Nhiều tỉnh thành tạm dừng cho học sinh học trực tiếp do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Trẻ em học trực tuyến để phòng chống dịch bệnh (Hình minh họa)
Theo đó, với số học sinh nhiễm Covid-19 tại các trường học liên tục tăng trong thời gian gần đây một số địa phương thuộc các tỉnh, thành như: Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đắc Lắc… tạm chuyển một số cấp học từ hình thức trực tiếp sang học trực tuyến.
Hà Nội: Ngày 18/2, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đồng ý với tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc điều chỉnh thời gian đến trường học trực tiếp của học sinh từ lớp 1đến lớp 6 của 12 quận nội thành do các ca nhiễm COVID-19 trong trường học tăng và diễn biến xấu của thời tiết cho đến khi có thông báo mới. Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GD&ĐT, nhà trường trong việc tổ chức dạy học trực tiếp trong tuần tới.
Vĩnh Phúc: Ngày 19-2, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản số 957/UBND-VX2 về đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và tình hình thời tiết rét đậm, rét hại.
Theo đó, tỉnh cho học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở chuyển trạng thái từ học tập trực tiếp sang trực tuyến từ ngày 21-2. Các trường mầm non tiếp tục mở cửa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, tạo điều kiện để phụ huynh yên tâm lao động, sản xuất. Các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên duy trì dạy học trực tiếp, đồng thời tổ chức dạy học trực tuyến đối với học sinh thuộc diện F0, F1, kể cả học sinh có yếu tố bệnh nền nếu phụ huynh có yêu cầu và đảm bảo các điều kiện học tập hiệu quả.
Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu tạm dừng việc tổ chức dạy và học trực tiếp đối với tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố Lào Cai kể từ ngày 19-2-2022 cho đến khi có thông báo mới, gồm: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 tại Lào Cai đang diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, từ ngày 16 đến 18-2-2022, toàn tỉnh Lào Cai ghi nhận 2.899 ca, trong đó thành phố Lào Cai có 1.315 ca. Hiện nay, cấp độ dịch của thành phố Lào Cai đáng lo ngại khi 15 xã, phường cấp độ 4; 2 xã cấp độ 3.
Để bảo đảm và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, sớm giảm nhanh các ca mắc trên địa bàn thành phố Lào Cai, chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, triển khai hình thức dạy học trực tuyến cùng với các biện pháp khác để vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định. Riêng cấp học mầm non tạm dừng việc dạy học.
Phú Thọ: Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Phú Thọ yêu cầu UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo, tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục tiểu học, THCS từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới.
Đối với giáo dục mầm non, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp với phụ huynh để thống nhất phương án chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn; tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất.
Ở cấp học giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo các đơn vị quyết định hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đối với từng lớp, khối lớp hoặc toàn trường cho phù hợp.
Tuyên Quang: UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có văn bản điều chỉnh phương án tổ chức dạy học theo đề nghị cuae Sở GD&ĐT tỉnh.
Theo đó, đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sơn Dương, Yên Sơn và TP. Tuyên Quang cho trẻ em mầm non nghỉ học từ hôm nay (21/2) cho đến khi có thông báo mới; học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên học trực tuyến, riêng đối với học sinh lớp 9 và lớp 12 tổ chức kết hợp vừa dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Quảng Ninh: Những ngày qua, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận hàng nghìn ca F0 mỗi ngày, trong đó, số F0 là học sinh và giáo viên tăng nhanh. Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại, tỉnh Quảng Ninh tạm thời cho trẻ mầm non nghỉ học từ 21/2 đến hết 25/2.
Tuy nhiên, lưu ý các cơ sở giáo dục mầm non, khi thông báo chủ trương này đến cha mẹ/phụ huynh trẻ cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và đề xuất của cha mẹ/phụ huynh trẻ, nếu gia đình trẻ nào do không có người chăm sóc, trông coi trẻ ở nhà và có nguyện vọng vẫn đưa trẻ đến trường thì cơ sở giáo dục phải bố trí đón trẻ đến trường và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đảm bảo an toàn.
Đối với cấp Tiểu học sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn và trong cơ sở giáo dục của đơn vị mình, Hiệu trưởng xem xét và quyết định tạm thời cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến từ 21/2 đến hết 25/2 để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại.
Đắc Lắc: Theo số liệu thống kê, kể từ ngày 7/2 đến 16/2 toàn tỉnh Đắc Lắc đã ghi nhận 71 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và 374 em học sinh nhiễm Covid-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP. Buôn Ma Thuột quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6 chuyển sang học trực tuyến từ ngày 21/2.
Để thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả trong các trường học khi tổ chức dạy học trực tiếp, thành phố Buôn Ma Thuột yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức rà soát điều chỉnh phương án phòng, chống dịch trong trường học phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến dịch đang xảy ra; chủ động thích ứng nhưng không chủ quan lơ là, buông lỏng quản lý.
Các đơn vị, cơ quan phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp trong xử lý tình huống phát hiện F0, F1 trong nhà trường; tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh các quy định về phòng, chống dịch để tạo sự đồng thuận, chung tay trong công tác phòng, chống dịch.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh chủ động theo dõi, kiểm tra sức khỏe nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19 phải phải báo ngay cho ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm biết để phân công dạy trực tuyến và thực hiện cách ly tại nhà theo quy định, không được đến trường…
Bên cạnh đó, một số tình thành cũng đang cân nhắc việc để một phần học sinh quay trở lại học trực tuyến nếu diễn biến dịch có chiều hướng ngày càng phức tạp./.
Nguyễn Cường (TH)
Cùng chuyên mục

Di tích lịch sử - văn hóa đền Làng Vải: Nơi gìn giữ hồn quê và sức mạnh cộng đồng
14:22 | 26/04/2025 Việt Nam hôm nay

Xu hướng “hóng biến” của người Việt trẻ
11:57 | 25/04/2025 Giải trí

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 – Khởi đầu cho mùa Phật đản thiêng liêng
19:29 | 23/04/2025 Giải trí

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều