Mới nhất Đọc nhiều

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả

Lực lượng quân y mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận nhưng họ cũng đã góp phần to lớn vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các chiến sĩ quân y đã phải làm việc liên tục trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả, thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men.

Trong bất kỳ một chiến dịch quân sự nào, lực lượng quân y luôn là lực lượng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong chiến dịch lớn như Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi anh chị em cán bộ, nhân viên quân y, dân công, hộ lý, cấp dưỡng phục vụ thương binh vào ngày 18/4/1954 đã viết: "... Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử quy mô to lớn hơn các chiến dịch trước. Do đó, công tác thương binh cũng đòi hỏi một sự cố gắng mới về tổ chức cũng như về tinh thần phục vụ... Từ nay đến lúc tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Điện Biên Phủ, chúng ta còn phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ. Các đồng chí cần tiếp tục nâng cao tinh thần dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn gian khổ hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ cứu chữa anh em thương binh cho chu đáo".

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả
Các chiến sĩ quân y khám bệnh và trao đổi kinh nghiệm tại Chiến trường Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)

Trước khi trận đánh bắt đầu, ta đã bố trí được hơn 650 giường bệnh tại tất cả các vị trí. Trong đợt chiến dịch đầu tiên (bắt đầu từ ngày 13/3/1954), nhờ sự chủ động trong đối phó với địch, quân đội ta đã giảm thiểu được số lượng thương vong và có thể nhanh chóng cấp cứu, chữa trị cho các chiến sĩ bị thương nặng, từ đó họ đã được xuất viện trở lại đơn vị chiến đấu.

Tuy nhiên, đến đợt tấn công thứ hai, khi tình hình chiến sự trở nên ngày càng ác liệt, số lượng thương binh đã gia tăng đáng kể và có những thời điểm không thể kiểm soát được tình hình.

“..Nhiều khi đông thương binh phải làm việc liên tục hàng chục ngày đêm không ngủ, không tắm giặt, đến giờ thay nhau ăn cơm, thức ăn cả tuần hầu hết là thịt hộp…"- đó là hồi ức của một y tá trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả
Lực lượng y tế và đội ngũ quân y luôn bám sát trận địa, cứu chữa kịp thời cho các chiến sĩ bị thương. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Các chiến sĩ quân y đã phải làm việc liên tục trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả, thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men. Có những lúc quá đông thương binh đến độ hết băng, bông, thuốc giảm đau.

Không chỉ chăm sóc, cấp cứu cho thương binh mà lực lượng quân y còn đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác.

“Nhiệm vụ của cứu thương không chỉ là thay bông băng hay phát thuốc mà làm tất cả mọi việc. Từ cho thương binh đi vệ sinh, giặt giũ quần áo đến ăn uống với phương châm coi thương binh như người thân của mình. Nếu có ai qua đời, y tá làm luôn cả việc khâm liệm, đêm đến còn phải đốt đuốc đi coi xác đồng đội vì sợ lũ beo, sóc quấy phá. Khi đó chúng tôi làm việc với tất cả lòng nhiệt tình và hăng hái của tuổi trẻ", y tá Đội điều trị 6 Phùng Thị Tâm bày tỏ.

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả
Nữ y tá tận tình bón từng thìa cháo cho thương binh ngoài hỏa tuyến (Ảnh tư liệu)

Sau tất cả, với sự nỗ lực của toàn quân, toàn dân Việt Nam, chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.

Sau chiến dịch, có một công việc mà quân y phải đảm nhiệm nhưng không lường trước được. Đó là giải quyết chăm sóc các thương, bệnh binh địch. Các chiến sĩ quân y đã ở lại tiếp tục cứu chữa gần 1.500 thương bệnh binh của quân đội Pháp. Đây là một trong những chính sách khoan hồng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Số tù binh Pháp bị thương nằm trong các hầm hào đã được các chiến sĩ quân y chăm sóc, cứu chữa cho đến khi cấp trên có chủ trương trao trả tù binh cho quân đội Pháp.

Bà Nguyễn Thị Được - Y tá Đội điều trị 4 chia sẻ: “Sau chiến dịch, tôi được giao phụ trách 80 thương binh Pháp để điều trị trước khi trao trả tù binh. Khi bị trêu chọc, tôi đã nói với họ: các anh là kẻ thất bại, còn tôi là đại diện cho bên chiến thắng. Vì lòng nhân ái nên chúng tôi cứu chữa các anh, các anh phải tuân thủ các quy định ở đây. Tôi chăm sóc tận tình nên họ rất quý mến. Ngày sinh nhật Bác Hồ, đi tới đâu cũng thấy lính Pháp nói "Hồ Chí Minh muôn năm” làm tôi cảm động lắm. Hôm trao trả tù binh, đơn vị tôi ra tiễn, trước khi lên máy bay họ đều đến chào và nói lời cảm ơn tôi".

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả
Tù binh Pháp bị thương cuối cùng đã rời Mường Thanh bằng máy bay. (Ảnh tư liệu)

Lực lượng quân y vừa xông pha nơi trận địa đầy bom đạn và sự chết chóc để cứu chữa, chăm sóc, điều trị cho thương, bệnh binh vừa làm công tác tư tưởng, an ủi, động viên tinh thần cho bộ đội.

Mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận nhưng lực lượng quân y đã góp phần to lớn vào chiến công vang dội của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

CTV Thùy Linh
vov.vn

Tin liên quan

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Cũng trong khuôn khổ lễ hội, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã phối hợp với UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức khai mạc Tuần lễ xúc tiến thương mại giới thiệu các sản phẩm nông sản của Hải Dương tới du khách thập phương.
Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Đem theo bài học, kinh nghiệm và tinh thần kháng Pháp-Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên những Điện Biên Phủ mới với Mỹ.
Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã dành không gian đặc biệt giữa trung tâm để trưng bày bức tranh panorama ''Chiến dịch Điện Biên Phủ’’.
Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21.7.1954 - 21.7.2024) đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của Nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giải phóng miền Bắc nước ta, tạo điều kiện xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, vững mạnh cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt - Bộ sách
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của lương tri và phẩm giá con người.

Các tin khác

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.
Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tập ký sự “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi” vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành là một trong những ấn phẩm đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc yêu văn hóa, lịch sử. Tác giả cuốn sách là Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung - một cây bút tài năng và có cơ duyên gắn bó lâu năm với mảnh đất Điện Biên anh hùng.
Ra mắt cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

Ra mắt cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

Nội dung cuốn sách được kết cấu làm 3 phần. Phần thứ nhất: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Phần thứ hai: Những con người làm nên lịch sử. Phần thứ ba: Điện Biên Phủ - Những ngày tháng 5 lịch sử.
Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát biểu tại hội thảo, Đại tướng Lương Cường khẳng định: Hội thảo sẽ làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử; tiếp tục củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối của toàn dân, toàn quân ta vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thuật vây lấn là một trong những chiến thuật rất đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Không khí nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm tại TP Điện Biên Phủ

Không khí nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm tại TP Điện Biên Phủ

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ . Trong những ngày này, cả TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) giống như một đại công trường với không khí thi đua sôi nổi trong giai đoạn nước rút đưa các công trình để kịp về đích phục vụ sự kiện trọng đại của đất nước.
Vai trò của thuốc nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc

Vai trò của thuốc nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc

(SKV) - “Nam dược trị nam nhân” là tư tưởng và chiến lược trị bệnh cho người Việt do danh y Tuệ Tĩnh đề xướng từ thế kỷ XIV được lưu truyền qua nhiều thế hệ, đã góp phần vào việc giữ gìn và tăng cường sức khoẻ của dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, thuốc nam cũng thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ của người lính nói riêng và nhân dân nói chung.
Trung tướng Đặng Quân Thụy: Bài học xoay chuyển tình thế và niềm tin chiến thắng

Trung tướng Đặng Quân Thụy: Bài học xoay chuyển tình thế và niềm tin chiến thắng

Là người vinh dự được tham gia nhiều chiến dịch, trận đánh cả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, nhưng Điện Biên Phủ là phần ký ức đặc biệt, khó mờ phai đối với Trung tướng Đặng Quân Thụy.
Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Chống gậy, đi lại khó khăn nhưng ông Nguyễn Tiến Năng (96 tuổi) vẫn cố gắng trở về thăm lại dải đất Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) - nơi cách đây 70 năm, ông đã cùng anh em trong đội thanh niên xung phong (TNXP) gắn bó, cống hiến những năm tháng tuổi trẻ, nơi mà bao đồng đội của ông đang nằm lại mãi mãi...
Sự quan trọng của thuốc Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Sự quan trọng của thuốc Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong thời chiến tranh, thuốc Nam có một vai trò quan trọng và không thể phủ nhận. Việc sử dụng các phương pháp và thuốc chữa bệnh truyền thống góp một phần rất lớn trong việc cứu chữa và chăm sóc sức khỏe người lính, nhân dân ở bối cảnh khó khăn, thiếu thốn của chiến tranh.
Xem thêm
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Phiên bản di động