3 ngộ nhận về lưu trữ máu cuống rốn
Hoạt động lưu trữ máu dây rốn chưa được cấp phép
Đứng trước thực trạng nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng trong nước ngày càng tăng cao, Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép thành lập các đơn vị lưu trữ máu cuống rốn trên toàn quốc.
Tính đến quý III năm 2024, thống kê cả nước có khoảng 5 ngân hàng tế bào gốc nhà nước và gần 10 ngân hàng tế bào gốc tư nhân. Số lượng mẫu tế bào gốc từ máu cuống rốn được lưu trữ tăng đều đặn hàng năm.
Hoạt động lưu trữ máu cuống rốn diễn ra công khai, tuân thủ theo quy định và nguyên tắc của Bộ Y tế. |
Theo chuyên gia thuộc Trung tâm Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, sự ra đời của các ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn giải quyết thực trạng khan hiếm nguồn tế bào gốc tạo máu, mở ra cơ hội điều trị bệnh hiểm nghèo. Tiềm năng biệt hóa vượt trội, tính tăng sinh miễn dịch thấp, giảm ngừa nguy cơ thải ghép.
Thông tin lưu trữ máu cuống rốn mơ hồ
Lưu trữ máu cuống rốn là dịch vụ y tế đặc biệt, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hợp đồng là cơ sở pháp lý xác nhận hoạt động thu thập, xử lý và bảo quản diễn ra đúng quy trình.
Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông cho biết, nội dung hợp đồng lưu trữ máu cuống rốn cần đầy đủ thông tin các bên, tên dịch vụ cung cấp, chi phí, thời gian, quyền và nghĩa vụ, điều kiện chấm dứt, hướng giải quyết tranh chấp và điều khoản khác (nếu có).
Chuyên viên Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc có trách nhiệm giải thích các thuật ngữ trên hợp đồng, đảm bảo sự đồng thuận và tính pháp lý. Trình bày thông tin dịch vụ, lợi ích một cách rõ ràng giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn, tránh xảy ra xung đột.
Thông tin bảo quản máu dây rốn được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng pháp lý. |
Song trước thực trạng gia đình không được chia sẻ thông tin, tình hình mẫu tế bào trong suốt thời gian lưu trữ làm dấy lên những quan ngại. Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ, bảo mật và cập nhật định kỳ là vấn đề cấp thiết, củng cố lòng tin của khách hàng với dịch vụ y tế.
Dù mới thành lập vào tháng 2/2024 nhưng Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông được đánh giá cao về công tác báo cáo lưu trữ máu cuống rốn. Định kỳ hàng năm, đơn vị tổ chức kiểm tra số lượng và chất lượng tế bào gốc từ máu cuống rốn, chuyển gửi kết quả chi tiết đến khách hàng.
Chi phí bảo quản máu cuống rốn đắt đỏ
Chi phí lưu trữ máu cuống rốn nhìn tổng chung không thấp, dao động 36 - 54 triệu VNĐ trong 10 năm. Tuy nhiên khi phân tích chi tiết, giá dịch vụ bao gồm khoản phí xử lý, lưu trữ trong năm đầu tiên và phí lưu trữ cho các năm tiếp theo.
Năm đầu, khách hàng phải trả 21.000.000 - 33.000.000 VNĐ cho việc thu thập, xử lý và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn. Từ năm thứ 2 trở đi, gia đình chỉ cần thanh toán phí bảo quản mẫu tế bào, khoảng 2.600.000 - 3.800.000 VNĐ/năm.
Sự biến động giá thành lưu trữ máu cuống rốn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như đơn vị dịch vụ, cơ sở hạ tầng, trình độ chuyên môn hay chất lượng dịch vụ. Nguồn lực quyết định giá thành, khách hàng cũng chấp thuận đầu tư khoản tiền lớn để sử dụng công nghệ hiện đại, trình độ chuyên môn cao.
Không ít phụ huynh chi khoản tiền lớn, đầu tư bảo vệ sức khỏe con trẻ và gia đình. |
Trả lời với báo chí cách đây gần 10 năm về trước, PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông day dứt không nguôi về trang thiết bị, nhân lực không đáp ứng đủ nhu cầu, tiêu chuẩn lưu trữ và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị.
Cơ duyên với Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông tựa chắp nối sứ mệnh dang dở của bác sĩ với lĩnh vực Y học tái tạo. Đơn vị sở hữu hệ thống xử lý tự động AXP® II đạt chuẩn cGMP, hệ thống bảo quản MVE, công nghệ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn ở 2 dạng thô và tươi; quy tụ đội ngũ chuyên viên, bác sĩ lành nghề.
Với sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật, Bác sĩ Nguyễn Trung Chính cùng các cộng sự từng ngày khẳng định tính ứng dụng trị liệu tế bào vào lâm sàng. Những lầm tưởng về lưu trữ máu cuống rốn dần được xóa nhòa, nâng cao tỷ lệ sử dụng “bảo hiểm sinh học” trên toàn quốc.
Cùng chuyên mục
Kon Tum: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh
11:18 | 03/12/2024 Sức khỏe
Hiểu về đường dextrose: Công dụng và tác động đối với sức khỏe
09:58 | 03/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
TP.HCM có 52.695 người nhiễm HIV được quản lý
09:52 | 03/12/2024 Sức khỏe
Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam
07:04 | 03/12/2024 Sức khỏe
5 mẹo tiết kiệm thời gian khi đi khám sức khỏe
22:08 | 02/12/2024 Sức khỏe
Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”
15:40 | 02/12/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Bổ sung vitamin A vì sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
15:40 | 01/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Nên ăn trứng vào buổi sáng hay buổi tối?
06:40 | 30/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM cấp cứu 300 ca đột quỵ trong 9 tháng
22:28 | 29/11/2024 Sức khỏe
Kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
15:17 | 29/11/2024 Sức khỏe
Mùa đông ăn gì để giữ ấm cơ thể hiệu quả?
14:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] Những lợi ích tuyệt vời của táo đỏ
06:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người
21:31 | 27/11/2024 Thông tin đa chiều
TP.HCM: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
19:50 | 27/11/2024 Sức khỏe
Gia Lai: Tăng cường phòng, chống bệnh sởi
16:36 | 26/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM có gần 3 triệu lượt người hiến máu
12:11 | 26/11/2024 Sức khỏe
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội