Sớm trang bị kỹ năng cấp cứu ngoại viện cho người dân
Thông tin tại Hội thảo khoa học về cấp cứu ngoại viện diễn ra vào chiều ngày 25/8, GS.TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, ĐHQG Hà Nội cho biết, hiện nay chưa có con số thống kê cụ thể về số người tử vong do không được cấp cứu ngoại viện. Nhưng thực tế, số người tử vong trước khi đến được bệnh viện rất nhiều. Những ca cấp cứu thường do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, đánh nhau, sự cố cháy nổ, bão lũ…, có nhiều sự việc đáng tiếc khi bệnh nhân được đưa vào viện bị chấn thương cột sống cổ, chấn thương đa tạng do quá trình vận chuyển, gây di chứng đến sau này. Nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, đúng cách có thể giúp giảm thiểu nguy cơ làm bệnh nặng thêm hoặc tử vong ngoài bệnh viện.
Hiện nay, Việt Nam có hệ thống cấp cứu 115 và các trung tâm cấp cứu. Tuy nhiên, đa số người dân chưa coi trọng việc cấp cứu tại chỗ mà thường gọi cấp cứu. Nhiều trường hợp xe cấp cứu không kịp đến do nhiều nguyên nhân (tắc đường, ở quá xa, địa hình xe cấp cứu không tới được), theo đó, chỉ có cấp cứu tại chỗ mới có thể kịp thời cứu sống người bệnh.
Cấp cứu tại chỗ giúp kịp thời cứu sống người gặp nạn |
Theo TS.Bs Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E, cấp cứu ngoại viện (cấp cứu ngoài cộng đồng) là tình huống nạn nhân được hỗ trợ bởi người gần mình nhất, người chứng kiến sự việc và có kỹ năng cấp cứu ban đầu. Mục tiêu của cấp cứu ban đầu là can thiệp càng sớm càng tốt để duy trì chức năng sống của nạn nhân ở tình trạng ổn định nhất có thể cho đến khi được đưa đến bệnh viện. Do đó, việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và tài chính cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhiều người cho rằng cấp cứu chỉ dành cho nhân viên y tế, người có hiểu biết về cơ thể con người nhưng thực tế, cấp cứu ngoại viện là hành động cấp cứu ở mọi nơi ngoài khu vực bệnh viện, mọi người dân đều có thể tham gia vào quá trình này. Theo đó, cấp cứu ngoại viện hay cấp cứu ban đầu cần phải được coi là một kỹ năng sống cho tất cả mọi người.
GS.TS. Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam, Trưởng bộ môn Y học cấp cứu ngoại viện, Đại học Y Dược cho biết, trên thế giới, nhiều quốc gia đã phổ biến những kiến thức cấp cứu ngoại viện cho mọi đối tượng ngoài nhân viên y tế như: cảnh sát, lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và lan rộng cho cả cộng đồng. Những kiến thức cấp cứu phổ biến mà ai cũng phải được trang bị và có kỹ năng xử trí là: garo vết thương cầm máu tại chỗ, kiểm soát đường thở, cố định vết thương gãy bằng bất cứ dụng cụ gì hoặc kéo người bệnh ra khỏi những tình huống nguy cấp như ngạt khói, đám cháy, bỏng do vôi…. Những hành động sơ cứu ban đầu tuy đơn giản nhưng có thể cứu sống rất nhiều người.
Thông qua hội thảo, ông Lê Ngọc Thành hy vọng, tương lai sẽ có ngày càng nhiều đối tượng như lực lượng cứu hộ cứu nạn, cảnh sát giao thông hoặc những người dân bình thường sẽ được trang bị kỹ năng, kiến thức về cấp cứu ban đầu để xử trí mọi tình huống, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cộng đồng.
Tin liên quan
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Thể dục thể thao
20:27 | 17/07/2024 Tin tức
Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TPHCM theo hướng chuyên nghiệp
23:40 | 27/03/2024 Tin tức
Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
00:53 | 22/02/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đắk Lắk: tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.
20:12 | 16/09/2024 Sức khỏe
Hệ thống tiêm chủng VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
14:00 | 16/09/2024 Doanh nghiệp
FPT Long Châu: Ủng hộ thêm 500 triệu đồng cùng 2 tấn thuốc hỗ trợ đồng bào Miền Bắc bị ảnh hưởng bão lũ
10:45 | 16/09/2024 Sức khỏe
Khuyến cáo đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ
10:28 | 16/09/2024 Sức khỏe
[Infographic] Những ai nên hạn chế ăn bánh Trung thu?
18:00 | 15/09/2024 Infographic
Tiêm chủng Long Châu là điểm tiêm ngừa miễn phí trong chiến dịch phòng chống dịch sởi tại TP.HCM
11:26 | 15/09/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ như thế nào?
08:30 | 15/09/2024 Sức khỏe
Những cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ
15:47 | 14/09/2024 Sức khỏe
Nhà thuốc FPT Long Châu: Vận chuyển gần 2 tấn thuốc ngay trong đêm để kịp thời hỗ trợ người dân
14:15 | 14/09/2024 Sức khỏe
Đắk Lắk: Tập trung triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn toàn tỉnh
09:42 | 13/09/2024 Sức khỏe
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong và sau ngập lụt
14:21 | 12/09/2024 Sức khỏe
Kon Tum: Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực, chủ động
18:55 | 11/09/2024 Sức khỏe
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
16:49 | 11/09/2024 Sức khỏe
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Gia Lai: Trong 8 tháng đầu năm 2024 có 1087 trường hợp mắc sốt xuất huyết
10:43 | 09/09/2024 Sức khỏe
TT Green Việt Nam: “Trao sức khỏe - Nhận niềm tin”
13:55 | 07/09/2024 Khỏe - Đẹp
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
5 giờ 47 phút Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
5 ngày trước Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội