Mới nhất Đọc nhiều

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.

13 tuổi trốn nhà làm liên lạc cho bộ đội Việt Minh; 17 tuổi nhập ngũ, 1 năm sau thì vượt núi, băng rừng lên Điện Biên Phủ tham gia chiến dịch, ông Bế Văn Sâm, 88 tuổi, người Trà Lĩnh (Cao Bằng), nay trú tại thôn Chiền On, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai không thể quên những ngày tháng cùng đồng đội vào sinh ra tử, khốc liệt đến mức có lúc tưởng chừng chỉ có đạn tránh người chứ người không thể tránh được đạn, nhưng mệnh lệnh không thể không thực thi.

"Khổ nhất là lúc công đồn. Một Tiểu đội có 12 người, lúc rút lui ra chỉ còn 1 - 2 người, còn đâu đều nằm lại. Bấy giờ bản thân tôi cũng không biết mình sẽ còn sống đến ngày hôm nay. Khi vào mặt trận là không nghĩ gì hết. 10 lời thề và 12 điều kỷ luật của Quân đội Quốc gia Việt Nam đã rèn luyện cho mình tất cả để phấn đấu." - ông Bế Văn Sâm mói.

ky uc cua nguoi linh Dien bien gian kho nhung rat doi hao hung hinh anh 1
Ông Bế Văn Sâm (người giơ tay) đang kể chuyện lịch sử cho các em học sinh.

Sau ngày chiến thắng, ông Sâm vinh dự được đứng trước hàng quân, trực tiếp được Bác Hồ cài Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ lên ngực áo. Bức ảnh ấy đến nay vẫn còn được lưu giữ.

Còn ông Trương Duyên, người Ninh Bình, trú tại tổ 14, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, nguyên là Trung úy, Đại đội phó Đại đội 965, Trung đoàn 34 nay đã 101 tuổi nhưng vẫn kể vanh vách kỉ niệm "kéo pháo vào, kéo pháo ra" do chỉ huy bất ngờ thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Từ đó xây dựng trận địa vững chắc, bảo toàn lực lượng, giúp quân ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng
Bức ảnh Bác Hồ gắn Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho ông Bế Văn Sâm.

"Đầu tiên là trận địa tròn tròn, đưa pháo vào giữa chẳng có nóc gì cả. Xong đến lúc trên lệnh phải kéo pháo ra. Kéo ra xong là ăn tết, mỗi người một đồng bánh chưng rồi lại đi luôn, thế mà tới nơi đã thấy có hầm rồi. Hầm nằm sâu trong đồi, chỗ nào không khoét được thì dùng gỗ, cỏ, lau sậy chắn phía trên, bom địch thả không ăn thua. Sau khi đánh trận Him Lam xong lại kéo pháo lên phía bắc tới Bản Kéo, Bản Kéo hàng rồi tiếp tục đánh cho tới lúc giải phóng." - ông Trương Duyên chia sẻ.

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng
Ông Trương Duyên kể lại kỷ niệm "kéo pháo vào - kéo pháo ra".

70 năm đã trôi qua kể từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", ông Sâm, ông Duyên và nhiều cựu chiến sỹ Điện Biên đều đã ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng những kí ức mà mỗi người lính mang theo vẫn là những mảnh ghép chân thực về lịch sử hào hùng của dân tộc, nhắc nhở thế hệ cháu con phải trân trọng hòa bình, tiếp tục phát huy tinh thần, hào khí Điện Biên, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

An Kiên/VOV-Tây Bắc
vov.vn

Tin liên quan

Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Chưa đầy 4 tuổi, con trai chị T.T.G (quê ở Thanh Hoá) đã trải qua hai lần xuất huyết não và nhiều lần nhập viện cấp cứu vì con mang trong mình căn bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông ).

Cùng chuyên mục

Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Đem theo bài học, kinh nghiệm và tinh thần kháng Pháp-Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên những Điện Biên Phủ mới với Mỹ.
Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã dành không gian đặc biệt giữa trung tâm để trưng bày bức tranh panorama ''Chiến dịch Điện Biên Phủ’’.
Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiệp định Geneva - sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21.7.1954 - 21.7.2024) đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của Nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giải phóng miền Bắc nước ta, tạo điều kiện xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, vững mạnh cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt - Bộ sách
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của lương tri và phẩm giá con người.

Các tin khác

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tập ký sự “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi” vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành là một trong những ấn phẩm đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc yêu văn hóa, lịch sử. Tác giả cuốn sách là Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung - một cây bút tài năng và có cơ duyên gắn bó lâu năm với mảnh đất Điện Biên anh hùng.
Ra mắt cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

Ra mắt cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

Nội dung cuốn sách được kết cấu làm 3 phần. Phần thứ nhất: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Phần thứ hai: Những con người làm nên lịch sử. Phần thứ ba: Điện Biên Phủ - Những ngày tháng 5 lịch sử.
Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát biểu tại hội thảo, Đại tướng Lương Cường khẳng định: Hội thảo sẽ làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử; tiếp tục củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối của toàn dân, toàn quân ta vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thuật vây lấn là một trong những chiến thuật rất đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Không khí nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm tại TP Điện Biên Phủ

Không khí nhộn nhịp trên các công trình trọng điểm tại TP Điện Biên Phủ

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ . Trong những ngày này, cả TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) giống như một đại công trường với không khí thi đua sôi nổi trong giai đoạn nước rút đưa các công trình để kịp về đích phục vụ sự kiện trọng đại của đất nước.
Vai trò của thuốc nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc

Vai trò của thuốc nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc

(SKV) - “Nam dược trị nam nhân” là tư tưởng và chiến lược trị bệnh cho người Việt do danh y Tuệ Tĩnh đề xướng từ thế kỷ XIV được lưu truyền qua nhiều thế hệ, đã góp phần vào việc giữ gìn và tăng cường sức khoẻ của dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, thuốc nam cũng thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ của người lính nói riêng và nhân dân nói chung.
Trung tướng Đặng Quân Thụy: Bài học xoay chuyển tình thế và niềm tin chiến thắng

Trung tướng Đặng Quân Thụy: Bài học xoay chuyển tình thế và niềm tin chiến thắng

Là người vinh dự được tham gia nhiều chiến dịch, trận đánh cả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, nhưng Điện Biên Phủ là phần ký ức đặc biệt, khó mờ phai đối với Trung tướng Đặng Quân Thụy.
Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả

Lực lượng quân y mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận nhưng họ cũng đã góp phần to lớn vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các chiến sĩ quân y đã phải làm việc liên tục trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả, thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men.
Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Chống gậy, đi lại khó khăn nhưng ông Nguyễn Tiến Năng (96 tuổi) vẫn cố gắng trở về thăm lại dải đất Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) - nơi cách đây 70 năm, ông đã cùng anh em trong đội thanh niên xung phong (TNXP) gắn bó, cống hiến những năm tháng tuổi trẻ, nơi mà bao đồng đội của ông đang nằm lại mãi mãi...
Sự quan trọng của thuốc Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Sự quan trọng của thuốc Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong thời chiến tranh, thuốc Nam có một vai trò quan trọng và không thể phủ nhận. Việc sử dụng các phương pháp và thuốc chữa bệnh truyền thống góp một phần rất lớn trong việc cứu chữa và chăm sóc sức khỏe người lính, nhân dân ở bối cảnh khó khăn, thiếu thốn của chiến tranh.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động