Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh Bạch hầu
Công văn số 614/DP-DT cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh Bạch hầu. Ngoài ra, một trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Ảnh minh họa |
Không để Bạch hầu lây lan, kéo dài trên diện rộng
Để chủ động phòng, chống bệnh Bạch hầu, không để bệnh lây lan kéo dài, trên diện rộng, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh Nghệ An và Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu.
Cùng với đó, giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh tại ổ dịch và cộng đồng. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả trường hợp tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị các tỉnh Nghệ An và Bắc Giang bảo đảm công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân; thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
Đặc biệt, tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm chéo, hạn chế việc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.
Ngoài ra, các địa phương cần tiến hành rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh Bạch hầu ở tất cả xã, phường và tổ chức tiêm bổ sung, tiêm vét, nhất là tại các địa bàn có lưu hành bệnh Bạch hầu và có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Mặt khác, rà soát, bảo đảm công tác hậu cần về vắc xin, thuốc kháng sinh điều trị dự phòng, huyết thanh kháng độc tố, hóa chất… để triển khai các nhiệm vụ chống dịch.
Các ban ngành chức năng giám sát điều tra và lấy mẫu xét nghiệm tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An - nơi xuất hiện ca bệnh Bạch hầu |
Trường hợp cần thiết, đề xuất nhu cầu huyết thanh kháng độc tố Bạch hầu, các địa phương gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) để thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng theo quy định. Đồng thời, huy động nhân lực hỗ trợ các khu vực có dịch, cử các đội cơ động chống dịch, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo; thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.
Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
1. Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu
Theo Mục I “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu” ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ Y tế định nghĩa: Bệnh Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B.
Bệnh gây ra do vi khuẩn Bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti. Bốn típ sinh học này chỉ khác nhau về đặc điểm hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh vật hoá học nhưng không có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng lây truyền.
Ổ dịch Bạch hầu sẽ có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên thì căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
2. Định nghĩa ổ dịch.
Ổ dịch Bạch hầu: Một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 01 ca bệnh xác định trở lên.
Ổ dịch kết thúc: Khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế”.
Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu được xác định là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:
- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà;
- Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập;
- Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau;
- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;
- Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;
- Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội;
- Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…);
- Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;
- Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).
Cũng theo quy định này thì dịch Bệnh bạch hầu kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.
5 triệu chứng chính của bệnh bạch cầu
- Người bệnh thường xuyện bị sốt, nhức đầu, dễ cảm lạnh, đau khớp. Những triệu chứng này thường lặp lại trong thời gian dài. Người bệnh có sức đề kháng yếu do lượng bạch cầu sinh ra lớn nhưng lại không chống lại được vi khuẩn có hại.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức và da chuyển sang màu trắng nhạt. Những triệu chứng này xuất hiện là do lượng hồng cầu trong máu bị thiếu hụt.
- Dễ bị nhiễm trùng. Gặp phải tình trạng này là do lượng bạch cầu không bình thường sản sinh nhiều.
- Hay bị chảy máu răng, dễ bầm. Hiện tượng này là do khả năng đông máu bị giảm xuống.
- Nếu là bệnh nhân nữ sẽ có biểu hiện ra mồ hôi về đêm.
Ngoài những triệu chứng chung của bệnh các bạn còn có thể nhận biết những triệu chứng dễ nhận thấy đối với người bệnh.
- Xuất hiện đốm đỏ trên da- lượng tiểu cầu giảm
Khi da xuất hiện những đốm đỏ trong thời gian ngắn và phát triển khá nhanh thì đó là biểu hiện của tiểu cầu giảm đột ngột. Tiểu cầu có vai trò quan trọng vì nó ngăn chặn việc đông máu, và chảy máu. Do đó tiểu cầu giảm thì da của bạn sẽ nhợt nhạt, trắng bệch
- Đau các khớp, xương - Do bạch cầu sản sinh quá nhiều
Do lượng bạch cầu được sinh ra nhiều tại tủy xương nên gây ra hiện tượng chèn ép tạo ra cảm giác đau nhức các khớp xương. Nếu như tình trạng này kéo dài bạn cần đến các bệnh viện để khám tổng thể.
- Thường xuyên bị sốt, nhức đầu - Do bạch cầu không kháng lại được vi khuẩn có hại
Khi bị ung thư máu người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nhức đầu. Đó là biểu hiện của lượng bạch cầu được sinh ra nhiều nhưng nó lại không bình thường nên không chống lại được những vi khuẩn có hại. Sức đề kháng yếu dần, thường xuyên bị cảm, dễ viêm nhiễm. Người bệnh khi bị thương sẽ rất khó lành. Những cơn đau đầu dữ dội kéo dài sẽ là biểu hiện kinh khủng nhất của bệnh ung thư. Do những tế bào máu bị suy thoái dẫn đến tình trạng thiếu oxy, và thiếu máu lên não.
- Sưng hạch, bạch huyết và chảy máu cam
Người bị bệnh bạch cầu thường xuyên bị sưng hạch to. Người bệnh thường xuyên bị chảy máu cam nhưng do biểu hiện không nặng nên triệu chứng này thường xuyên bị bỏ qua. Nếu tình trạng đổ máu cam kéo dài cần đến cơ sở y tế và bệnh viện lớn để điều trị.
- Mệt mỏi, khó thở
Đây là những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Do những biểu hiện khó thở, mệt mỏi kéo dài sẽ xuất hiện. Khi bạch cầu tăng, khiến người bệnh bị thiếu máu nên thường xuyên mệt mỏi, xanh.
Phạm Thủy
https://suckhoeviet.org.vn/
Tin liên quan
Bảo đảm bữa ăn bán trú chất lượng cho trẻ Trường Mầm non Đèo Gia Huyện Lục Ngạn Bắc Giang
19:41 | 23/11/2024 Tin tức
Sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
07:00 | 19/11/2024 Tin tức
Phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025
16:24 | 18/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Một doanh nghiệp đề xuất xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao 1.500 tỷ đồng tại Quảng Nam
19:32 | 23/11/2024 Tin tức
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam có tân Phó Giám đốc chuyên môn
19:24 | 23/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết và Lễ hội xuân năm 2025
17:05 | 23/11/2024 Tin tức
TP.HCM có 41 phường mới từ 2025
09:03 | 23/11/2024 Tin tức
Đắk Lắk: Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh
09:02 | 23/11/2024 Tin tức
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
07:55 | 23/11/2024 Tin tức
Các tin khác
Quảng Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
17:22 | 22/11/2024 Du lịch
Đại hội đại biểu Hội HTGĐLS tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2024-2029 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
17:12 | 22/11/2024 Tin tức
Kháng thuốc đang đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại
15:52 | 22/11/2024 Tin tức
Thông qua Luật Dược (sửa đổi): Quy định rõ các biện pháp quản lý giá thuốc
15:51 | 22/11/2024 Tin tức
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
15:47 | 22/11/2024 Kinh tế
Nha khoa Alisa Cầu Giấy – Dẫn đầu công nghệ trồng răng implant 5Fast
14:31 | 22/11/2024 Tin tức
Hành trình kiến tạo nụ cười của Bác sĩ Lê Nho Chuyên tại Nha Khoa Alisa
14:30 | 22/11/2024 Tin tức
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
14:00 | 22/11/2024 Thông tin đa chiều
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội