Tình hình tài chính tại Mcredit đang dần cải thiện?

Trong 4 năm (2019-2022), lợi nhuận sau thuế tại Mcredit duy trì trên mức 200 tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, tình hình tài chính tại Mcredit đang cải thiện khá nhiều khi hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm nhanh.

Được thành lập từ năm 2016, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) là công ty tài chính liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân đội (thuộc MB Group) và Ngân hàng SBI Shinsei (Nhật Bản).

Sự hậu thuẫn từ ngân hàng mẹ và hệ sinh thái các công ty có liên quan với Tập đoàn MB là những lợi thế tạo nên sức bật cho Mcredit ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Việc nằm trong hệ sinh thái của MB đã mang lại cho Mcredit những lợi thế về chi phí vốn và mạng lưới bán hàng rộng lớn.

Tình hình tài chính tại Mcredit đang dần cải thiện?

Trong 4 năm (2019-2022), lợi nhuận sau thuế tại Mcredit duy trì trên mức 200 tỷ đồng mỗi năm, điển hình năm 2022 lên tới gần 1.000 tỷ đồng (đạt Top 2 về lợi nhuận, chỉ thua Home Credit). Nhờ tăng trưởng trong những năm qua, Mcredit đã đạt Top 3 thị trường về dư nợ cho vay. Theo báo cáo tài chính của MB, dư nợ cho vay của Mcredit cuối năm 2022 đạt khoảng 25.000 tỷ đồng.

Năm 2023, lợi nhuận tại Mcredit giảm so với năm trước nhưng vẫn duy trì trên mức 200 tỷ đồng, đó là tình trạng khó khăn chung của thị trường, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng giảm do mất việc, hoãn việc, giãn việc. Trong khi đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Mcredit đã thực hiện cơ cấu miễn giảm lãi, giãn nợ… để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng. Với tinh thần cho vay nhân văn và thu hồi nợ nhân văn, Mcredit chủ động liên hệ để lắng nghe ý kiến từ khách hàng, chia sẻ khó khăn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cơ cấu lại số tiền trả nợ, miễn giảm trong giai đoạn khách hàng gặp khó khăn. Số tiền lãi miễn giảm trong năm 2023 của Mcredit là rất lớn.

Do lợi nhuận năm 2023 giảm sâu khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Mcredit từ 40,65% tụt xuống còn 8,2%. Đặc biệt, tuy lợi nhuận giảm song tình hình tài chính tại Mcredit cải thiện khá nhiều.

Tính đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Mcredit đạt 3.008 tỷ đồng, tăng so với mức 2.827 tỷ đồng vào cuối năm 2022. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 6,65 lần (năm 2022 là 8,59 lần), tương ứng nợ phải trả hơn 20.900 tỷ đồng; còn dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống còn 0,43 lần (năm 2022 là 0,97 lần), ứng với dư nợ trái phiếu còn khoảng 1.300 tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện Mcredit còn lưu hành 2 lô trái phiếu gồm: lô trái phiếu MSFCLH2224004 có giá trị 500 tỷ đồng, sắp đáo hạn vào ngày 11/07/2024 tới đây và lô trái phiếu mã MSFCLH2225002, có giá trị 300 tỷ đồng, đáo hạn vào ngày 29/04/2025. Cả 2 lô trái phiếu trên có lãi suất 6,7%/năm. Ngày 6/6 vừa qua, lô trái phiếu mã MSFCLH2224003 có giá trị 100 tỷ đồng vừa đến kỳ đáo hạn.

Được biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của ngân hàng MB, bà Vũ Thị Hải Phượng - Phó Chủ tịch HĐQT MB, đồng thời là Chủ tịch HĐTV Mcredit từng có chia sẻ về chiến lược thu hồi nợ của Mcredit trong bối cảnh nhiều công ty tài chính thời gian qua bị cơ quan chức năng điều tra do vi phạm pháp luật trong khi đòi nợ.

Theo bà Phượng, thu hồi nợ xấu sẽ là công việc ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chất lượng xử lý nợ của Công ty. Mcredit dưới sự chỉ đạo của MB đã chuyển đổi chiến lược thu hồi nợ thành "thu hồi nợ nhân văn" , củng cố năng lực, thu hồi nợ bằng chính các nhân sự của Mcredit. Từ 100 nhân sự thu hồi nợ, giờ đây Mcredit đã nâng con số này lên trên 1,000, trong đó 400 là nhân sự của công ty và 600 là cộng tác viên.

Với “thu hồi nợ nhân văn”, mục tiêu của Mcredit là xây dựng hệ thống tư vấn cho khách hàng thực hiện việc “có vay - có trả"” và xây dựng “tín nhiệm cá nhân” để có cơ hội tiếp cận tài chính tương lai và phát triển bền vững.

Hoàng Trang

Tin liên quan

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng từ năm 2016, sau hơn 7 năm hoạt động, Mcredit đã có sự bứt phá về thị phần và lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2023 kết quả kinh doanh không mấy khả quan do tình trạng khó khăn chung của thị trường.

Cùng chuyên mục

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 - Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
Bước đột phá Hogi Mart: Siêu dự án 1.000 cửa hàng chính thức khởi động

Bước đột phá Hogi Mart: Siêu dự án 1.000 cửa hàng chính thức khởi động

Ngày 20/11/2024, sự kiện giới thiệu “Siêu dự án 1.000 Hogi Mart” do HCN Holding - Hogi Group tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp tại tầng 2, số 25-27 ngõ 214 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội. Chương trình thu hút sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư và đối tác tiềm năng trong lĩnh vực bán lẻ.
VietinBank dẫn đầu ngành Ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

VietinBank dẫn đầu ngành Ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành Ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng đều tăng trưởng.
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững

Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững

Vinamilk tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và dẫn đầu của ở cả khía cạnh quản trị lẫn phát triển bền vững qua các kết quả nổi bật tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024 với hơn 500 doanh nghiệp tham gia.
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng

Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng

Đại diện Eximbank vừa gửi thông tin đến báo chí liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động của ngân hàng này.

Các tin khác

Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) thu về hơn 26.900 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Căng tin Ô Mart - Kết nối giới trẻ với sản phẩm chất lượng

Căng tin Ô Mart - Kết nối giới trẻ với sản phẩm chất lượng

Nhằm mang các sản phẩm OCOP đến gần hơn với các bạn trẻ, căng tin Ô Mart chính thức khai trương vào ngày 18/11/2024 tại địa chỉ 96A Trần Phú, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội (khuôn viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông).
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố  thông tin theo quy định pháp luật

Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar, MCK: LDP, sàn HNX).
Vinamilk lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa

Vinamilk lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa

Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế. Người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Nâng cao giá trị và tìm hướng đi bền vững cho ngành hàng yến sào Đắk Lắk

Nâng cao giá trị và tìm hướng đi bền vững cho ngành hàng yến sào Đắk Lắk

SKV- Ngày 12/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hội Yến sào tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị phát triển ngành hàng yến sào Đắk Lắk nhằm nâng cao giá trị và tìm lối đi bền vững.
Những dấu ấn hợp tác quốc tế nổi bật của Petrovietnam năm 2024

Những dấu ấn hợp tác quốc tế nổi bật của Petrovietnam năm 2024

Là doanh nghiệp tiên phong vươn ra thị trường thế giới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong nửa thế kỷ qua đã tạo dựng mối quan hệ hợp tác sâu rộng, chất lượng và hiệu quả cao với nhiều công ty, tổ chức trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí quốc tế, xác lập vị thế vững vàng của một thương hiệu quốc gia.
Kết quả kinh doanh ấn tượng của 6 doanh nghiệp thuộc Petrovietnam được vinh danh tại Thương hiệu Quốc gia năm 2024

Kết quả kinh doanh ấn tượng của 6 doanh nghiệp thuộc Petrovietnam được vinh danh tại Thương hiệu Quốc gia năm 2024

Tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề "Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh" do Bộ Công Thương tổ chức ngày 4/11, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vinh dự có 6 đơn vị thành viên cùng 7 sản phẩm được vinh danh.
Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank

Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank

Giải pháp OSB ra mắt tiếp tục đánh dấu nỗ lực của Agribank trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của hoạt động ngân hàng, đồng thời khẳng định sự hợp tác tin cậy, vững bền giữa Agribank và VNPAY từ năm 2007.
Vinamilk 16 năm liền là thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững

Vinamilk 16 năm liền là thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững

Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Các doanh nghiệp dầu khí hào hứng với giai đoạn phát triển mới

Các doanh nghiệp dầu khí hào hứng với giai đoạn phát triển mới

Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới đã được tổ chức tại nhiều doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Có thể nói Kết luận số 76-KL/TW đã thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động