TP. Hồ Chí Minh: Nỗi lo an toàn thực phẩn từ chợ đầu mối
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện gần 48% số mẫu rau quả và trái cây tại 3 chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Dù biết là vậy, nhưng việc tìm giải pháp kiểm soát, xử lý hiệu quả đang khiến cơ quan chức năng “đau đầu”, lúng túng…
Trong Báo cáo tổng kết 6 năm thí điểm thành lập, Ban Quản lí An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã lấy 2140 mẫu các sản phẩm tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” gửi kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy có 7 mẫu sản phẩm phát hiện tồn dư trong mức giới hạn, và 14/2140 mẫu tồn dư hóa chất có tên trong danh mục cấm sử dụng. Trong đó có sản phẩm phát hiện đến 07 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật.
Đặc biệt, qua kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm tươi sống tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở TP. Hồ Chí Minh cho kết quả còn khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi giật mình với gần 50% sản phẩm có dư lượng hóa chất có thể gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Lượng nông sản đổ về quá lớn tại các chợ đầu mối khiến cho việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn (Chợ nông sản Thủ Đức – Hình minh họa)
Cụ thể, phát hiện 271/570 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 198 mẫu nằm trong mức giới hạn cho phép và 58 mẫu tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục được phép sử dụng, 20 mẫu vượt mức giới hạn cho phép. Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện chủ yếu gồm thuốc trừ bệnh (Hoạt chất Carbendazim (58 mẫu), Difenoconazole (37 mẫu), Tebuconazole (25 mẫu), Propiconazole (16 mẫu) và thuốc trừ sâu (Hoạt chất Permethrine (78 mẫu), Cypermethrine (65 mẫu), Chlorpyrifos (63 mẫu), Imidacloprid (37 mẫu)).
Cụ thể, phát hiện hoạt chất Carbendazim trên các sản phẩm cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh, mồng tơi, húng cây, rau dền. Phát hiện hoạt chất Permethrine trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống; hoạt chất Cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh, củ cải trắng, húng cây, rau muống hạt và hoạt chất Imidacloprid trên cải ngọt, cà chua.
Với sản phẩm thủy sản, phát hiện các hoạt chất Chloramphenicol, Ciprofloxacin và Enrofloxacin; ngoài ra là hoạt chất kháng sinh không bảo đảm an toàn tập trung ở khâu nuôi trồng.
Về thủy sản đánh bắt, phát hiện 42/100 mẫu (tỷ lệ 42%) có chỉ tiêu kim loại nặng Cadmi vượt mức cho phép; trong đó có 36 mẫu mực và 6 mẫu bạch tuộc.
Cơ quan chức năng “đau đầu” tìm giải pháp
Theo Ban Quản lí An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau quả, đặc biệt tại các tỉnh tuy có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao. Việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân hầu chưa được kiểm soát. Nhiều hoạt chất được phát hiện với hàm lượng cao nhưng chưa có quy định mức giới hạn tối đa cho phép và thiếu quy định mức giới hạn chung đối với các hoạt chất chưa có quy định đối với sản phẩm cụ thể.
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
Liên quan đến vấn đề trên, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, cho biết: “Việc đưa ra con số về tỉ lệ thực phẩm nhiễm chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật là chúng tôi xác định không thể cứ mãi để buông xuôi, thả nổi chất lượng. Phải lấy mẫu kiểm nghiệm, phải công bố để biết thực trạng đang ở đâu để còn có hướng giải quyết“.
Theo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, hiện khoảng 70% nguồn cung thực phẩm hằng ngày cho TP. Hồ Chí Minh là từ các chợ, trong đó chủ yếu là 3 chợ đầu mối trên địa bàn. Trong đó, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức có lượng nông sản nhập về hiện bình quân 2.500 tấn/đêm, với 80 – 90% có xuất xứ trong nước; chợ đầu mối Hóc Môn bình quân 2.037 tấn/đêm gồm nông sản, thịt heo và chợ Bình Điền gần 2.000 tấn/đêm, trong đó rau củ, trái cây chiếm 983 tấn, thủy hải sản 977 tấn.
Tuy vậy, số lượng mẫu hàng hóa được lấy để test (kiểm tra) tại các chợ đầu mối, lò mổ hiện nay khá khiêm tốn so với lượng hàng, và chủ yếu áp dụng phương pháp test nhanh, mang yếu tố sàng lọc.
Bà Phạm Khánh Phong Lan thừa nhận, tỉ lệ hàng hóa được lấy mẫu để test tại các chợ đầu mối dù đã tăng mạnh theo từng năm nhưng vẫn còn khá khiêm tốn nếu so với khối lượng hàng về chợ.
Từ kết quả phân tích kiểm nghiệm trên, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm cho biết đã có văn bản thông báo cho cơ sở được lấy mẫu có kết quả giám sát không đạt và thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm của cơ sở, đồng thời yêu cầu cơ sở có báo cáo giải trình.
Theo bà Lan, chỉ kết quả test chuyên sâu mới đủ cơ sở để xử phạt, còn test nhanh chỉ mang yếu tố sàng lọc, và chỉ tác dụng với các hoạt chất cơ bản.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là cơ quan không đủ khả năng, tiềm lực để test tất cả, test chuyên sâu liên tục, mà buộc phải sàng lọc theo dạng nhóm hàng nguy cơ cao, mùa vụ để cảnh báo.
Ngoài ra, test chuyên sâu phải cần nhiều ngày, thậm chí cả tuần mới cho kết quả, trong khi đặc thù thực phẩm tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn, nếu giữ hàng lại bị hư hỏng và khi test cho kết quả không vi phạm thì cơ quan chức năng phải đền bù thiệt hại cho chủ hàng.
Trường hợp không giữ hàng nhưng nếu test ra kết quả dương tính thì coi như vô nghĩa vì gần như hàng đã được chủ bán đi, cùng lắm là xử phạt nguội hoặc truy xuất nguồn gốc, cảnh báo…
Bà Lan cũng cho rằng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cần có sự phối hợp kiểm soát từ tỉnh. Ngoài ra, cần có quy định hướng dẫn chung từ các bộ chuyên ngành, theo đó nông sản, thực phẩm khi đưa vào tiêu thụ phải được kiểm tra và chứng nhận từ gốc./.
Trường Giang
Cùng chuyên mục
Bình Dương: Cảnh báo triều cường đạt đỉnh kết hợp mưa lớn có thể gây tràn bờ, ngập lụt các khu vực trũng, thấp ven sông Sài Gòn
12:36 | 18/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Từ 18-20/9, những khu vực nào có mưa to đến rất to?
09:48 | 18/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 18/9/2024: Hà Nội có mưa rào, gió đông bắc cấp 3
06:00 | 18/09/2024 Môi trường xanh
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão: Yêu cầu ứng phó với mưa lũ, sạt lở
21:01 | 17/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 17/9/2024: Bắc Bộ nhiều mây, có nơi mưa to
06:00 | 17/09/2024 Môi trường xanh
Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông
20:37 | 16/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Các tin khác
Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, có thể mạnh lên thành bão số 4
11:55 | 16/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 16/9/2024: Bắc Bộ ngày nắng, có nơi mưa to
06:00 | 16/09/2024 Môi trường xanh
Dự báo thời tiết ngày 15/9/2024: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối mưa dông
06:00 | 15/09/2024 Môi trường xanh
Lâm Đồng: Triển khai phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường mùa mưa lũ
16:00 | 14/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Nước lũ thoát chậm, nguy cơ ngập úng, sạt lở ở nhiều nơi
11:40 | 14/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 14/9/2024: Hà Nội ngày nắng, gió nhẹ
06:00 | 14/09/2024 Môi trường xanh
Hà Nội rút báo động 1 trên sông Hồng
22:27 | 13/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Lũ trên sông ở miền Bắc diễn biến ra sao trong những ngày tới?
13:38 | 13/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Lũ trên các sông xuống dần, khu vực Nam Bộ có mưa dông
08:48 | 13/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Hà Nội: Rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống
08:37 | 13/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
2 ngày trước Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
7 ngày trước Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội