Trầm cảm – Căn bệnh đáng sợ thời “công nghệ số”
Trầm cảm được hiểu là một dạng bệnh lý thuộc về cảm xúc. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Trầm cảm được hiểu là một dạng bệnh lý thuộc về cảm xúc, chúng được biểu hiện thông qua quá trình ức chế các hoạt động của tâm thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong đời. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm. Phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới (2 nữ/ 1 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi đặc biệt trong độ tuổi trưởng thành. Những người bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn của cuộc đời như: phá sản, thất nghiệp, nợ nần, ly hôn… hoặc cũng có những cá nhân mắc rối loạn trầm cảm nhưng không nhất thiết phải qua những biến cố lớn, mà đó có thể là những thay đổi trong đời sống hằng ngày: thay đổi chức vụ công tác, thay đổi môi trường sống, đổi công việc, kết hôn… những sự kiện này tác động mạnh đến đời sống cá nhân hoặc tinh thần của họ, thách thức sự thay đổi ở họ.
Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trầm cảm là bệnh không còn xa lạ, có thể chữa trị được khỏi hoàn toàn vì vậy cần được khám và điều trị kịp thời.
Đối tượng nào dễ mắc rối loạn trầm cảm?
Rối loạn trầm cảm có thể đến với mọi người, tuy nhiên lứa tuổi phổ biến vào khoảng 18-45 tuổi, ngoài ra, độ tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ gặp rối loạn này. Đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội, và các thay đổi trong cuộc sống (tìm việc làm, kết hôn, sinh con vào độ tuổi vị thành niên, về hưu…). Tuy nhiên, nghiên cứu y khoa thống kê còn rất nhiều đối tượng dễ mắc rối loạn trầm cảm, họ thuộc các nhóm sau:
Nhóm người bị sang chấn tâm lý: họ trải qua biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời như: phá sản, bị lừa đảo mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn…
Nhóm phụ nữ vừa sinh con: Đây là giai đoạn nhạy cảm, và nhiều nguy cơ đối với phụ nữ, những thay đổi nhanh chóng về hocmon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống (thiếu ngủ…) hoặc những bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh;
Nhóm học sinh, sinh viên: áp lực học tập quá lớn, thi cử dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô, sự đánh giá kết quả học tập;
Nhóm người bị tổn thương cơ thể: người bị tai nạn phải cắt bỏ bộ phận cơ thể, chấn thương sọ não, ung thư, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
Nhóm đối tượng lạm dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài;
Nhóm đối tượng thiếu nguồn lực trong cuộc sống: thiếu các mối quan hệ hỗ trợ, thiếu giao tiếp, thiếu cách ứng phó với stress, hoặc những khó khăn khác: kinh tế, công việc.
Trầm cảm có mấy giai đoạn?
Bệnh trầm cảm có mấy giai đoạn tiến triển là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu về dạng bệnh lý này. Các giai đoạn sẽ được phân loại dựa vào những yếu tố như triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện mỗi ngày. Một vài những căn bệnh trầm cảm có thể khiến cho mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này tăng lên đáng kể.
Giai đoạn 1: Trầm cảm nhẹ
Ở giai đoạn này, người bệnh thường sẽ có cảm giác buồn tạm thời. Tình trạng này có thể sẽ diễn ra trong nhiều ngày và làm ảnh hưởng đến những hoạt động hàng ngày của người bệnh. Một vài triệu chứng của bệnh trầm cảm ở giai đoạn nhẹ gồm có: Cảm giác khó chịu và hay tức giận; thường xuyên cảm thấy bản thân có lỗi và tuyệt vọng, cảm thấy tự ti, bị mất hứng thú với các hoạt động mà bản thân từng yêu thích; khó tập trung để làm bất cứ việc nào đó; không thích giao tiếp với mọi người xung quanh; có cảm giác mệt mỏi…
Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh trầm cảm giai đoạn 1 vẫn còn ở mức độ nhẹ và ít được chú ý. Bên cạnh những dấu hiệu trên, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng thực thể như: bị đau nhức khắp cơ thể, bị đau khớp, bị khó thở, tim bị mệt hay bị hồi hộp...
Trầm cảm nhẹ có thể kiểm soát được ổn định mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị. Người bệnh có thể điều chỉnh lối sống, sử dụng các loại men vi sinh có tác dụng chống trầm cảm, các sản phẩm hỗ trợ, điều trị tâm lý... Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể sẽ trở nặng hơn.
Trong trường hợp, các triệu chứng kéo dài hơn và xuất hiện với tần suất 4 ngày/tuần kéo dài trong 2 năm thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đây là lúc bạn cần các bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe tâm thần hỗ trợ điều trị.
Giai đoạn 2
Sau khi giai đoạn 1 không được điều trị thì bệnh trầm cảm sẽ tiến triển đến giai đoạn 2. Các dấu hiệu và triệu chứng đều tương tự như giai đoạn 1 nhưng sẽ ở mức độ nặng hơn. Thêm vào đó, trầm cảm ở giai đoạn 2 còn có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề như: Dễ bị tổn thương đến lòng tự trọng; khả năng làm việc bị suy giảm; người bệnh có thể cảm thấy bản thân đã không còn giá trị; quá nhạy cảm; biểu hiện lo lắng thái quá.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai giai đoạn trên chính là các dấu hiệu đủ nghiêm trọng và có những ảnh hưởng nhất định trong các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Đó cũng là lúc mà bệnh trầm cảm dễ được phát hiện hơn. Khi đã xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh thì lúc này, các biện pháp tâm lý kết hợp cùng thuốc uống sẽ được chỉ định khi điều trị.
Giai đoạn nặng không loạn thần
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng sẽ không đi kèm với triệu chứng loạn thần. Trầm cảm nặng sẽ có những triệu chứng khá nghiêm trọng và đáng được chú ý. Những người xung quanh người bệnh cũng có thể phát giác thông qua những biểu hiện sau đây: Xu hướng buồn bã kéo dài; dễ bị kích động hơn, hành động có phần chậm chạp hơn; luôn cảm thấy mất tự tin; cảm thấy bản thân mình vô dụng hoặc lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi; có xu hướng tự làm tổn thương mình hoặc gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Nhìn chung, đây là giai đoạn hội tụ đủ những triệu chứng điển hình của các giai đoạn trên nhưng ở mức độ nặng hơn. Thời gian xuất hiện của các dấu hiệu có thể kéo dài trong tối thiểu 2 tuần. Đồng thời, khả năng hoạt động liên quan đến xã hội, nghề nghiệp hay các hoạt động sinh hoạt khác cũng bị ảnh hưởng.
Giai đoạn nặng kèm loạn thần
Ở giai đoạn này, các dấu hiệu hoang tưởng, ảo giác bắt đầu xuất hiện. Người bệnh có thể nghe thấy những tiếng nói, những âm thanh lạ trong tiềm thức. Thậm chí, một số trường hợp còn tưởng tượng tai họa có thể sắp xảy đến.
Người bệnh khi đến giai đoạn này cần phải được can thiệp y tế. Khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu loạn thần hoặc có những hành vi khiến bản thân bị tổn thương thì cần được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hỗ trợ ngay lập tức. Bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định sử dụng thuốc, kết hợp với các phương pháp trị liệu tâm lý hoặc sốc điện... để người bệnh có thể ra khỏi tình trạng nguy hiểm.
Một dạng trầm cảm khác cũng được quan tâm nhiều là rối loạn trầm cảm sau sinh. Thường gặp ở các bà mẹ lần đầu sinh con, hoặc những bà mẹ sinh quá nhiều con nhưng thiếu sự hỗ trợ từ gia đình hoặc xã hội. Người mẹ rơi vào tâm trạng lo lắng, thiếu ngủ, cáu gắt, hoặc khóc lóc, có thể khó kiểm soát hành vi, làm đau em bé, hoảng sợ khi con khóc…
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầm cảm là stress. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Trầm cảm được gọi là rối loạn không thể xác định nguyên nhân cụ thể, ta chỉ có thế xác định yếu tố nguy cơ, tức là cá nhân đó trải qua những điều này thì nguy cơ gặp trầm cảm sẽ cao hơn những đối tượng khác. Các nguy cơ trầm cảm có thể bao gồm:
Do bệnh lý hoặc chấn thương: Người có tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não;
Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…
Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh): Nguyên nhân trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin…Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến các nhóm sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não…), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội…) tâm lý (quá khứ từng có sang chấn….) đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm;
Sử dụng chất kích thích: Người bệnh dễ trầm cảm nếu hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá…
Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội cũng được xem là yếu tố gây ra chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển của internet nói chung và mạng xã hội trong những năm gần đây thực sự đã mang đến rất nhiều tiện nghi và lợi ích cho đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời chính mạng xã hội lại làm gia tăng nguy cơ các vấn đề tâm lý, tâm thần.
Trầm cảm do mạng xã hội có thể gặp ở rất nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người trưởng thành kèm theo rất nhiều hệ lụy khó lường khác. Không ít người rơi vào trầm cảm do bị vu khống, hạ nhục và lăng mạ bằng những tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội. Thậm chí, nhiều người còn tung hình ảnh, clip riêng tư và thêu dệt những câu chuyện không có thực với mục đích bôi nhọ danh dự của người khác. Với sức mạnh của mạng xã hội, nạn nhân sẽ bị suy sụp tinh thần trước những lời nói cay nghiệt từ cộng đồng mạng.
Trong những năm gần đây, không khó để nhận thấy những trường hợp tự tử có liên quan đến mạng xã hội. Cũng theo một nghiên cứu được đăng tải trên "Tạp chí JAMA Network Open" đã đưa ra kết luận nguy cơ trầm cảm do mạng xã hội hoàn toàn là một thực trạng đáng báo động. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện trên 5400 người trên 18 tuổi không bị trầm cảm nhưng sau đó 1 năm thì đã có rất nhiều người bị trầm cảm, thậm chí là trầm cảm nặng sau khi tham gia vào ít nhất 3 mạng xã hội. Hay trang "The Royal Society of Public Health and the Young Health Movement (Anh)" cũng đã đưa ra kết luận sau khi thực hiện các khảo sát trên gầm 1500 thanh thiếu niên từ 14 - 24 tuổi, kết quả đều cho thấy những đối tượng này đều công nhận mạng xã hội đã đem lại các tác động tiêu cực như mất ngủ, trầm cảm, lo âu, cảm thấy cô đơn nhiều hơn.
Chẩn đoán bệnh trầm cảm như thế nào?
Trầm cảm được chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh, đánh giá mức độ trầm cảm, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Chẩn đoán lâm sàng: Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 hoặc chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM V.
Xét nghiệm cận lâm sàng: Bác sĩ sử dụng xét nghiệm để đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và loại trừ các khả năng khác. Một số xét nghiệm chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm: Trắc nghiệm tâm lý và trò chuyện lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt: Bệnh trầm cảm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là nhóm bệnh tâm thần. Do đó, bác sĩ cũng sẽ có những kinh nghiệm và cách thức chuyên môn để xác định đúng tình hình của bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh trầm cảm
Đối với một số sang chấn tâm lý không thể lường trước được như mất đi người thân, phá sản cần quan tâm, gần gũi, chia sẻ lấy lại niềm tin cho người bệnh;
Tránh các sang chấn tâm lý: gạt bỏ áp lực trong cuộc sống nếu có thể;
Đối với những người có biểu hiện trầm cảm cần theo dõi giám sát người bệnh vì người bệnh có thể có hành vi tự sát bất kỳ lúc nào;
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học: Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích; tập thể dục đều đặn; tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội; phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh…
Đưa đến khám bệnh chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản, giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh trầm cảm. Hy vọng, với những nội dung mà Sức khỏe Việt đã đề cập ở trên sẽ giúp bạn có được những kiến thức về bệnh trầm cảm để có được phương án giải quyết kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính mình và những người xung quanh. Thăm khám và sàng lọc định kỳ là cách để bạn duy trì một thói quen sống khỏe mạnh.
Tin liên quan
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025
14:35 | 15/01/2025 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 15/1/2025: Bắc Bộ trời rét, có mưa nhỏ vài nơi
05:05 | 15/01/2025 Môi trường xanh
Phòng khám Đa khoa bệnh viện Tràng An - Chi nhánh Công ty TNHH phát triển công nghệ y học: Vì sức khỏe cộng đồng, vì an sinh xã hội
13:39 | 14/01/2025 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
Cùng chuyên mục
Nhiều thành viên trong gia đình cùng giảm cân, giảm mỡ an toàn theo chuẩn y khoa
10:39 | 13/01/2025 Khỏe - Đẹp
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch 2025
10:05 | 12/01/2025 Sức khỏe
[Infographic] 5 thói quen giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
07:00 | 11/01/2025 Khỏe - Đẹp
Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của quả ớt
07:00 | 10/01/2025 Khỏe - Đẹp
Giám sát phát hiện sớm dịch bệnh từ cửa khẩu, đảm bảo đủ thuốc dịp Tết
21:17 | 08/01/2025 Sức khỏe
Đắk Nông: Kiểm tra liên ngành đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025
20:51 | 08/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Các tin khác
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người
20:51 | 08/01/2025 Sức khỏe
Thông tin mới nhất về bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
14:26 | 08/01/2025 Sức khỏe
Đắk Lắk: Thực hiện 3,7 triệu lượt khám bệnh trong năm 2024
09:31 | 08/01/2025 Sức khỏe
Kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
17:25 | 07/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến thần kinh, đột quỵ, ung thư
14:57 | 07/01/2025 Sức khỏe
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa Lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, năm 2025
10:25 | 07/01/2025 Sức khỏe
Ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh Dại tại huyện Krông Ana
10:24 | 07/01/2025 Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
20:09 | 05/01/2025 Sức khỏe
[Infographic] Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thừa đường
08:39 | 05/01/2025 Infographic
Khởi động một năm mới tràn đầy năng lượng, tích cực và hứng khởi
17:43 | 04/01/2025 Sức khỏe tinh thần
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
3 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội