WHO: Trung Quốc "bắt nhịp chậm" với tốc độ phát triển của COVID
![]() |
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân đến phòng khám tại bệnh viện ở Bắc Kinh vào hôm 21/12/2022. Ảnh: Jade Gao/AFP/Getty Images/ https://suckhoeviet.org.vn |
Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trong bối cảnh lo ngại về việc thiếu dữ liệu từ Trung Quốc, quốc gia này có thể đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát số ca nhiễm COVID-19 khi phải trải qua đợt gia tăng đột biến về số ca mắc bệnh.
Các số liệu chính thức từ Trung Quốc đã trở thành một hướng dẫn không đáng tin cậy. Quốc gia 1,4 tỷ dân trong tháng này bắt đầu dỡ bỏ chế độ kiểm tra và phong tỏa “Zero-COVID” - một phương án vốn không được ưa chuộng.
![]() |
Các rào chắn trên đường phố tại tỉnh Quảng Châu được dỡ bỏ. Ảnh: AP/ https://suckhoeviet.org.vn |
Sự thay đổi đột ngột đã khiến hệ thống y tế vốn lỏng lẻo, không được chuẩn bị sẵn sàng, nay tranh giành với các bệnh viện giường bệnh và máu, với các hiệu thuốc khả năng cung cấp thuốc và cùng chính quyền chạy đua để xây dựng các phòng khám đặc biệt. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể đối mặt với hơn một triệu ca tử vong do COVID vào năm 2023.
Mike Ryan, Giám đốc các trường hợp khẩn cấp của WHO cho biết: “Tại Trung Quốc, những gì được báo cáo là số lượng ca bệnh trong ICU tương đối thấp, nhưng số lượng ICU đang tăng lên một cách ngẫu nhiên”.
“Tôi không muốn nói rằng Trung Quốc đang cố ý che giấu tình hình đang xảy ra. Tôi nghĩ rằng họ đang chậm trễ trong việc cập nhật”.
WHO cho biết họ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để cải thiện cách nước này thu thập dữ liệu về các yếu tố quan trọng như số ca nhập viện và tử vong.
Ngay cả khi trong đợt bùng phát mạnh mẽ của COVID-19, Trung Quốc báo cáo không có trường hợp tử vong mới nào do loại virus này gây ra. Hành động này làm dấy lên những lời chỉ trích về việc tính toán tốc độ phát triển của virus khi thủ đô đang chuẩn bị cho sự gia tăng của ca bệnh.
Nhân chứng từ “Reuters” chia sẻ, họ nhìn thấy sự xuất hiện dày đặc của cảnh sát và khoảng 40 xe tang đang xếp hàng để vào trong bãi đỗ xe đã chật kín chỗ của một cơ sở hỏa táng ở quận Thông Châu thuộc Bắc Kinh. Nhân viên tại hai nhà tang lễ khác nhau ở Bắc Kinh nói với "Reuters" rằng, trường hợp người dân muốn hỏa táng người thân đã khuất gia tăng đột biến vào cuối tuần, dẫn tới tình trạng xếp hàng chờ đợi và dịch vụ bị đình trệ.
Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu với phóng viên rằng, Tổ chức Y tế Thế giới cần thông tin chi tiết hơn về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, số ca nhập viện và đưa ra yêu cầu cho các đơn vị chăm sóc toàn diện để thu được đánh giá toàn diện nhất. Ông chia sẻ: “WHO rất lo ngại về tình hình đang phát triển ở Trung Quốc, khi các báo cáo về căn bệnh nguy hiểm này ngày càng tăng”.
Phát biểu tại Geneva hôm thứ Tư, Ryan (Giám đốc các trường hợp khẩn cấp của WHO) cho biết, sự gia tăng các ca bệnh ở Trung Quốc xảy ra không chỉ do việc dỡ bỏ các chính sách hạn chế mà còn do tỷ lệ tiêm chủng bị giảm sút.
Ông chia sẻ, tỷ lệ tiêm vaccine tăng cường cao nhất ở những người trên 60 tuổi tại Trung Quốc và những người có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia khác và hiệu quả của vaccine do Trung Quốc sản xuất là khoảng 50%.
Giám đốc các trường hợp khẩn cấp của WHO cũng đưa ra lưu ý, tỷ lệ tiêm chủng ở Trung Quốc đã tăng vọt trong những tuần qua, đồng thời khuyến nghị thêm, rằng vẫn còn phải xem liệu có thể thực hiện đủ số lượng tiêm chủng trong những tuần tới để ngăn chặn tác động của làn sóng Omicron hay không.
“Đó chỉ là phương án bảo vệ chưa hoàn thiện tại một quốc gia đông dân như Trung Quốc, quốc gia với rất nhiều người dễ mắc bệnh”, Ryan nhấn mạnh.
“Tiêm chủng là chiến lược đẩy lùi làn sóng Omicron,” ông nói thêm trong khi lưu ý rằng Trung Quốc đã tăng đáng kể khả năng tiêm chủng cho người dân trong những tuần gần đây.
Wang Guangfa, chuyên gia về hô hấp từ Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Bắc Kinh nêu dự đoán với tờ “Thời báo Hoàn cầu” của chính phủ rằng, số lượng người tử vong có thể tăng mạnh và dự đoán số ca bệnh nặng ở Bắc Kinh sẽ tăng đột biến trong những tuần tới. Ông khẳng định: “Chúng ta phải hành động nhanh chóng trong công tác chuẩn bị phòng khám cùng với nguồn lực điều trị sẵn sàng cho mọi trường hợp khẩn cấp và nghiêm trọng”.
Trung Quốc có 9 loại vaccine COVID-19 được phát triển trong nước được phê duyệt sử dụng, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng những loại vaccine này chưa được phát triển để điều trị biến thể Omicron - chủng mới có khả năng lây nhiễm cao. Bắc Kinh cho đến nay vẫn khẳng định chỉ sử dụng vaccine sản xuất trong nước, và vaccine được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ cũ, chứ không phải bằng công nghệ mRNA.
Người phát ngôn của chính phủ Đức vào hôm 21/12 tuyên bố rằng, Berlin đã gửi lô vaccine "BioNTech" đầu tiên đến Trung Quốc để sử dụng cho công dân Đức đang sinh sống tại Trung Quốc. Đây là lô vaccine coronavirus nước ngoài đầu tiên được vận chuyển đến quốc gia này.
Hiện không có thông tin chi tiết về thời gian và quy mô giao hàng, tuy nhiên người phát ngôn bổ sung rằng, Berlin đang thúc đẩy người nước ngoài không phải là công dân Đức được phép tiếp cận loại vaccine này nếu họ muốn.
Trong một bức thư gửi cho công dân Đức hiện đang sinh sống ở Trung Quốc, chính phủ Đức khẳng định họ sẽ cung cấp miễn phí các mũi tiêm chủng cơ bản và tiêm nhắc lại các loại vaccine đã được phê duyệt sử dụng ở Liên minh châu Âu cho bất kỳ ai trên 12 tuổi.
Người phát ngôn nói với các nhà báo ở Berlin: “Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng rằng ngoài công dân Đức, những công dân nước ngoài khác cũng có thể được tiêm vaccine "BioNTech"”.
Tin liên quan

Bộ Y tế công bố danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine
16:46 | 17/06/2024 Tin tức

Đắk Nông đảm bảo vaccine, sinh phẩm y tế trong hoạt động tiêm chủng
16:34 | 05/06/2024 Tin tức

Bắc Giang triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024
16:52 | 29/05/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục

L'Oreal thu hồi sản phẩm trị mụn do chứa chất gây ung thư
22:09 | 12/03/2025 Thế giới

WHO kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên đồ uống có cồn
20:31 | 15/02/2025 Thế giới

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản
20:21 | 05/02/2025 Sức khỏe

Căn bệnh khiến nữ diễn viên Từ Hy Viên tử vong nguy hiểm thế nào?
10:49 | 04/02/2025 Thế giới

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2
22:08 | 23/12/2024 Thế giới

WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1
10:26 | 29/11/2024 Thế giới
Các tin khác

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
11:30 | 20/11/2024 Thế giới

Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi
10:35 | 12/11/2024 Thế giới

WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi
22:30 | 07/11/2024 Thế giới

Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ
11:22 | 31/10/2024 Thế giới

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch
14:23 | 29/10/2024 Thế giới

Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú
16:50 | 25/10/2024 Thế giới

Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương
11:06 | 25/10/2024 Thế giới

Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi
20:50 | 13/10/2024 Thế giới

Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng
22:01 | 08/10/2024 Thế giới

Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử
21:47 | 07/10/2024 Thế giới

Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới
1 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh
3 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí
27-02-2025 14:40 Hoạt động hội

Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ
16-02-2025 10:00 Tin tức

Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
13-02-2025 20:00 Hoạt động hội