“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ

Kể từ khi về dưới trướng của Thành Công Group, tình hình kinh doanh của PV – Inconess vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Hơn 12 năm qua, doanh nghiệp này liên tục thua lỗ và tổng lỗ luỹ kế tính đến ngày 30/6/2023 lên tới gần 160 tỷ đồng.

PV-Inconess đổi chủ liệu có đổi vận?

CTCP Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group) được biết đến như cây đa trong ngành sản xuất ô tô. Doanh nghiệp được thành lập năm 2008, sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, Thành Công Group hiện có hàng chục thành viên hoạt động đa ngành nghề.

Một loạt doanh nghiệp lớn trong hệ thống của tập đoàn này như CTCP Huyndai Thành Công Việt Nam, Huyndai Phạm Hùng, Huyndai Ninh Bình, Huyndai Tây Đô… Ngoài lĩnh vực này, Thành Công Group cũng là tập đoàn có các công ty con trong lĩnh vực bất động sản và thương mại dịch vụ, ngân hàng. Đặc biệt, thương vụ thâu tóm CTCP Đầu tư PV – Inconess (mã: RGC) là mảnh ghép bổ khuyết cho mảng kinh doanh bất động sản và thương mại dịch vụ tại tập đoàn này, mà cụ thể là phân khúc đầu tư sân golf.

Theo đó, PV – Inconess được thành lập từ năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng, là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại nhưng hoạt động chính là đầu tư kinh doanh sân golf và các dịch vụ ăn uống, lưu trú phục vụ khách chơi golf.

Từ khi thành lập đến nay, PV-Inconess đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ vào các năm 2008 (303 tỷ đồng), 2010 (305 tỷ đồng), 2013 (691 tỷ đồng) và 2015 (891 tỷ đồng) thông qua các hình thức phát hành riêng lẻ cho cổ đông sáng lập, phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược và phát hành riêng lẻ để trả nợ vốn hợp tác đầu tư.

Năm 2018, Thành Công Group thông qua công ty con là Công ty TNHH TCG Land đã mua hơn 66,8 triệu cp của PV-Inconess, tương đương 75% cổ phần có quyền biểu quyết mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Hiện tại ông Nguyễn Anh Tuấn được bầu làm Chủ tịch HĐQT PV-Inconess. Thế nhưng, giới đầu tư lại quen với biệt danh “Tuấn Thành Công” khi nhắc đến Chủ tịch PV-Inconess bởi tiếng tăm “đại gia sản xuất ô tô” thông qua Thành Công Group.

Sau khi trở thành công ty mẹ của PV-Inconess, hiển nhiên TCG Land cũng sở hữu luôn 2 dự án tại Ninh Bình là Tổ hợp Du lịch – sân Golf 54 lỗ hồ Yên Thắng có diện tích 670 ha và dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đông Thái quy mô 2.185 ha.

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Hình ảnh dự án sân golf của PV-Inconess

PV – Inconess tuy là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh sân Golf lên thị trường chứng khoán nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này lại trái ngược với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư về một lĩnh vực được đánh giá là "hái ra tiền".

Trước khi về tay ‘ông lớn’ Thành Công Group, PV-Inconess lỗ triền miên nhiều năm. Kể cả khi đã về tay ông lớn sản xuất ô tô này, tình hình kinh doanh của RGC vẫn chưa thấy khởi sắc, lỗ chồng lỗ liên tục trong suốt hơn 12 năm qua.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của PV-Inconess đạt hơn 67 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, doanh thu dịch vụ golf gần 52 tỷ đồng, tăng 40%; doanh thu nhà hàng 8 tỷ đồng; doanh thu bán hàng hóa hơn 2 tỷ đồng; doanh thu phòng nghỉ hơn 4 tỷ đồng và doanh thu khác hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng.

Dù doanh thu tăng mạnh song PV-Inconess vẫn lỗ sau thuế hơn 4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 cùng kỳ 2022 chỉ lỗ hơn 396 triệu đồng. Tính từ năm 2011 đến ngày 30/06/2023, số lỗ lũy kế của PV-Inconess nâng lên gần 160 tỷ đồng.

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Lợi nhuận sau thuế tại PV-Inconess từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2023.

Tính đến 30/06/2023, tổng tài sản của PV-Inconess đạt gần 1.443 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là tài sản cố định với hơn 962 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn với hơn 282 tỷ đồng.

Theo thuyết minh soát xét 6 tháng đầu năm 2023, chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận hơn 275 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở dự án sân golf giai đoạn I với hơn 97,9 tỷ đồng; dự án sân golf giai đoạn II gần 5 tỷ đồng; khu biệt thự 12ha gần 55 tỷ đồng, dự án khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái gần 39 tỷ đồng; dự án khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh gần 34 tỷ đồng;…

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Nguồn: Báo cáo tài chính Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại PV-Inconess.

Dự án sân golf giai đoạn I là các công trình thuộc dự án sân golf Hồ Yên Thắng, trong đó công trình sân golf giai đoạn II và khu biệt thự 12 đã tiếp tục thi công trở lại và đưa vào sử dụng một phần từ năm 2020. Tuy nhiên, Cty chưa quyết toán và cung cấp đủ hồ sơ đối với giai đoạn trước của các công trình này tổng giá trị khoảng 245 tỷ đồng (Trong đó khoảng 62 tỷ thuộc công trình sân golf giai đoạn II (sân golf Hoàng Hậu) đã được ghi tạm tăng vào chỉ tiêu “tài sản cố định hữu hình”).

Tham vọng hình thành thế kiềng ba chân: Ô tô – bất động sản – ngân hàng tại Thành Công Group hiện ra sao?

Thành Công Group tiền thân là Công ty TNHH Cơ khí Thành Công được thành lập từ tháng 1/1999 và tháng 2 cùng năm Công ty thành lập Văn phòng đại diện đầu tiên tại Hàn Quốc.

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Quá trình phát triển của Thành Công Group

Năm 2008, đổi tên thành CTCP Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group). Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt của Tập đoàn khi trở thành đối tác chính thức của Hyundai Motor Company (HMC) về phân phối, sản xuất, lắp ráp xe du lịch tại Việt Nam. Đồng thời, CTCP Hyundai Thành Công (HTC) được thành lập, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ lắp ráp xe du lịch nhãn hiệu Hyundai tại Việt Nam.

Tháng 09/2017, Thành Công Group tiếp tục đạt được thỏa thuận với Hyundai về thành lập liên doanh sản xuất, lắp ráp và phân phối độc quyền xe thương mại ở Việt Nam. Nhà máy được đặt ở Ninh Bình, có công suất 12,000 xe/ năm với xe khách/bus và 30,000 xe/ năm với xe tải.

Năm 2019, Tập đoàn Thành Công và Công ty Hyundai Xây dựng (Hyundai E&C) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và ra mắt thương hiệu TC MOTOR – Đại diện khối ô tô Tập đoàn Thành Công.

Bên cạnh Hyundai Thành Công, Thành Công Group còn có nhiều công ty thành viên quan trọng khác như CTCP Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTMV) và CTCP Hyundai Thành Công Thương mại (HTCV)…

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ

Sau khi có vị trí nhất định trong ngành ô tô, Thành Công Group bắt đầu lấn sân sang ngành bất động sản với sự tham gia của một số thành viên như: Thành Công E&C, CTCP Thương mại Du lịch Cổ Loa, CTCP Xây dựng Thành Công 3…

Tháng 11/2017, Thành Công Group thành lập Công ty TNHH TCG Land (TCG Land) với quy mô vốn điều lệ đăng ký 1.668 tỷ đồng. TCG Land được thành lập dựa trên việc tái cấu trúc của Công ty Cổ phần Thành Công E&C và 8 công ty khác hoạt động về lĩnh vực, đầu tư bất động sản và xây dựng của Tập đoàn Thành Công.

Tháng 09/2020, TCG Land cũng tham gia động thổ Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng – đánh dấu sự tham gia của Thành Công Group trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và dịch vụ khu công nghiệp.

Sau khi lấn sân mảng bất động sản, Thành Công Group cũng đặt mục tiêu trong việc tiến vào mảng ngân hàng.

Điều này được chứng minh tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 lần 3 của ngân hàng Eximbank được tổ chức ngày 26/04/2021. Theo đó, ngân hàng đã công bố danh sách đề cử nhân sự dự kiến vào thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025). Danh sách đã được chấp thuận theo Công văn số 2780/NHNN-TTGSNH ngày 26/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị chấp thuận nhân sự dự kiến làm thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chỉ có 4 nhân sự được đề cử gồm bà Lê Hồng Anh, ông Đào Phong Trúc Đại, ông Nguyễn Hiếu và ông Yasuo Takeuchi. Trong đó, có 2 nhân sự liên quan đến Thành Công Group.

Bà Lê Hồng Anh được biết đến là vợ của ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch của Thành Công Group. Bà Hồng Anh từng trải qua các vị trí: Phó Giám đốc phụ trách Tài chính kế toán Công ty TNHH Cơ khí Thành Công, Phó Tổng Giám đốc thường trực phụ trách kế toán CTCP Tập đoàn Thành Công, Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Công Phạm Hùng, và hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH TCG Land.

Ông Đào Phong Trúc Đại cũng là nhân sự có liên quan tới Tập đoàn Thành Công. Ông Đại từng là Giám đốc tài chính CTCP kỹ thuật dịch vụ Thành Công, Tổng Giám đốc CTCP Khu công nghiệp tổ hợp công nghệ Thành Công Việt Hưng, Tổng Giám đốc CTCP Phát triển KCN Việt Hưng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam. Ông Đại hiện cũng nằm trong nhân sự HĐQT của PV-Inconess.

Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, Thành Công Group đã có động thái thoái vốn khỏi Eximbank.

Theo đó, thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Thành Công Group bán toàn bộ 60,54 triệu cổ phiếu EIB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,924% vốn điều lệ ngân hàng.

Các giao dịch liên quan đến Thành Công Group đều được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận. Ngày 14/10/2022, thị trường ghi nhận tổng cộng hơn 79,4 triệu cổ phiếu EIB được giao dịch thỏa thuận với giá trị gần 3.197 tỷ đồng, tương ứng mức giá 40,236 đồng/cổ phiếu. Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công sẽ thu về hơn 2.233 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Phúc Thịnh đã bán hơn 12,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,005% vốn điều lệ ngân hàng.

Bên cạnh đó, một thành viên khác thuộc nhóm Thành Công là Hợp tác xã cổ phần Thành Công cũng bán ra hơn 44,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 3,637%. Giao dịch diễn ra theo hình thức thoả thuận từ ngày 10/10/2022-14/10/2022.

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc, con gái của bà Lê Hồng Anh, cũng bán ra hơn 11 triệu cổ phiếu EIB, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,899%.

Như vậy, nhóm Thành Công Group đã bán toàn bộ số cổ phần sở hữu tại Eximbank. Hợp tác xã cổ phần Thành Công và CTCP Phúc Thịnh cũng đều có liên quan đến bà Lê Hồng Anh, Thành viên Hội đồng quản trị Eximbank.

"Dứt tình" với Eximbank, mới đây thị trường lại đồn đoán về sự tham gia của Thành Công Group tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank).

Hoàng Long

Cùng chuyên mục

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Tủ tài liệu nhựa văn phòng ngày càng được ưa chuộng nhờ thiết kế gọn nhẹ, giá thành hợp lý và tính tiện dụng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOILl) được vinh danh trong top 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024.
Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Trong những năm gần đây, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) khắt khe hơn, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ việc giảm thiểu phát thải khí carbon trong sản xuất, đảm bảo quyền lợi lao động, đến việc minh bạch trong quản trị, ESG đã trở thành tiêu chí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các tin khác

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Trong kỷ nguyên mà ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã trở thành tiêu chuẩn vàng để đánh giá một doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị bỏ lại phía sau. Một trong những nguyên nhân lớn nhất là thiếu nhận thức đầy đủ về ESG – từ ý nghĩa, lợi ích cho đến cách triển khai. Thay vì nhìn nhận ESG như một cơ hội để nâng cao giá trị và phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp vẫn coi ESG là một gánh nặng chi phí, hoặc thậm chí là khái niệm quá xa vời với thực tế kinh doanh.
Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, việc tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đã trở thành “giấc mơ lớn” của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để sở hữu “chiếc vé” này, các doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn mới. Một trong những rào cản lớn nhất chính là ESG (Environmental, Social, Governance) – bộ tiêu chuẩn toàn diện về môi trường, xã hội và quản trị mà các tập đoàn quốc tế đang ngày càng khắt khe áp dụng.
Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Trên khắp thế giới, ESG đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu, thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tạo giá trị. Ở châu Âu, các quy định như "Green Deal" hay luật cắt giảm khí thải carbon đã khiến ESG trở thành điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tham gia thị trường. Tại Mỹ, các quỹ đầu tư lớn như BlackRock đã ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1000 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP. Hà Nội.
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là đơn vị sản xuất nhựa đầu tiên ở Việt Nam. Tiền thân công ty là một cơ sở sản xuất nhỏ sản xuất dép và đồ chơi nhựa. Đến năm 1989 – 1990, do yêu cầu đổi mới, công ty chuyển sang sản xuất ống nhựa, đánh dấu sự phát triển mới của Nhựa Tiền Phong.
5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

Trong thời đại mà các tiêu chuẩn phát triển bền vững đang dẫn dắt xu hướng toàn cầu, ESG (Environmental, Social, Governance) đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), việc áp dụng ESG có thể mang lại những lợi ích thiết thực và lâu dài, giúp họ vươn lên trong thị trường cạnh tranh. Bài viết này sẽ phân tích sâu 5 lợi ích lớn mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được khi áp dụng tiêu chuẩn ESG.
Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và các vấn đề xã hội như bất bình đẳng ngày càng được quan tâm, thế giới đã chứng kiến một sự chuyển dịch rõ ràng trong cách thức doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố bền vững thể hiện qua tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị), đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc.
Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Thế giới kinh doanh đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi mà thành ng không chỉ được đo lường bằng lợi nhuận mà còn bằng những giá trị bền vững doanh nghiệp tạo ra cho môi trường và xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh 2025, khi ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị) đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xây dựng báo cáo ESG như một ng cụ để thể hiện tầm nhìn bền vững.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại, tài sản trí tuệ không chỉ là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm các sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, và bí mật kinh doanh, tạo nên lợi thế độc quyền và bảo vệ doanh nghiệp trước sự xâm phạm từ bên ngoài.
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Sau 28 năm triển khai, có 332 doanh nghiệp đạt Giải Vàng, 139 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tính riêng trong 03 năm (2021-2023), có 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đồng thời đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động