Cảnh báo tình trạng bệnh nhân đột quỵ gia tăng khi thời tiết thay đổi
Bệnh nhân N.T.A, 64 tuổi ở xã Ea Kly, huyện Krông Pắc vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng yếu tay, không có cảm giác ở tay, nói khó. Sau khi thăm khám, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chống độc đã chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ trên nền cao huyết áp. Anh N.C C, con trai bệnh nhân cho hay: Khi phát hiện bà có dấu hiệu đột quỵ, gia đình đã đưa bà đến ngay cơ sở y tế huyện để sơ cứu, sau đó bà được chuyển lên tuyến trên. Đến nay bà điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được 5 ngày, nhờ các y bác sĩ tận tình chăm sóc, sức khoẻ bà đã chuyển biến tốt hơn, bấu vào tay đã có cảm giác.
Trường hợp khác là bệnh nhân N.Đ, 85 tuổi, ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, đang ăn cơm thì bệnh nhân Đ bị nôn ói, tay chân không cử động, gia đình đưa đến bệnh viện thì được chẩn đoán bị đột quỵ tái phát lần 2. Bà N.T.T, con gái bệnh nhân Đ chia sẻ: Sau khi thấy ông có biểu hiện co cứng người, gia đình đã xoa bóp cho ông tỉnh lại và đưa ông đến bệnh viện. Ông có rất nhiều bệnh lý nền như viêm phổi, suy tim, cao huyết áp, sức đề kháng yếu nên khi thời tiết thay đổi, trở lạnh bệnh của ông lại tái phát.
Đây là hai trong nhiều trường hợp bị đột quỵ phải nhập viện cấp cứu trong những ngày gần đây. Theo các chuyên gia y tế, sự thay đổi thời tiết, nắng, mưa, nhiệt độ giảm sâu đột ngột dẫn tới cơ thể, nhất là người lớn tuổi không kịp thích nghi khiến mạch máu bị co hẹp lại trong lồng mạch, huyết áp tăng cao, lưu lượng máu đến não bị giảm so với thông thường và xảy ra đột quỵ. “Hiện nay, bệnh đột quỵ không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn gặp ở người trẻ tuổi, thậm chí có người mới ngoài 20 tuổi cũng đã bị đột quỵ. Đột quỵ có hai loại là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Nếu như đột quỵ nhồi máu não được phát hiện sớm trong vòng 4 giờ đầu thì có thể dùng phương pháp tiêu sợi huyết cho bệnh nhân. Còn bệnh nhân xuất huyết não thì điều trị nội khoa, trường hợp đặc biệt sẽ được điều trị ngoại khoa”, bác sĩ CKII Huỳnh Thị Đoan Dung, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho hay.
Bệnh nhân bị đột quỵ đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. |
Bất kỳ yếu tố nào cũng có thể khiến người bệnh bị đột quỵ, chẳng hạn như người mắc bệnh lý chuyển hoá như đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, lối sống sinh hoạt không lành mạnh, làm việc căng thẳng…Qua tìm hiểu thực tế, những người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ hơn cả. Thông thường các yếu tố này sẽ xuất hiện ở người già, còn với bệnh nhân trẻ tuổi còn có các yếu tố về di truyền, sự bất thường về tình trạng đông máu, mạch máu dẫn đến nguy cơ mạch máu bị tắc hoặc bị vỡ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đột quỵ để lại hậu quả rất nặng nề. Các biến chứng liên quan đến tim, viêm phổi, nghẽn tĩnh mạch, sốt, đau, khó nuốt, co cứng chi, trầm cảm... Các biến chứng của đột quỵ khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý, có thể dẫn đến khuyết tật tạm thời hoặc khuyết tật vĩnh viễn, để lại gánh nặng cho người thân, gia đình. Để cấp cứu, điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã nỗ lực triển khai nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, trong đó có tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Khi bệnh nhân bị đột quỵ, nếu phát hiện và đến cơ sở y tế trước 4 - 5h (khoảng thời gian vàng là trước 3h) thì sẽ sử dụng hiệu quả kỹ thuật tiêu sợi huyết.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. |
Theo khuyến cáo của ngành y tế, để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ, mỗi người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh như: không hút thuốc lá, không uống rượu, bia; tăng cường vận động thể dục - thể thao; giữ cân bằng trong cuộc sống và công việc nhằm tránh căng thẳng tâm lý; thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu mỗi năm 1 lần…Những người từng có tiền sử bị đột quỵ cần dùng thuốc kiểm soát tốt huyết áp, thuốc dự phòng đột quỵ. Người cao tuổi và người trung niên chủ động mặc ấm khi thời tiết chuyển lạnh; giữ ấm cơ thể trước khi đi ngủ và mỗi khi rời khỏi phòng hoặc nhà ở, kể cả đi bộ vào buổi sáng để tránh bị thay đổi nhiệt độ đột ngột; người cao tuổi nên ngủ và dậy đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày, uống nhiều nước khi ngủ dậy vào lúc sáng sớm; về chế độ ăn uống, mọi người nên bổ sung rau xanh, hoa quả, ăn nhiều cá, ít thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thức ăn chế biến nên bổ sung một lượng muối vừa phải, hạn chế dầu mỡ; không nên hút thuốc lá và uống rượu, bia; Khi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, nôn, vận động yếu hoặc liệt, yếu chân tay, méo miệng, mất thăng bằng... tuyệt đối không tự ý sơ cứu, không cho bệnh nhân ăn uống bất kỳ thứ gì kể cả nước lọc và cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám kịp thời.
Đối với bệnh nhân bị tai biến, sau khi xuất viện, người bệnh và gia đình cũng cần chú ý cho người bệnh tích cực luyện tập tại nhà với các bài tập vận động nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu, thường xuyên động viên, chia sẻ, khích lệ người bệnh là hành động giúp người bệnh giữ được tinh thần lạc quan, tích cực, hạn chế nguy cơ lo âu, tự ti, trầm cảm./.
Tin liên quan
Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế
15:13 | 31/10/2024 Tin tức
Công bố triển khai mô hình khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ
13:06 | 31/10/2024 Sức khỏe
Giải mã gen giúp phát hiện sớm bệnh ung thư, đột quỵ
06:45 | 27/09/2024 Thông tin đa chiều
Cùng chuyên mục
TP HCM phát triển thuốc công nghệ cao
20:56 | 04/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Sôi động Tuần lễ “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
20:55 | 04/11/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Đoàn tình nguyện y tế ‘Thank You Doctor’ Hàn - Việt thực hiện thành công chương trình y tế tại thành phố Thanh Hóa
09:22 | 03/11/2024 Sức khỏe
Khai mạc Giải Standard Chartered Marathon di Sản Hà Nội 2024
19:44 | 02/11/2024 Khỏe - Đẹp
Đắk Nông: Công suất sử dụng giường bệnh đạt 55,78%
19:21 | 01/11/2024 Sức khỏe
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh
11:56 | 01/11/2024 Khỏe - Đẹp
Xã hội hiện đại: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động lên ngôi
18:45 | 31/10/2024 Sức khỏe tinh thần
Vì sao chuyên gia gợi ý nên sử dụng sữa non SuvieMi hàng ngày?
18:20 | 31/10/2024 Sức khỏe
TP HCM đề xuất tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi
09:18 | 31/10/2024 Sức khỏe
[Infographic] 6 lợi ích sức khỏe của việc dậy sớm
11:41 | 29/10/2024 Infographic
Ăn nhiều cá chứa Omega-3 có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
11:30 | 29/10/2024 Sức khỏe
Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn
09:27 | 28/10/2024 Sức khỏe
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức