3 yếu tố “cực kỳ quan trọng” mà tầng thứ 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 phải chuẩn bị

(SKV) – Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, có 3 yếu tố “cực kỳ quan trọng” mà tầng điều trị thứ 2 phải chuẩn bị là oxy y tế, thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm. Nếu làm tốt điều trị ở tầng này sẽ giảm số ca COVID-19 chuyển nặng, tăng khả năng cứu sống bệnh nhân.

Chiều 13/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch sau một thời gian 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và một số địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến chiều ngày 13/8, thế giới ghi nhận hơn 206,4 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 4,3 triệu ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đến nay, Việt Nam ghi nhận 252.896 ca, trong đó, 255.748 ca mắc trong nước (chiếm khoảng 99% tổng số ca), 92.738 người đã khỏi bệnh, 5.088 ca tử vong.

3 yếu tố "cực kỳ quan trọng" mà tầng điều trị bệnh nhân COVID-19 thứ 2 phải chuẩn bị - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong vòng 25 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam; 20 ngày thành phố Hà Nội giãn cách xã hội; 21 ngày tại Phú Yên; 6 ngày tại Khánh Hòa…, cả nước ghi nhận 201.582 ca mắc.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung thảo luận về những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chống dịch trên cả nước trong thời gian qua, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, để đưa vào kịch bản ứng phó dịch bệnh thời gian tới.

Theo đó, các ý kiến thống nhất, khi thực hiện giãn cách xã hội nhất thiết phải thực hiện nghiêm, thực chất; tuyệt đối tránh tình trạng hình thức, “chặt ngoài, lỏng trong”. Khi đã thực hiện giãn cách xã hội (ở mức độ nguy cơ cao nhất theo Quyết định 2686 của Ban Chỉ đạo và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ) phải đảm bảo đúng tinh thần “ai ở đâu ở đó”.

Cùng với công tác chống dịch COVID-19 ở các điểm nóng, các ý kiến thống nhất kinh nghiệm bảo vệ vững chắc vùng xanh an toàn, đồng thời bao vây, thu hẹp vùng nguy cơ cao (vùng cam), rất cao (vùng đỏ) của các địa phương đã triển khai trong thời gian qua.

Trong bối cảnh dịch xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước, cần thực hiện nghiêm túc phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để phát hiện những người đến, về từ địa phương khác.

Các lực lượng xử lý nghiêm người đến, về từ địa phương khác không khai báo và chính quyền cấp cơ sở khi không nắm được, không thực hiện các biện pháp quản lý y tế đối với những người này.

Bên cạnh đó, các địa phương phải thiết lập ngay hệ thống đường dây nóng, đội y tế cộng đồng đến từng khu dân cư để tiếp nhận, giám sát, hỗ trợ y tế tại chỗ cho người dân có triệu chứng mắc COVID-19 cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Điển hình, TP Hồ Chí Minh đã phổ biến các đơn thuốc, phương pháp tự chăm sóc, theo dõi, bảo vệ sức khỏe cho người dân tại các khu cách ly, phong tỏa…

Để bảo đảm người dân không ra khỏi nhà trừ trường hợp thật cần thiết, các địa phương chủ động chuẩn bị phương án vận hành hệ thống phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm bảo đảm thông suốt, trong đó những người thực hiện giao hàng phải được xét nghiệm định kỳ, tiêm vaccine, có dấu hiệu nhận diện, mã QR-code…

Tăng năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 ở tầng 1, hạn chế chuyển nặng

Trong công tác xét nghiệm, các ý kiến cho rằng, từ thực tiễn TP Hồ Chí Minh cho thấy, năng lực “rà đi, soát lại” nhiều lần trên diện rộng chưa đủ; có tình trạng một số địa phương lạm dụng xét nghiệm nhanh, “ngại” xét nghiệm RT-PCR. Vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị, công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tiết kiệm.

Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nếu cần xét nghiệm tầm soát cộng đồng ở những thời điểm nhất định, phải thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mẫu gộp; dành nguồn lực xét nghiệm để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao (phải di chuyển ra khỏi nhà), người cao tuổi, có bệnh nền…; trong đó, chú ý hướng dẫn người dân tự lấy mẫu để giảm tải cho lực lượng y tế.

Trong công tác điều trị, các ý kiến cho rằng, kinh nghiệm từ TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam cho thấy, phải tách riêng khu tiếp nhận ban đầu đối với người mắc COVID-19 không có triệu chứng, chưa được coi là bệnh nhân; từ đó có phương án chăm sóc phù hợp về thể chất và tinh thần, nhằm giảm tỷ lệ F0 có triệu chứng.

Đồng thời, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất cần tập trung nguồn lực nhiều hơn cho các tầng điều trị bên dưới để cấp cứu, xử trí kịp thời những trường hợp diễn biến nặng rất nhanh, có đủ nhân lực, thuốc, oxy y tế, trang thiết bị theo quy định để bảo đảm số giường điều trị thực chất. Điển hình, một số địa phương đã chủ động trang bị hệ thống oxy tập trung ngay tại trung tâm y tế tuyến huyện.

Dịch đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài; 3 yếu tố “cực kỳ quan trọng” mà tầng điều trị thứ 2 phải chuẩn bị.

Đánh giá, nhận định những bài học kinh nghiệm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, diễn biến tình hình dịch COVID-19 rất phức tạp và kéo dài, nặng nề, nhất là đối với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương khác

Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, 3 yếu tố “cực kỳ quan trọng” mà tầng điều trị thứ 2 phải chuẩn bị là oxy y tế, thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm. “Nếu làm tốt công tác điều trị ở tầng này sẽ giảm số ca chuyển nặng, khả năng cứu sống bệnh nhân COVID-19 nhiều hơn”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

3 yếu tố "cực kỳ quan trọng" mà tầng điều trị bệnh nhân COVID-19 thứ 2 phải chuẩn bị - Ảnh 2.

Quang cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 13/8 Ảnh;VGP/Đình Nam

Bộ Y tế đã liên tục ban hành văn bản yêu cầu, nhắc nhở, đôn đốc và hướng dẫn cụ thể các địa phương “phải đảm bảo oxy cho điều trị ở tầng 2”.

Do đó, các địa phương khẩn trương rà soát lại nhu cầu số lượng oxy điều trị, bồn chứa oxy, bình lớn chứa oxy… ở các cơ sở y tế thuộc tầng 2.

“Đây là tầng điều trị vô cùng quan trọng, do đó các địa phương phải đặc biệt chú trọng tăng cường năng lực cho các cơ sở y tế thuộc tầng 2 để đảm bảo có thể thực hiện được các kỹ thuật cao nhất khi cần.

Đối với tầng 2, Bộ Y tế khuyến cáo nên sử dụng máy thở dòng cao (HFNC) trong điều trị, máy thở không xâm nhập… và một số trang thiết bị khác mà nhân viên y tế có thể kiểm soát được”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ.

Về thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm, Bộ trưởng nhấn mạnh, cùng với oxy y tế, các cơ sở ở tầng điều trị thứ 2 phải luôn có thuốc kháng đông và kháng viêm; phải cho bệnh nhân sử dụng sớm để giảm mức độ nặng.

Tới đây Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình điều trị tại nhà thí điểm, sử dụng thuốc Molnupiravir – một trong những thuốc được đánh giá là giảm nhanh nồng độ SARS-CoV-2.

Thời gian tới, Bộ Y tế tập trung đôn đốc triển khai Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; tiến hành đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức (“nguy cơ rất cao”, “nguy cơ cao”, “nguy cơ”, “bình thường mới”) cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp tỉnh, có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, liên tỉnh để có giải pháp xét nghiệm, cách ly, phong tỏa, tiêm vaccine COVID-19… phù hợp với điều kiện thực tế.

Nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường hoạt động của các Tổ COVID-19 cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các lực lượng tập trung bao vây, thu hẹp “vùng đỏ”, mở rộng “vùng xanh”, bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca F0 tăng nhanh, giảm thiểu tử vong để đưa sớm trở về trạng thái “bình thường mới”.

Thái Bình

https://suckhoedoisong.vn/3-yeu-to-cuc-ky-quan-trong-ma-tang-thu-2-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-phai-chuan-bi-169210813211325571.htm

Dẫn theo nguồn link: https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847912-387

Cùng chuyên mục

Đại tướng Lương Cường chính thức được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026

Đại tướng Lương Cường chính thức được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026

Nhận tín nhiệm cao từ các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Hà Nội: Lễ Dâng hương Cẩn cáo Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Hà Nội: Lễ Dâng hương Cẩn cáo Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Oai (16/8/1954 - 16/8/2024). Trong khuôn khổ đề án “Đường vào Vương quốc Vua Hùng trên không gian thực tế ảo” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam, và Chương trình truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp chủ trì, nhiều hoạt động văn hóa cội nguồn đã được triển khai trong suốt hai năm qua.
Trao quà từ thiện cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh nghèo học giỏi tại Ninh Bình.

Trao quà từ thiện cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh nghèo học giỏi tại Ninh Bình.

Mới đây, tại Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Phát triển Y dược học cổ truyền (thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam) phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình:“Du Xuân đón lộc Giáp Thìn 2024”, Dựlễ dâng hương Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và làm từ thiện tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - Một thập kỷ chuyển mình mạnh mẽ

Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - Một thập kỷ chuyển mình mạnh mẽ

Sau một thập kỷ kể từ ngày thành lập, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã chứng kiến một bước chuyển mình mạnh mẽ, từ một vùng quê ven đô bước vào kỷ nguyên mới với diện mạo đô thị văn minh và hiện đại.
Tạp chí Sức khỏe Việt vinh dự nhận giải thưởng tại Hội báo toàn quốc 2024

Tạp chí Sức khỏe Việt vinh dự nhận giải thưởng tại Hội báo toàn quốc 2024

Sáng 17/3/2024, tại đường Lê Lợi, Q1, TP HCM, Hội báo toàn quốc 2024 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Hội báo đã có nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong hoạt động báo chí. Tại Hội báo, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sức khỏe Việt đã vinh dự nhận giải thưởng.
TP HCM: Khai mạc Hội báo toàn quốc 2024: "Báo chí tiên phong đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân"

TP HCM: Khai mạc Hội báo toàn quốc 2024: "Báo chí tiên phong đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân"

Với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, sáng 15/3, tại đường Lê Lợi, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024 đã được long trọng tổ chức.

Các tin khác

Ba Vì: Khánh thành công trình tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Cẩm An xã Cẩm Lĩnh

Ba Vì: Khánh thành công trình tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Cẩm An xã Cẩm Lĩnh

Sáng 10/3/2024, Tại thôn Cẩm An, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, HĐND- UBND huyện Ba Vì, UBND xã Cẩm Lĩnh cùng đông đảo nhân dân đã long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Lịch sử Văn hóa Đền Cẩm An.
LMD Group: Hiện thực hóa ước mơ xây dựng Quỹ từ thiện vì cộng đồng

LMD Group: Hiện thực hóa ước mơ xây dựng Quỹ từ thiện vì cộng đồng

(SKV) - Theo Quyết định số 902/QĐ-BNV, ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Bộ Nội vụ, Công ty Cổ phần Tập đoàn LMD (LMD Group) vinh dự trở thành một trong ba thành viên sáng lập Quỹ Từ thiện vì cộng đồng (Com.Fund). Đây là bước tiến quan trọng của LMD Group đối với trách nhiệm xã hội và mong muốn đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Phường Bình Hưng Hòa B Tổ Chức Buổi Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập (3/12/2003 – 3/12/2023)

Phường Bình Hưng Hòa B Tổ Chức Buổi Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập (3/12/2003 – 3/12/2023)

SKV - Buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập phường Bình Hưng Hòa B (3/12/2003 – 3/12/2023) được diễn ra trong bầu không khí hân hoan với sự góp mặt của các cấp lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Bình Tân.
Lưu ý hoạt động thể thao khi thời tiết giao mùa

Lưu ý hoạt động thể thao khi thời tiết giao mùa

Chạy bộ là hoạt động thể dục thể thao được nhiều người lựa chọn nhưng cần có chế độ tập luyện hợp lý, an toàn, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết dần se lạnh.
Y tế tư nhân phát triển là một xu thế tất yếu

Y tế tư nhân phát triển là một xu thế tất yếu

Có thể khẳng định, y tế tư nhân phát triển là một xu thế tất yếu và phù hợp với nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng hệ thống y tế tư nhân phát triển về số lượng, hiệu quả về chất lượng rất cần sự “kiến tạo” của Chính phủ, Bộ ngành và sự ủng hộ của toàn xã hội.
Quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm không dùng thuốc dựa vào cộng đồng

Quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm không dùng thuốc dựa vào cộng đồng

Với sự hỗ trợ của Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Sở Y tế TPHCM triển khai thí điểm mô hình quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm dựa vào cộng đồng tại các trạm y tế trên địa bàn TPHCM.
Ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, hạn chế thiệt hại do thiên tai

Ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, hạn chế thiệt hại do thiên tai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương và Bộ, ngành liên quan tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và nhà nước.
Phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu

Phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu

Nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ cho trẻ em khi sử dụng đồ chơi Trung thu chứa các nguyên, vật liệu có nguy cơ cháy nổ cao, mới đây, Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn số 645/TE-CSTE.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Việc phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị sẽ giúp tạo ra sinh kế bền vững cho bà con dân tộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5 loại dầu thực vật giúp giảm cholesterol

5 loại dầu thực vật giúp giảm cholesterol

Theo tờ Healthline, một số loại dầu thực vật chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ giảm cholesterol xấu, phòng tránh các bệnh về tim mạch.
Xem thêm
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 27/12, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam với Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028 diễn ra tại Hà Nội.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Phiên bản di động