Bệnh chuột rút ở người cao tuổi nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi |
Các thảo dược tốt cho sức khỏe người cao tuổi |
Chuột rút
Chuột rút (hay vọp bẻ) là cơn đau bất ngờ do các cơ bị co mạnh và thắt chặt. Chuột rút khiến người bệnh đau đớn dữ dội, không thể cử động được. Hiện tượng chuột rút kéo dài từ vài giây cho tới hơn 1 phút. Bệnh chuột rút ở người già thường xảy ra vào ban đêm. Tới 75% người già trên 60 tuổi thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm.
Bệnh chuột rút, ở người cao tuổi thường gây ra cơn đau tại đùi, bắp chân, bàn chân và bàn tay. Trong đó, bắp chân và bàn chân là hai vị trí dễ bị chuột rút nhất. Chuột rút, ở người già hay xảy ra vào ban đêm, khiến cho người bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
Có rất nhiều nguyên nhân chuột rút ở người già như:
Ngồi, đứng hoặc nằm quá lâu: Người cao tuổi dễ mắc các chứng bệnh xương khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động và di chuyển. Vì thế, một trong những nguyên nhân bị chuột rút ở người già là do đi đứng, hoạt động sai tư thế, nằm lâu và ngồi lâu khiến máu lưu thông không tốt, giảm lượng oxy cung cấp cho cơ.
Do chơi thể thao quá sức: Không phải tự nhiên mà bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi nên lựa chọn các bộ môn thể thao nhẹ nhàng. Khi chơi thể thao quá sức, mồ hôi ra nhiều khiến lượng nước trong cơ thể bị thụt giảm đột ngột. Nếu không kịp thời bù đắp thì dễ gây ra chứng chuột rút.
Các bệnh lý mãn tính: Chuột rút thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, loãng xương, parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu, giãn tĩnh mạch chi dưới,...
Thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể: Khi cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất như natri, kali, canxi, magie dẫn tới hiện tượng yếu cơ, gây co thắt cơ, mất cân bằng co giãn cơ.
Tác dụng phụ của thuốc: Đây là nguyên nhân không mong muốn nhất đặc biệt là khi cơ thể đang bị bệnh. Thường gặp ở các thuốc như: Thuốc lợi tiểu, điều trị y tế cho các bệnh như suy thận hoặc suy tuyến cận giáp. Tác dụng phụ của những thuốc này sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu khiến cho cơ thể bị chuột rút và tê bì, thậm trí có hiện tượng khó thở và cảm giác như tụt huyết áp.
Hoạt động tuyến giáp suy giảm: Rối loạn tuyến giáp trong tình trạng thời gian dài ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh, khả năng truyền thông tin suy giảm. Hiện tượng hay xuất hiện là những cơn đau buốt ở lưng, ngứa ngáy và đau nhức hay đôi khi là những cơn chuột rút. Khi bị chuột rút, để tạm thời giảm cơn đau có thể dùng ngón tay cái để có lực mạnh nhất ấn vào trung tâm vị trí bị chuột rút và giữ trong 10 giây và lặp lại, tuy nhiên với người cao tuổi việc làm cũng khá khó khăn vì quá đau và ấn cũng không thể giải quyết có rút nhanh được.
Đối với hiện tượng đau nhức cổ gáy, vai, thắt lưng, đầu gối, đau nhức âm ỉ khó chịu ở cả bàn chân, bắp chân cũng như hiện tượng tê, các ngón tay tê cứng, bàn tay tê khó vận động xảy ra phần nhiều về ban đêm, khi bệnh nhân ngủ dậy đa phần phải xoa bóp, nắn ngón tay, bàn tay mới cử động được.
Nguyên nhân chuột rút theo Y học cổ truyền do phong hàn thấp, tý xâm nhập vào cơ thể khiến kinh mạch ứ tắc, khí huyết bị tắc trở không lưu thông gây ra.
Khoảng 1/3 số người trên 60 tuổi và 1/2 số người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Điều trị chuột rút ở người già như thế nào?
Chuột rút, ở người già về đêm là tình trạng khá phổ biến. Khi bị chuột rút ở bắp chân hoặc bàn chân, người bệnh cần cố gắng duỗi thẳng chân ra và uốn cong ngón chân về sau. Ngoài ra, người bệnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị co cứng cho máu lưu thông trở lại. Lúc mới thực hiện sẽ có cảm giác đau đớn nhưng cơn đau sẽ giảm dần do cơ hết co thắt.
Phương pháp chữa bệnh chuột rút ở người cao tuổi gợi ý trên đây chỉ mang tính tức thì. Nếu muốn giảm tần suất chuột rút về đêm cũng như phòng chuột rút ở người lớn tuổi, người bệnh cần:
-
Cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể mỗi ngày, đặc biệt là canxi và magie.
-
Tập luyện các động tác kéo dãn cơ bắp, giúp cơ thể dẻo dai hơn.
-
Lựa chọn bài tập, môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức.
-
Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao.
-
Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, không vươn duỗi người quá nhiều.
-
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
-
Chú ý kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm.
Phòng ngừa chuột rút
Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:
-
Không tập luyện ngay sau khi ăn
-
Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ
-
Uống nhiều nước (đặc biệt là đồ uống chứa kali) sau tập luyện
-
Không dùng chất kích thích (ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine)
-
Không hút thuốc
Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.
Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút (như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine) đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo kéo dài vì đôi khi có các tác dụng bất lợi nghiêm trọng (như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng). Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.
Một số huấn luyện viên thể thao và bác sĩ khuyên dùng nước ép dưa chuột để giảm co cứng cơ, nhưng dữ liệu về hiệu quả của nó là không đủ.
Một số lưu ý khi người cao tuổi hay bị chuột rút
Với chuột rút ở người già, để phòng ngừa cũng như giảm tần suất của bệnh, bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây:
-
Chế độ ăn uống hàng ngày cần đa dạng và đảm bảo đủ dinh dưỡng, nhất là các vitamin và khoáng chất như canxi, magie, natri…
-
Lựa chọn các môn thể thao, bài tập thể dục nhẹ nhàng và vừa sức. Tránh tập luyện với cường độ mạnh, gắng sức.
-
Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao, tập luyện.
-
Không nên mang vác quá nặng.
-
Đứng, ngồi và nằm đúng tư thế.
-
Không giữ nguyên một tư thế quá lâu
-
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế hoạt động vươn duỗi người quá nhiều và liên tục.
-
Hạn chế việc dùng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,…
-
Không nên tắm nước quá lạnh, nên tắm bằng nước ấm.
-
Uống đủ ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
-
Khi làm việc nặng ra nhiều mồ hôi cần bổ sung bằng dung dịch oresol.
-
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, đặc biệt là với người cao tuổi.
Bệnh chuột rút ở người già không phải hiếm nhưng khi thấy có những dấu hiệu bất thường thì người già không nên chủ quan. Nên đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nếu có bệnh. Với những người già có bệnh lý mãn tính như bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu càng cần được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Cùng chuyên mục
TT Green Việt Nam: “Trao sức khỏe - Nhận niềm tin”
13:55 | 07/09/2024 Khỏe - Đẹp
Đa Khoa Tâm Việt – Phòng khám nam khoa tại Thanh Hóa chất lượng cao hiện nay
12:07 | 06/09/2024 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
Khám chữa bệnh xã hội hiệu quả tại Phòng khám bệnh xã hội Bình Thuận
11:59 | 06/09/2024 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
Người dân Quận 7 có thêm Trung tâm khám chữa bệnh, cấp cứu công nghệ cao, hiện đại
08:00 | 02/09/2024 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
[Infographic] Những loại trái cây nên ăn cả vỏ
16:00 | 01/09/2024 Infographic
Vắc xin phế cầu 23 hiệu quả cao với người bệnh nền, hậu Covid-19
10:00 | 29/08/2024 Khỏe - Đẹp
Các tin khác
[Infographic] Những lợi ích tuyệt vời của quả ớt chuông
06:50 | 29/08/2024 Infographic
Việt quất - "Vua trái cây" chống oxy hóa
16:32 | 26/08/2024 Khỏe - Đẹp
Người bệnh thở máy tập phục hồi sớm tăng 30% cơ hội sống
11:49 | 26/08/2024 Khỏe - Đẹp
[E-Magazine] Cây hương thảo - "Sương mai của biển"
06:45 | 21/08/2024 SKV- Mag
Thực phẩm giàu biotin giúp tóc mọc nhanh và khỏe
11:04 | 20/08/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] 5 công dụng của giấm táo
07:09 | 20/08/2024 Khỏe - Đẹp
Hai loại đồ uống quen thuộc, là "khắc tinh" của đột quỵ
15:12 | 18/08/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] Dinh dưỡng và lợi ích của quả cam
06:50 | 18/08/2024 Infographic
Điểm danh những thức uống giúp "quét sạch" mỡ máu
06:45 | 17/08/2024 Y tế 24h
Một loại vỏ hạt giàu chất xơ, ngăn ngừa nhiều bệnh
06:45 | 16/08/2024 Khỏe - Đẹp
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024
30-07-2024 00:00 Hoạt động hội
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT
21-07-2024 14:46 Hoạt động hội