Mới nhất Đọc nhiều

Vai trò của thuốc nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc

(SKV) - “Nam dược trị nam nhân” là tư tưởng và chiến lược trị bệnh cho người Việt do danh y Tuệ Tĩnh đề xướng từ thế kỷ XIV được lưu truyền qua nhiều thế hệ, đã góp phần vào việc giữ gìn và tăng cường sức khoẻ của dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, thuốc nam cũng thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ của người lính nói riêng và nhân dân nói chung.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954-07/05/2024) và 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2024), chúng ta cùng nhìn lại những giá trị tích cực mà thuốc nam mang lại, đồng hành trong hai cuộc chiến vĩ đại, đóng góp chung vào những chiến thắng “rực rỡ năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc.

Vai trò của thuốc nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc
Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu.

Thứ nhất, tầm quan trọng của thuốc nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và chỉ đạo “kết hợp thuốc Đông y với Tây y”. Người dặn dò: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chưa đầy một năm sau ngày Tuyên ngôn Độc lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 22/8/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 337/NV/PC/NĐ thành lập Nghiên cứu Nam dược Hội, tiền thân của Hội Đông y ngày nay.

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng với trên 5.000 loại cây thuốc, trong đó, cộng đồng các dân tộc đa dạng với những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa riêng và nhiều kinh nghiệm quý trong sử dụng cây cỏ làm thuốc, trồng trọt các loại cây thuốc quý, nhiều bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả cao đã đưa Đông y trở thành một bộ phận văn hóa, một nét bản sắc của dân tộc.

Thứ hai, thuốc nam đồng hành cùng nhân dân trong suốt hai cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc

Trong chiến tranh, việc bị thương là không thể tránh khỏi, chưa kể các bệnh, dịch bệnh phát sinh khi hành quân, đóng quân cũng khiến lực lượng bộ đội của chúng ta bị tổn thương nặng nề. Trong hoàn cảnh đó, việc vận chuyển thuốc men vào chiến trường lại luôn gặp khó khăn, lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ thiếu thốn. Chính lúc này, thuốc nam lại phát huy được vai trò vốn có của nó.

Một là, chữa bệnh, chữa thương tại chỗ giúp làm giảm thiểu nguy cơ thương vong

Qua những bài thuốc được chắt lọc từ kinh nghiệm dân gian, chiến sỹ ta khi đối mặt với những vết thương ngoài da cần cầm máu tại chỗ đều có thể sử dụng nhọ nồi hay huyết dụ. Hoặc khi dịch bệnh sốt rét hay tiêu chảy hoành hành, những bài thuốc nam cũng được áp dụng để giảm nhẹ triệu chứng thậm chí trị dứt điểm các chứng bệnh gặp phải. Đơn cử như trong các chiến dịch chiến tranh chống Pháp, mặt trận là vùng núi thì ngoài việc cung cấp thức ăn, chỗ trú ẩn, những thầy thuốc dân gian thuộc những nhóm dân tộc thiểu số vùng cao đã điều trị cho những người lính khi họ bị thương, bỏng, gãy xương, sốt rét, rắn/đỉa cắn, đau bụng…bằng những bài thuốc của dân tộc họ; khi đó cây thuốc của các dân tộc thiểu số là nguồn dược phẩm thiết yếu.

Vai trò của thuốc nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc
Sốt rét ở Trường Sơn (ảnh minh hoạ: Minh Anh – Quân đội dân dân cuối tuần).

Trong kháng chiến chống Mỹ, mặc dù Tây y cũng có những bước phát triển nhưng đông y và những bài thuốc nam vẫn có những vai trò vô cùng đặc biệt; ngành dược trở nên phụ thuộc chặt chẽ vào những cây thuốc trồng ở vùng cao. Theo các nhà nghiên cứu Hoàng Bảo Châu, Phó Đức Thức và Hữu Ngọc, số lượng bệnh nhân được chữa khỏi nhờ dược liệu truyền thống chỉ nội trong mạng lưới y tế chính thức đã tăng từ dưới 12.000 ca vào năm 1960 đến trên 750.000 vào năm 1970.

Hai là, phòng bệnh, tăng cường và nâng cao sức khoẻ cho bộ đội nói riêng và nhân dân nói chung

Dược liệu là cái tên gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay, chúng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của con người và nền kinh tế nước nhà. Một số bài thuốc nam cũng có tác dụng trong việc tăng cường sức khoẻ, phòng chống một số bệnh. Ví dụ như khi cảm lạnh hoặc phòng cảm lạnh khi bị mưa, gió lạnh chúng ta có thể sử dụng gừng tươi, cụ thể lấy 1 củ 16 - 20g rửa sạch, thái nhỏ, giã, vắt lấy nước cốt uống, bã chà xát vùng gáy, vùng thái dương, sống lưng, lòng bàn tay, chân.

Như vậy, thuốc nam nói riêng và y học cổ truyền nói chung đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quân đội khoẻ mạnh và đảm bảo sức khoẻ nhân dân trong suốt hai cuộc chiến tranh. Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với thế giới thì y học cổ truyền được xem là “viên ngọc quý” trong di sản khoa học quốc gia. Việc nghiên cứu, sử dụng, và phát huy các bài thuốc dân gian đưa chúng trở thành một bộ phận văn hóa, một nét bản sắc của dân tộc, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thế giới.

Hoàng Gia

suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Cũng trong khuôn khổ lễ hội, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã phối hợp với UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức khai mạc Tuần lễ xúc tiến thương mại giới thiệu các sản phẩm nông sản của Hải Dương tới du khách thập phương.
Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Đem theo bài học, kinh nghiệm và tinh thần kháng Pháp-Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên những Điện Biên Phủ mới với Mỹ.
Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã dành không gian đặc biệt giữa trung tâm để trưng bày bức tranh panorama ''Chiến dịch Điện Biên Phủ’’.
Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21.7.1954 - 21.7.2024) đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của Nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giải phóng miền Bắc nước ta, tạo điều kiện xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, vững mạnh cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt - Bộ sách
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của lương tri và phẩm giá con người.

Các tin khác

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.
Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tập ký sự “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi” vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành là một trong những ấn phẩm đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc yêu văn hóa, lịch sử. Tác giả cuốn sách là Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung - một cây bút tài năng và có cơ duyên gắn bó lâu năm với mảnh đất Điện Biên anh hùng.
Ra mắt cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

Ra mắt cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

Nội dung cuốn sách được kết cấu làm 3 phần. Phần thứ nhất: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Phần thứ hai: Những con người làm nên lịch sử. Phần thứ ba: Điện Biên Phủ - Những ngày tháng 5 lịch sử.
Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát biểu tại hội thảo, Đại tướng Lương Cường khẳng định: Hội thảo sẽ làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử; tiếp tục củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối của toàn dân, toàn quân ta vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thuật vây lấn là một trong những chiến thuật rất đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Không khí nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm tại TP Điện Biên Phủ

Không khí nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm tại TP Điện Biên Phủ

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ . Trong những ngày này, cả TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) giống như một đại công trường với không khí thi đua sôi nổi trong giai đoạn nước rút đưa các công trình để kịp về đích phục vụ sự kiện trọng đại của đất nước.
Trung tướng Đặng Quân Thụy: Bài học xoay chuyển tình thế và niềm tin chiến thắng

Trung tướng Đặng Quân Thụy: Bài học xoay chuyển tình thế và niềm tin chiến thắng

Là người vinh dự được tham gia nhiều chiến dịch, trận đánh cả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, nhưng Điện Biên Phủ là phần ký ức đặc biệt, khó mờ phai đối với Trung tướng Đặng Quân Thụy.
Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả

Lực lượng quân y mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận nhưng họ cũng đã góp phần to lớn vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các chiến sĩ quân y đã phải làm việc liên tục trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả, thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men.
Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Chống gậy, đi lại khó khăn nhưng ông Nguyễn Tiến Năng (96 tuổi) vẫn cố gắng trở về thăm lại dải đất Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) - nơi cách đây 70 năm, ông đã cùng anh em trong đội thanh niên xung phong (TNXP) gắn bó, cống hiến những năm tháng tuổi trẻ, nơi mà bao đồng đội của ông đang nằm lại mãi mãi...
Sự quan trọng của thuốc Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Sự quan trọng của thuốc Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong thời chiến tranh, thuốc Nam có một vai trò quan trọng và không thể phủ nhận. Việc sử dụng các phương pháp và thuốc chữa bệnh truyền thống góp một phần rất lớn trong việc cứu chữa và chăm sóc sức khỏe người lính, nhân dân ở bối cảnh khó khăn, thiếu thốn của chiến tranh.
Xem thêm
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Phiên bản di động