đoạn

Dự báo thời tiết ngày 25/7/2024: Hà Nội mưa nắng gián đoạn

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 25/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 24/7/2024: Bắc Bộ tiếp tục mưa to kéo dài

Dự báo thời tiết ngày 24/7/2024: Bắc Bộ tiếp tục mưa to kéo dài

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 24/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 23/7, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nhiều khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Các tin khác

Dự báo thời tiết ngày 23/7/2024: Bắc Bộ mưa to

Dự báo thời tiết ngày 23/7/2024: Bắc Bộ mưa to

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 23/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Bão số 2 tiến vào bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh

Bão số 2 tiến vào bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh

Bão số 2 có xu hướng mạnh lên nhanh chóng khi tiến vào vịnh Bắc Bộ và đạt cường độ mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13.
Bão số 2 hướng vào đất liền, Bắc Bộ mưa to từ đêm nay

Bão số 2 hướng vào đất liền, Bắc Bộ mưa to từ đêm nay

Bão số 2 di chuyển nhanh, sau khi vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), dự báo đêm nay (22/7) và rạng sáng mai, sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa sẽ mưa to từ đêm nay.
Dự báo thời tiết ngày 22/7/2024: Mưa dông trên diện rộng

Dự báo thời tiết ngày 22/7/2024: Mưa dông trên diện rộng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 22/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024 và có tên quốc tế là PRAPIROON.
Áp thấp nhiệt đới tăng cấp, mưa lớn trên diện rộng

Áp thấp nhiệt đới tăng cấp, mưa lớn trên diện rộng

Lúc 1h ngày 21/7, áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, đất liền tiếp tục mưa dông.
Dự báo thời tiết ngày 21/7/2024: Hà Nội mưa nắng đan xen

Dự báo thời tiết ngày 21/7/2024: Hà Nội mưa nắng đan xen

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, nhiều nơi mưa dông

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, nhiều nơi mưa dông

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh lên thành bão, vùng biển phía Đông của khu vực bắc Biển Đông mưa rào và dông mạnh.
Dự báo thời tiết ngày 20/7/2024: Hà Nội dịu mát ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 20/7/2024: Hà Nội dịu mát ngày cuối tuần

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 20/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 19/7/2024: Hà Nội mưa rào và dông, trời mát

Dự báo thời tiết ngày 19/7/2024: Hà Nội mưa rào và dông, trời mát

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 19/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động