Xã hội hiện đại: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động lên ngôi
Phòng bệnh không chỉ là một biện pháp tự bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là một trụ cột quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe cộng đồng. Thực trạng nhiều bệnh nhân bị phát hiện muộn khiến cho cơ hội điều trị bị giảm sút, tăng nguy cơ biến chứng đã đặt ra câu hỏi cấp bách.
THỰC TRẠNG NHIỀU BỆNH NHÂN BỊ PHÁT HIỆN MUỘN
Một trong những thực trạng đáng lo ngại nhất trong lĩnh vực y tế là sự phát hiện muộn của nhiều loại bệnh, từ ung thư đến các bệnh truyền nhiễm. Đối với nhiều bệnh nhân, việc không nhận ra triệu chứng sớm hoặc không thực hiện các biện pháp kiểm tra định kỳ dẫn đến việc bệnh đã ở giai đoạn nặng trước khi được chẩn đoán. Điều này làm giảm đáng kể cơ hội chữa trị và tăng nguy cơ tử vong hay ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Tại Việt Nam, việc khám sức khỏe định kỳ vẫn chưa được hình thành như một thói quen cần có. Nguyên nhân bởi hầu hết mọi người đều có những suy nghĩ sợ khám vì biết đâu khám… ra bệnh; e ngại chi phí điều trị cao; và đa số chờ đến khi có bệnh mới bắt đầu đi thăm khám. Với quan niệm sai lầm đó, không ít bệnh nhân khi nhận được kết quả khám thì bàng hoàng phát hiện sức khỏe đã ở mức trầm trọng, nảy sinh nhiều biến chứng, thậm chí bị chẩn đoán mắc bệnh nan y, ung thư…
Theo số liệu của Bộ Y tế, số ca ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn chiếm khoảng 70%, dẫn đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư chỉ khoảng 50% so với thế giới.
VÌ SAO PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH?
Ai trong chúng ta cũng muốn tận hưởng một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc hơn là phải chịu đựng sự đau khổ và suy nhược có thể xảy ra do sức khỏe kém. Thật không may, các yếu tố về lối sống như: chế độ ăn uống kém, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và không tập thể dục vẫn tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Những tình trạng này, tất cả đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta trong nhiều năm, “gieo” mầm mống cho những căn bệnh như: tiểu đường, ung thư, tim mạch, hen suyễn, các vấn đề về lưng, viêm khớp, các vấn đề sức khỏe tâm thần…
Chữa trị bệnh không chỉ đòi hỏi chi phí lớn mà còn gây ra nhiều phiền toái và căng thẳng cho bệnh nhân và gia đình. Trong khi đó, việc phòng tránh bệnh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế và gia đình.
Ngoài ra, việc phòng ngừa bệnh tật cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Khi chúng ta nhận thức được những gì mình nên làm để có cuộc sống lành mạnh hơn, việc điều chỉnh lối sống trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết.
Việc tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe cần bắt đầu càng sớm càng tốt để phòng ngừa nguy cơ ốm bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu như trước đây, người Việt quan tâm đến việc chữa bệnh hơn phòng bệnh thì trong xã hội hiện đại ngày nay, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đã được chú trọng hơn rất nhiều.
Chăm sóc sức khỏe chủ động - Xu hướng trong xã hội hiện đại
Người Việt ta từ xưa vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trước đây, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mực. Nhưng khi chất lượng đời sống ngày càng một nâng cao, kinh tế được cải thiện, chăm sóc sức khỏe bản thân như thế nào để chủ động phòng ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là vấn đề được mỗi chúng ta quan tâm.
Chăm sóc sức khỏe chủ động hướng đến việc tự chăm sóc bản thân, tăng cường sức khỏe để giảm nguy cơ mắc bệnh và theo dõi sức khỏe sát sao để sớm phát hiện các nguy cơ bệnh lý thay vì tập trung vào điều trị khi đã mắc bệnh. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi người mà còn có tác dụng giảm gánh nặng y tế cho xã hội.
Chăm sóc sức khỏe chủ động khác chăm sóc sức khỏe thế nào?
Để giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chăm sóc sức khỏe theo hướng chủ động, chúng ta sẽ cùng so sánh khác biệt cơ bản giữa chăm sóc sức khỏe chủ động và chăm sóc sức khỏe thông thường.
Chăm sóc sức khỏe chủ động
Chăm sóc sức khỏe chủ động là chủ động áp dụng các biện pháp: Nâng cao sức khỏe, chủ động phòng ngừa bệnh, theo dõi sát sao sức khỏe để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh… thay vì tập trung điều trị bệnh.
-
Lợi ích: Nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ mắc bệnh.
-
Cách tiếp cận: Tập trung vào tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
-
Vai trò của cá nhân: Mỗi người chủ động chăm sóc sức khỏe và chịu trách nhiệm về sức khỏe của bản thân.
-
Hoạt động bao gồm: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn, tiêm phòng đầy đủ và chủ động phòng ngừa bệnh tật, chú trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần, khám bệnh định kỳ để theo dõi sức khỏe…
Chăm sóc sức khỏe thông thường
Chăm sóc sức khỏe thông thường là thực hiện các hoạt động duy trì, bảo vệ, nâng cao sức khỏe thường gắn với điều trị bệnh.
-
Lợi ích: Giảm thiểu tác hại của bệnh tật lên sức khỏe người bệnh.
-
Cách tiếp cận: Tập trung vào việc điều trị khi đã mắc bệnh.
-
Vai trò của cá nhân: Việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh phụ thuộc vào các chuyên gia y tế.
-
Hoạt động bao gồm: Khám chữa bệnh và sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống đủ chất, tập luyện phù hợp để cơ thể nhanh phục hồi sau bệnh tật…
Chăm sóc sức khỏe chủ động mang đến lợi ích gì?
Việc chủ động chăm sóc sức khỏe mang đến những lợi ích lớn lao mà tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra như:
Tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ ốm, bệnh
Khi bạn áp dụng các nguyên tắc ăn uống khoa học, duy trì một lối sống khoa học, có chế độ tập luyện phù hợp, chú trong đến sức khỏe tinh thần, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe… sức khỏe tổng thể của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt. Khi sức khỏe và sức đề kháng tăng lên, nguy cơ ốm hay bệnh đều sẽ giảm đáng kể.
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Một người khỏe mạnh, vui vẻ sẽ có nhiều cơ hội để làm những việc mình thích, đến những nơi mình muốn và tận hưởng những vui thú của riêng mình. Họ có thể tự khiến mình hạnh phúc, lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người, dễ dàng vượt qua thử thách trong cuộc sống.
Người biết chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ không trở thành gánh nặng cho những người xung quanh và có thể giúp ích cho xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.
Giảm chi phí cho y tế, củng cố kinh tế gia đình
Chăm sóc sức khỏe chủ động giúp nâng cao sức khỏe nên cũng giúp mỗi cá nhân và gia đình giảm đáng kể chi phí khám chữa và điều trị bệnh. Điều này góp phần củng cố tài chính cá nhân, kinh tế gia đình và không trở thành gánh nặng cho quỹ Bảo hiểm y tế Nhà nước.
Tăng cơ hội điều trị và phục hồi sau bệnh
Khi chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe, chúng ta không thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn để điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp nhất. Qua thăm khám sức khỏe định kỳ, chúng ta cũng dễ dàng phát hiện các bệnh lý từ giai đoạn sớm. Điều này giúp tăng cơ hội điều trị và phục hồi sau khi mắc bệnh đồng thời giúp giảm thời gian, chi phí trong điều trị bệnh.
Cách chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả
Chăm sóc sức khỏe chủ động quan trọng như thế nào chúng ta đều đã rõ. Vậy chúng ta cần làm gì để chủ động chăm sóc sức khỏe từ ngay hôm nay?
-
Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần? Kiểm tra sức khỏe định kỳ với người bình thường khoảng 6 tháng/lần và tăng lên với người có vấn đề về sức khỏe. Những người có nguy cơ ung thư cao nên tăng cường tầm soát ung thư theo tư vấn của bác sĩ.
-
Vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập luyện phù hợp với thể chất và tình trạng sức khỏe.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, sử dụng các thực phẩm lành mạnh, ăn sạch, sống xanh. Đồng thời, bạn cũng nên tránh xa thực phẩm bẩn và đồ ăn không lành, chất kích thích có hại cho sức khỏe.
-
Chủ động theo dõi định kỳ các bệnh mãn tính mình đang mắc phải. Việc này giúp điều chỉnh phương pháp kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời, phòng ngừa diễn tiến trở nặng của bệnh.
-
Dành thời gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí, làm những việc mình yêu thích để giảm căng thẳng trong cuộc sống, tăng cường sức khỏe tinh thần.
Mỗi người trong chúng ta đều có thể chủ động chăm sóc sức khỏe theo cách khác nhau |
MỘT SỐ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐƠN GIẢN BẮT NGUỒN TỪ ĐIỀU CHỈNH LỐI SỐNG
Ngay cả những thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể tạo ra tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tật sau để giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn ở trạng thái tốt nhất.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống
Chăm sóc sức khỏe chủ động là việc làm thiết yếu giúp chúng ta bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, xã hội đang hướng đến việc phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khoẻ thông qua các biện pháp như duy trì lối sống khoẻ mạnh, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và quan trọng nhất là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Với xu hướng chăm sóc sức khoẻ chủ động như hiện nay, dinh dưỡng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống và đặc biệt là công tác phòng ngừa, điều trị bệnh. Dinh dưỡng giúp duy trì sự sống, tăng trưởng, lao động tốt, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe, điều trị, đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chăm sóc sức khoẻ chủ động |
Theo thống kê của WHO, khoảng 462 triệu người trên thế giới bị thiếu cân, gây ra nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngược lại, có khoảng 1,9 tỷ người trên thế giới bị thừa cân, béo phì, gây nhiều nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, ung thư… Đây là gánh nặng kép về dinh dưỡng có tác động nghiêm trọng và lâu dài với sức khỏe cá nhân và cộng đồng cần sự can thiệp của các chuyên gia dinh dưỡng.
Trong những năm qua, tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là việc giảm liên tục và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới năm tuổi từ 31,9% xuống còn 13,8%.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hiện nay như già hóa dân số, thay đổi lối sống, gia tăng bệnh không lây, từ đó có thể thấy vấn đề dinh dưỡng càng cần được chú trọng.
Sự gia tăng của các bệnh mãn tính: tim mạch, ung thư, tiểu đường,… đang ngày càng phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các bệnh này có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó, nhu cầu về các chuyên gia dinh dưỡng có khả năng tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người dân ngày càng cao.
Với xu hướng chăm sóc sức khoẻ chủ động như hiện nay, dinh dưỡng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống và đặc biệt là công tác phòng ngừa, điều trị bệnh. Dinh dưỡng giúp duy trì sự sống, tăng trưởng, lao động tốt, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe, điều trị, đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quy định của Bộ Y tế, bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa dinh dưỡng; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu một người làm chuyên môn về dinh dưỡng. Các bệnh viện phải thành lập trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, tổ dinh dưỡng, tiết chế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Bệnh nhân vào viện phải sàng lọc, đánh giá về dinh dưỡng, hội chẩn dinh dưỡng. Nếu người bệnh chưa đảm bảo dinh dưỡng thì những cử nhân dinh dưỡng sẽ tham gia để tư vấn về chế độ dinh dưỡng nhanh chóng phục hồi hơn.
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh thì trong 1.224 bệnh viện thuộc cả nước, hiện mới có 794 bệnh viện thành lập khoa dinh dưỡng, tuy nhiên mới có 58 bệnh viện thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện theo đúng quy định.
Nước ta đang thiếu hụt cử nhân làm công tác dinh dưỡng tại bệnh viện và cộng đồng. Tại Việt Nam, chỉ có một số trường đào tạo ngành này và số lượng cử nhân tốt nghiệp mỗi năm dao động 50-70 người, không đáp ứng đủ nhu cầu.
Trước những yêu cầu mới của các cơ sở y tế và nhu cầu của xã hội về dinh dưỡng, từ tháng 11/2023, HIU đã chính thức đào tạo và tuyển sinh ngành Dinh dưỡng trình độ đại học. Các cử nhân sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội việc làm rất rộng mở.
Theo đó, cử nhân ngành dinh dưỡng có thể làm việc tại khoa dinh dưỡng tiết chế của các bệnh viện, các đơn vị như trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế, viện nghiên cứu liên quan tới dinh dưỡng, đơn vị truyền thông giáo dục về sức khỏe, các trường đại học, hệ thống cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc tham gia hệ thống phòng tư vấn.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Cơ thể có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau, tuy nhiên việc tích tụ nhiều chất béo bên trong tim, thận, gan, cơ quan tiêu hóa và tuyến tụy có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đo vòng eo là một cách kiểm tra đơn giản để biết liệu bạn có đang tích trữ mỡ thừa ở vùng bụng hay không.
Tổ chức Tim mạch khuyến cáo nam giới nên có chu vi vòng eo dưới 94cm và phụ nữ dưới 80cm, đồng thời chúng ta nên duy trì cân nặng tương ứng với chiều cao của mình. Bạn có thể tham khảo cách tính Chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận biết thể trạng hiện tại của mình. Nếu đang ở tình trạng béo phì hay ngược lại là suy dinh dưỡng, thiếu chất thì bạn nên gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp với nhu cầu sức khỏe của mình.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá
Theo nhiều nghiên cứu, uống rượu và hút thuốc lá đều là những thói quen có hại và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: bệnh lý tim mạch (đau thắt ngực, đau tim và đột quỵ), bệnh tiểu đường, các vấn đề về hệ hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi và ung thư phổi), vấn đề tiêu hóa, ung thư (bao gồm ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư phổi).
Để phòng ngừa bệnh tật, bạn nên hạn chế hoặc tránh xa rượu bia và thuốc lá. Thay vào đó, nên chọn các phương pháp giải trí và cách sống lành mạnh khác như tập thể dục đều đặn và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bắp, giảm căng thẳng và lo lắng, duy trì cân nặng lành mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, tập thể dục đều đặn là yếu tố quan trọng trong việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng.
Tập thể dục có nhiều lợi ích đối với sức khỏe |
Chăm sóc sức khỏe cá nhân định kỳ
Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời, từ đó giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật phát triển. Ngoài ra, tuân thủ lịch trình tiêm chủng và tiêm phòng, không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cả gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn hơn.
Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng của bệnh tật và tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững hơn. Phòng ngừa bệnh tật không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, và chỉ khi mọi người đồng lòng hành động, chúng ta mới có thể đối mặt và vượt qua những thách thức của sức khỏe công cộng.
Cùng chuyên mục
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người
21:31 | 27/11/2024 Thông tin đa chiều
Ngày sinh nhật đặc biệt của nữ Chủ tịch TT-Green
22:00 | 24/11/2024 Sức khỏe tinh thần
"Ngày hội An Lạc": Lan tỏa giá trị tích cực đến các bạn trẻ
16:00 | 12/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Chùm thơ của LS, TS Nguyễn Đình Lục
12:41 | 11/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm
14:53 | 05/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Các tin khác
Mỗi người là bác sĩ tinh thần cho chính mình
15:43 | 10/10/2024 Sức khỏe tinh thần
Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
11:14 | 10/10/2024 Sức khỏe tinh thần
[Infographic] 9 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ
06:45 | 10/10/2024 Infographic
Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần
19:20 | 05/10/2024 Thông tin đa chiều
Chăm sóc sức khỏe tâm thần - Chìa khóa sống khỏe cho người cao tuổi
09:48 | 01/10/2024 Thông tin đa chiều
Muốn làm sạch không khí trong nhà, hãy trồng cây lan ý
07:40 | 01/08/2024 Sức khỏe tinh thần
Các dấu hiệu suy nhược thần kinh cần chú ý
17:47 | 30/06/2024 Sức khỏe tinh thần
"Bỏ túi" 5 cách giảm đau đầu không dùng thuốc
07:30 | 27/06/2024 Sức khỏe tinh thần
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
08:16 | 09/06/2024 Tin tức
Huấn luyện viên Chí Kiên – Yoga đến với tôi là chữ duyên
16:41 | 30/05/2024 Sức khỏe tinh thần
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội