Bệnh dại: Một căn bệnh "đáng sợ" nhất lịch sử nhân loại
Bệnh dại là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một bệnh do virus dại gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Đây là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính, tấn công vào hệ thần kinh trung ương và dẫn đến tử vong. Bệnh dại lây truyền từ súc vật qua các vết cắn, vết liếm của súc vật mắc bệnh dại, đặc biệt là chó.
![]() |
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nguyên nhân dẫn đến bệnh dại ở người
Virus dại chủ yếu lây truyền từ các động vật mắc sẵn bệnh dại qua các vết cắn, vết liếm vào vết thương của người. Bệnh dại vô cùng nguy hiểm, khi đã nhiễm virus dại, khả năng tử vong của người bệnh là vô cùng lớn, gần như là 100%.
Nhóm động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao là động vật có vú máu nóng như: cáo, chó sói đồng, chó sói, chó rừng, chó nhà, chuột, mèo, trâu bò, dơi, gấu trúc…Đặc biệt chó và mèo là những vật nuôi trong nhà phổ biến, có nhiều cơ hội tiếp xúc, gần gũi với con người nên mọi người thường chủ quan, ít đề phòng, tạo cơ hội cho việc truyền nhiễm bệnh dại.
Virus dại được lây truyền qua nước bọt của động vật bị bệnh và bài tiết ra ngoài, theo vết cắn, vết xước trên da vào cơ thể con người rồi dần dần theo dây thần kinh đến thần kinh trung ương. Tại đây, virus sinh sản với tốc độ rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Lúc này, nhìn bề ngoài người bệnh vẫn rất bình thường nhưng virus dại đã xâm nhập trở lại với mật độ cao ở tuyến nước bọt. Virus dại dần phá hoại các tế bào thần kinh và làm xuất hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh dại.
Triệu chứng
Ngay khi bị chó cắn (dù cho dại hay chưa xác định chó có mắc bệnh dại hay không) phải nhập viện ngay. Bởi nếu chẳng may bị nhiễm vi rút dại và không điều trị kịp thời thì sau khoảng 3 – 12 tuần, các triệu chứng của bệnh dại có thể xuất hiện; thậm chí dấu hiệu bệnh dại có thể bắt đầu sớm hoặc trễ hơn. Và nguy hiểm khi các triệu chứng dại xuất hiện, người mắc bệnh dại hầu như tử vong.
Bệnh dại có 2 dạng: Thể cuồng và thể liệt.
Triệu chứng bệnh dại thể cuồng
Triệu chứng ở thể cuồng có thể bao gồm: Sốt cao, đau đầu, cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc bỏng rát bất thường hoặc không giải thích được (dị cảm) tại vị trí bị cắn;
Vài ngày sau đó, khi vi rút tấn công đến hệ thần kinh trung ương, tình trạng viêm não và tủy sống bắt đầu tiến triển. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như: Bồn chồn, lo lắng, sợ nước, sợ gió, bị ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy mọi thứ), lú lẫn, hành vi hung hăng, co thắt cơ bắp, khó thở, nuốt khó, tiết nhiều nước bọt, sủi bọt ở miệng, tê liệt, ngưng tim ngưng thở, tử vong.
Triệu chứng bệnh dại thể liệt
Ở nhóm người mắc bệnh dại bị liệt chỉ chiếm khoảng 20% ca bệnh. Người bệnh có dấu hiệu tê liệt cơ bắp, bắt đầu ở vị trí vết thương, cơ bắp tê liệt dần dần bị tê liệt, bắt đầu từ vết cắn hoặc vết xước. Tình trạng hôn mê từ từ phát triển, và cuối cùng là cái chết. Thể liệt của bệnh dại thường bị chẩn đoán nhầm, góp phần vào việc báo cáo chưa đầy đủ về bệnh.
Cách chẩn đoán bệnh dại
Chẩn đoán bệnh dại dựa vào biểu hiện bên ngoài, bác sĩ dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của bệnh dại như người bệnh sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng… kết hợp với yếu tố dịch tễ như người bệnh đang sinh sống ở khu vực vẫn có bệnh dại lưu hành. Động vật mắc bệnh dại thường ốm yếu hoặc có biểu hiện bất thường, chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Vết cắn, vết cào có nước bọt của động vật.
Chẩn đoán xác định bệnh dại sẽ thực hiện bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da lấy từ dìa tóc ở gáy người bệnh nhân, chẩn đoán huyết thanh, hoặc các kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng sinh học phân tử PCR hoặc phản ứng RT-PCR.
Ở người mắc bệnh dại được chẩn đoán chính xác khi khám nghiệm tử thi bằng nhiều kỹ thuật chẩn đoán khác nhau và phát hiện toàn bộ vi rút, kháng nguyên… trong các mô bị nhiễm bệnh (như não, da, nước bọt).
Cách điều trị bệnh dại
Điều trị bệnh dại sau khi phơi nhiễm
Thời điểm điều trị lý tưởng nhất là ngay khi bị vật nuôi cắn, làm trầy xước, nhất là bị chó dại cắn, người bệnh sẽ lo lắng, hoảng loạn và dễ bị kích thích… Do đó, nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh bình tĩnh, thoải mái để tập trung điều trị.
Ngay khi bị chó cắn, nạn nhân cần dự phòng ngay nguy cơ mắc bệnh dại, ngăn vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, đối diện cái chết sắp xảy ra. Cụ thể, chỗ vết thương bị chó cắn hay cào xước, cần rửa vết thương rộng bằng nước sạch và các dung dịch có thể tiêu diệt vi rút như: Xà phòng, chất tẩy rửa, povidone iodine… ít nhất 15 phút, rồi băng bó đưa đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được điều trị vết thương, tiêm vắc xin phòng dại, một số trường hợp còn được chỉ định tiêm huyết thanh ngừa bệnh dại. Người bệnh đến bệnh viện càng sớm thì hiệu quả ngăn chặn sự khởi phát triệu chứng và tử vong của bệnh dại càng hiệu quả.
Điều trị bệnh dại sau khi phát bệnh
Thông thường, với người mắc bệnh dại đã có triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ được tiêm vắc xin dại tế bào hoặc được dùng kết hợp giữa huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng được thực hiện càng sớm càng tốt. Hiện nay, vắc xin dại tế bào là an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Việt Nam sử dụng vắc xin dại tế bào Verorab từ năm 1992.
Với phác đồ tiêm bắp: Người bệnh được tiêm 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28.
Với phác đồ tiêm trong da: Người bệnh được dùng liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào các ngày 0, 3, 7. Lúc này, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta. Sau đó, người bệnh được tiêm tiếp vào ngày 28 kể từ mũi tiêm thứ nhất, tiêm 2 liều vào cơ Delta.
Cách phòng bệnh dại ở người
![]() |
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tiêm phòng cho tất cả chó, mèo nuôi trong nhà
Diệt động vật, gia súc bị nghi là bị súc vật dại cắn;
Phải xích, nhốt chó cẩn thận, không để chó ra ngoài đường mà không có rọ mõm;
Tránh tiếp xúc, vuốt ve và ôm các vật nuôi lạ vì chúng có thể tấn công, cắn người muốn tiếp cận;
Khi bị chó hoặc mèo dại cắn, phải nhanh chóng đến các trung tâm y tế để kiểm tra và tiêm phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xử lý vết thương khi bị động vật cắn
Nhanh chóng rửa kĩ vết thương bằng xà phòng đặc 20%, nước muối đặc và dội sạch bằng nước sạch
Bôi chất sát khuẩn (như cồn, cồn iot) vào vết thương;
Không nên băng kín vết thương;
Gây tê tại chỗ gần vết thương để tránh sự lan rộng của virus vào cơ thể;
Đến cơ sở y tế để kiểm tra khi nghi ngờ súc vật bị dại hoặc lên cơn dại.
Bệnh dại khi đã lên cơn thì việc tử vong là điều chắc chắn. Vì vậy, khi bị súc vật cắn, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơ là theo dõi diễn biến của bệnh. Khi thấy nghi ngờ, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến khám và tiêm phòng tại các bệnh viện, phòng khám hoặc các cơ sở y tế để có biện pháp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy đến.
Tin liên quan

Tử vi 12 con giáp ngày 24-3-2023: Tuổi Mão tài lộc tăng tiến, tuổi Hợi đụng độ tiểu nhân
22:44 | 23/03/2023 Sức khỏe tinh thần

Bệnh viện Chợ Rẫy: Nhiều máy móc đã hoạt động trở lại phục vụ người bệnh
19:40 | 23/03/2023 Thông tin đa chiều

Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa
19:40 | 23/03/2023 Tin tức
Cùng chuyên mục

Dấu ấn sinh học giúp xác định sớm nguy cơ ung thư tuyến tụy
17:06 | 23/03/2023 Thế giới

Đợt bùng phát đầu tiên của virus Marburg ở Tanzania
03:04 | 23/03/2023 Thế giới

Phát hiện hai loại gen liên quan tới đau nửa đầu liệt bán thân
03:03 | 13/03/2023 Thế giới

EU cho phép kéo dài thời hạn chứng nhận các thiết bị y tế
09:28 | 09/03/2023 Thế giới

Tứ đại danh y Trung Hoa cổ đại
15:05 | 01/03/2023 Thế giới

Thể dục giúp quản lý sức khỏe tâm lý hiệu quả hơn dùng thuốc
13:57 | 27/02/2023 Thế giới
Các tin khác

Khi nào thuốc Remdesivir có tác dụng hiệu quả đối với COVID-19?
03:04 | 24/02/2023 Thế giới

COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động của tim như thế nào?
03:04 | 22/02/2023 Thế giới

Khuyến nghị không dùng AstraZeneca's Evusheld cho một số nhóm người trưởng thành
14:28 | 20/02/2023 Thế giới

WHO tăng cường giám sát sau khi Guinea Xích đạo công bố dịch bệnh do virus Marburg
07:37 | 17/02/2023 Thế giới

Bệnh dại: Một căn bệnh "đáng sợ" nhất lịch sử nhân loại
13:38 | 16/02/2023 Thế giới

20 đội y tế của WHO đã đến hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ
03:10 | 16/02/2023 Thế giới

Lý do tình trạng thiếu thuốc tại Châu Âu trở nên trầm trọng
10:54 | 15/02/2023 Thế giới

Sử dụng Deep Learning để phát hiện trầm cảm từ lời nói
16:30 | 11/02/2023 Thế giới

Australia triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 5
03:03 | 10/02/2023 Thế giới

Thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến phổi như thế nào?
19:42 | 08/02/2023 Thế giới

Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Tiền Giang
3 ngày trước Tin tức

Hội Nam Y Việt Nam dự lễ dâng hương tưởng nhớ Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh
3 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam y Việt Nam và Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam củng cố, tăng cường hợp tác
15-03-2023 15:10 Hoạt động hội

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội 2022, triển khai công tác năm 2023 (khu vực phía Nam)
06-03-2023 13:12 Tin hot

Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Canada
27-02-2023 17:05 Hoạt động hội