Cây dứa dại: Khám phá tác dụng trị bệnh và 10 bài thuốc hay

Cây dứa dại còn được biết đến với nhiều tên khác như dứa núi, dứa rừng,... Có tác dụng tuyệt vời trong điều trị sỏi thận, tiểu đường,...

Cây dứa dại có tác dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý như sỏi thận, tiểu đường, viêm gan B, gout,… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết là về loại quả này giúp bạn làm rõ những vấn đề trên.

Tổng quan về cây dứa dại

Cây dứa dại hay còn được biết đến với nhiều tên khác như dứa núi, dứa rừng, dứa gai, co nam lụ, lâu kìm, mạy lạ,…. Tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa dại Pandanaceae. Được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc, nhưng không phải ai cũng biết đến loại cây này. Cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, phân bố, cách thu hoạch – sơ chế và thành phần hóa học trong dứa rừng.

Đặc điểm hình dạng

Tuy cùng họ nhà dứa nhưng dứa dại có những đặc điểm khác hoàn toàn so với dứa ta. Bạn có thể nhận biết loại quả này thông qua các đặc điểm hình dáng như sau:

  • Trung bình, cây dứa dại có chiều cao từ 3 – 4m, phân nhánh ở ngọn với chùm lá hình bản dài từ 1 – 2m, mép lá có gai sắc.
  • Hoa dứa màu trắng và có hương thơm đặc biệt, sau khi trưởng thành cụm hoa dần rủ xuống và phát triển thành quả.
  • Quả dứa rừng có hình dáng tương tự quả dứa ta, tuy nhiên, các mắt dứa rừng sẽ phồng lên cao hơn, tạo với các mắt dứa khác rãnh nhỏ, sâu, khít lại với nhau. Chiều dài trung bình của quả dứa sẽ giao động từ 15 – 20cm. Đây cũng là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất làm thuốc chữa bệnh.
Quả dứa rừng có hình dáng tương tự quả dứa ta
Quả dứa rừng có hình dáng tương tự quả dứa ta

Phân bố

Với sức sống mãnh liệt, dứa dại mọc tự nhiên tại mọi điều kiện thời tiết và có thể thấy ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó tập trung chủ yếu tại các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,….

Tại Việt Nam, dứa dại thường sinh trưởng và phát triển tại ven biển, ven bờ sông, bờ ao hoặc những nơi có đất ngập mặn. Một số tỉnh có mật độ cây dứa dại xuất hiện nhiều nhất bao gồm: Quảng Ninh, Kiên Giang, Bình Thuận, Hà Nam, Hòa Bình,…

Thu hoạch và sơ chế

Các bộ phận của cây dứa rừng gồm lá, đọt non, rễ cây có thể thu hoạch quanh năm. Chú ý, chỉ thu hoạch những rễ cây dứa dại mọc bám đất, không nên dùng các loại rễ nằm sâu dưới đất. Quả dứa rừng nên thu hoạch vào mùa đông là tốt nhất.

Sơ chế dứa rừng rất đơn giản, sau khi thu hoạch về, đem rửa sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn. Tiếp theo đem thái mỏng, phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản khô ráo dùng dần.

Thành phần hóa học

Sau các cuộc nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về quả dứa dại, chuyên gia phát hiện trong thành phần dứa dại có chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó có đến 70% là tinh dầu, cụ thể: Methyl ether, benzyl acetate, benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl alcohol, linalool, aldehyde,…

Tìm hiểu tác dụng của cây dứa dại

Dứa dại sở hữu những hoạt chất tốt, mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Những tác dụng này đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại nghiên cứu và chứng nhân.

Theo Y học cổ truyền, hoa và lá dứa rừng có tính hàn, vị ngọt giúp tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể và bồi bổ tỳ thận.

Trong khi đó, Y học hiện đại phân tích thành phần hoạt chất đã phát hiện trong loại dược liệu này có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất tốt, giúp điều trị một số bệnh lý viêm gan B, sỏi thận, tiểu đường,… cụ thể như sau:

  • Trị viêm gan B: Rễ cây dứa dại có tác dụng gì? Câu trả lời là giúp điều trị viêm gan B. Bởi trong rễ dứa dại có chứa hoạt chất Silymarin giúp bảo vệ tế bào gan trước sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình tái tạo cấu trúc tế bào bị tổn thương, giúp hồi phục chức năng gan bị suy giảm. Ngoài ra, các bài thuốc từ rễ dứa cũng giúp điều trị gan nhiễm mỡ hoặc tăng men gan cao rất hiệu quả.
  • Cây dứa dại chữa bệnh gì? Bệnh gout: Các hoạt chất trong quả có tác dụng trung hòa acid dư thừa, giảm các cơn đau khớp do bệnh gout gây lên. Vậy nên, bài thuốc trị gout từ cây dứa dại nhận được rất nhiều sự quan tâm người cộng đồng.
  • Cây dứa dại chữa sỏi thận: Các thành phần như vitamin, acid hữu cơ, mangan,… trong dứa rừng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh sỏi thận. Đặc biệt, hiệu quả cao hơn khi sử dụng dứa dại phơi khô, giúp tăng khả năng tán sỏi và lợi thông đường tiểu.
Cây dứa dại có khả năng chữa sỏi thận
Cây dứa dại có khả năng chữa sỏi thận
  • Cây dứa dại trị bệnh gì? Mỡ máu: Hàm lượng vitamin C và chất xơ có trong dứa dại giúp tăng cường tổng hợp các chất, giảm lượng mỡ dư thừa tích tụ trong máu. Nhờ tác dụng này cũng giúp người dùng ngăn ngừa mắc các biến chứng nguy hiểm của mỡ máu như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
  • Cây dứa dại chữa bệnh tiểu đường: Các hoạt chất trong dứa dại có khả năng cân bằng đường huyết ở mức ổn định, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong dứa cũng có nhiều chất chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
  • Làm đẹp, chống lão hóa: Resveratrol trong dứa dại có tác dụng ức chế enzym lão hóa hình thành, đồng thời hạn chế hấp thu chất béo xấu. Nhờ đó mà làn da căng bóng, mềm mại và mịn màng hơn.
  • Ngoài ra, sử dụng dứa dại đúng cách còn mang lại nhiều tác dụng khác như: Giảm béo, tăng cường miễn dịch, trị bệnh phù thũng, cảm lạnh, nóng trong người, viêm tinh hoàn,…

Xem thêm: Cây Chè Dây Có Đặc Điểm Gì? Bật Mí 7 Bài Thuốc Hỗ Trợ Chữa Bệnh Cực Hay

Bài thuốc chữa bệnh với dứa dại

Các chuyên gia, thầy thuốc Đông y đã nghiên cứu ra nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dứa dài. Đặc biệt, dưới đây là 10 bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

1. Bài thuốc cải thiện tiểu đường

Bài thuốc này dành cho những người đang bị tiểu đường hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, giúp cải thiện tình trạng, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

  • Chuẩn bị: 20 – 30g quả dứa rừng cắt nhỏ phơi khô.
  • Cách thực hiện: Đem dứa rửa sạch, sau đó cho vào ấm hãm cùng 100ml nước sôi. Sau 15 phút hoạt chất trong dứa đã tiết ra nước là có thể uống.

2. Bài thuốc giải nhiệt

Kết hợp dứa dại cùng một số dược liệu khác như cỏ bấc đèn, xích tiểu đậu, búp tre tạo nên bài thuốc giải nhiệt hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Đọt dứa dại 30g, cỏ bấc đèn 6g, xích tiểu đậu 30g, búp tre 15 cái.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Đợi đến khi nước sôi, cạn còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp, lọc lấy nước uống trong ngày.

3. Bài thuốc hỗ trợ trị viêm gan B

Người bị viêm gan B có thể sử dụng bài thuốc từ dứa dại kết hợp một số dược liệu khác nhằm hỗ trợ điều trị, cải thiện bệnh hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Dứa dại 12g, nhân trần 12g, cốt khí củ 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, sau đó cho vào nồi sắc với 1 lít nước. Đợi đến khi nước sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp và chắt nước ra dùng. Nên uống khi bụng đói để hiệu quả phát huy tốt nhất.
Nước dứa dại cùng một số dược liệu khác hỗ trợ trị viêm gan B
Nước dứa dại cùng một số dược liệu khác hỗ trợ trị viêm gan B

4. Bài thuốc dùng cây dứa dại chữa xơ gan cổ trướng

Không chỉ giúp điều trị viêm gan B, dứa dại kết hợp cùng các dược liệu phù hợp có thể giúp điều trị xơ gan cổ trướng.

  • Chuẩn bị: Rễ dứa rừng 30 – 40g, cỏ lưỡi mèo 20g, rễ cỏ xước 30g.
  • Cách thực hiện: Sắc toàn bộ nguyên liệu trên với nước để uống hằng ngày.

5. Bài thuốc chữa phù thũng từ cây dứa dại

Với trường hợp phù thũng mặt, chân tay,… người bệnh có thể sử dụng bài thuốc dưới đây mỗi ngày 2 lần, liên tục sử dụng trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Rễ dứa dại 8g, hoắc hương 8g, vỏ cây đại 8g, hương nhu 8g, rễ si 8g, tía tô 8g, hậu phác 12g, rễ cau non 4g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, đem rễ dứa đi nướng và cỏ cây đại đem sao vàng. Sau đó, cho toàn bộ nguyên liệu vào sắc cùng 400ml nước. Đợi khi nước sôi thì tắt bếp, chắt ra cốc uống 2 lần trong ngày.

6. Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Bài thuốc từ rễ dứa dại cùng một số nguyên liệu khác như trạch tả, cam thảo nam và kim ngân hoa giúp hỗ trợ chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả, chỉ sau khoảng 7 – 10 ngày có thể thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.

  • Chuẩn bị: Rễ dứa dại 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo nam 12g, trạch tả 12g.
  • Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch, sắc hỗn hợp trên cùng 1 bát rưỡi nước. Sau khi nước sôi, chắt ra cốc uống trước bữa ăn.

7. Bài thuốc chữa cảm lạnh

Để chữa các triệu chứng ho, sổ mũi, đau đầu do cảm lạnh, người bệnh áp dụng bài thuốc sau đây.

  • Chuẩn bị: Lá dứa dại 20 – 30g, hành, gừng, tỏi mỗi vị 20g.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu cùng 2 bát nước đầy, đợi khi nước sôi, cạn còn 1 bát thì tắt bếp, chắt ra uống ngay khi còn nóng. Sau khi uống xong đắp chăn kín cho toát mồ hôi.

8. Bài thuốc chữa sỏi thận

Một trong những tác dụng của hạt dứa dại là giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận. Hiệu quả này sẽ tăng cao khi được kết hợp cùng một số dược liệu khác trong bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: Hạt dứa dại 15g, kim tiền thảo 18g, hạt chuối hột 12g.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi cùng 500ml nước, đun đến khi cạn còn 350ml thì tắt bếp, chắt ra cốc uống sau bữa ăn.
Hạt dứa dại hỗ trợ chữa sỏi thận
Hạt dứa dại hỗ trợ chữa sỏi thận

9. Bài thuốc chữa trị viêm gan siêu vi, viêm gan cấp

Bài thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị chữa viêm gan siêu vi, viêm gan cấp. Chú ý, nên uống lúc bụng đói để hiệu quả đạt được ở mức tốt nhất.

  • Chuẩn bị: Quả dứa dại 12g, cây diệp hạ châu 8g, cốt khí củ 12g, nhân trần 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 6g,trần bì 8g.
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu chuẩn bị theo định lượng, rửa sạch sau đó sắc cùng 1 lít nước. Đợi khi nước sôi, cạn chỉ còn 450ml thì tắt bếp, chắt nước ra 3 cốc uống sáng, trưa và tối.

10. Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn

Nam giới sử dụng bài thuốc sau đây không chỉ điều trị viêm tinh hoàn mà còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, ngăn ngừa mãn dục sớm hoặc các bệnh lý nam khoa khác.

  • Chuẩn bị: Hạt dứa dại 30 – 60g, lá tía tô 30g, lá quất hồng bì 30g.
  • Cách thực hiện: Cho 3 nguyên liệu trên vào nồi, thêm 1 lít nước rồi đun sôi. Dùng nước còn ấm để rửa tinh hoàn hằng ngày.

Một số câu hỏi liên quan đến cây dứa dại

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến cây dứa dại đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay.

  • Tác hại của cây dứa dại khi sử dụng sai cách là gì?

Dứa dại cũng giống như các loại dược liệu khác, cần đảm bảo sử dụng đúng cách để phát huy hiệu quả cao, đồng thời an toàn cho sức khỏe. Bên ngoài quá dứa có 1 lớp phấn trắng chứa độc tính gây ngộ độc, suy thận nếu ăn phải. Vậy nên, khi sơ chế cần đảm bảo rửa sạch lớp phấn trắng này.

  • Bà bầu dùng dứa dại được không?

Trong quả dứa dại có thành phần bromelain. Đây là hoạt chất có thể gây xuất huyết bất thường ở phụ nữ mang thai. Vậy nên, quả dứa dại được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu vì có thể gây sảy thai.

  • Dùng nhiều dứa dại có tốt không?

Không thể phủ nhận những hiệu quả dứa dại mang lại trong chữa bệnh. Tuy nhiên cần sử dụng trong liều lượng cho phép để đảm bảo không làm mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, tiềm ẩn những rủi ro không tốt cho sức khỏe.

Giá bán, mua cây dứa dại ở đâu?

Trước những công dụng của cây dứa dại mang lại cho sức khỏe, loại cây này đang ngày càng được người dùng săn đón tìm mua. Vậy giá bán bao nhiêu và mua dứa dại ở đâu?

Hiện nay, dứa dại có giá giao động trong khoảng 62.000 – 110.000 đồng/kg. Mức giá này sẽ chênh lệch tùy từng nơi cung cấp và mùa vụ, nếu mua đúng vụ mùa thì giá quả dứa dại sẽ rẻ hơn. Bạn có thể mua dứa dại tại các cửa hàng, nhà thuốc Đông y. Khi mua, cần kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm, đảm bảo không bị mốc, hỏng.

Dứa dại có giá giao động trong khoảng 62.000 - 110.000 đồng/kg
Dứa dại có giá giao động trong khoảng 62.000 – 110.000 đồng/kg

Lưu ý khi sử dụng cây dứa dại

Để phát huy tốt nhất tác dụng cây dứa dại và tránh những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không tự ý áp dụng các bài thuốc sử dụng dứa dại trị bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Các bộ phận trên quả dứa rừng đề có tính hàn, vậy nên những người bị tỳ vị hư hàn cần cẩn trọng trước khi sử dụng bởi nó có thể gây hạ huyết áp hoặc lạnh bụng.
  • Dứa rừng có thể được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng nếu bạn mua dược liệu tại các nhà thuốc, cửa hàng,… cần tìm hiểu kỹ, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt.
  • Các bài thuốc từ dứa rừng có tác dụng tốt đối với trường hợp bệnh giai đoạn đầu. Nếu trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đến phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
  • Trong thời gian sử dụng dứa rừng cải thiện sức khỏe, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường của cơ thể cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám.

Trên đây là thông tin chi tiết về cây dứa dại. Tuy sở hữu tác dụng chữa nhiều bệnh lý, tuy nhiên cần đảm bảo sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, bạn tuyệt đối không phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc từ loại dược liệu này, khi phát hiện những bất thường của sức khỏe, cần đến phòng khám để được kiểm tra chi tiết nhất.

Nguồn: Cây dứa dại: Khám phá tác dụng trị bệnh và 10 bài thuốc hay

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn

Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Smart A và sức khỏe cộng đồng”. Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ đầu ngành cùng thảo luận và chia sẻ những nghiên cứu, ứng dụng và thành tựu nổi bật của sản phẩm Smart A trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Sáng 21/12/2024, tại Trường tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) đã diễn ra hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa” do TTND.GS.TS Trương Việt Bình - nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam - chia sẻ thông tin. Tham dự hội thảo có BS Nguyễn Hoàng Sơn- Phó Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam cùng đông đảo hội viên Hội Nam Y Việt Nam. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Dự báo thời tiết ngày 21/12/2024: Bắc Bộ trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 21/12/2024: Bắc Bộ trời rét, ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/12/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Cùng chuyên mục

Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

SKV - Trong khi y học hiện đại đã mang đến nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, thì việc sử dụng các vị thuốc nam để hỗ trợ quá trình điều trị viêm đại tràng vẫn luôn được ưa chuộng. Các loại thuốc nam thường an toàn, dễ kiếm, và có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát.
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc

Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc

Hoa cúc có rất nhiều loại và là một dược liệu quý trong y học cổ truyền. Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa. Dưới đây là công dụng và bài thuốc từ một số loại hoa cúc.
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý

Cây mâm xôi – Vị thuốc quý

SKV - Cây mâm xôi là vị thuốc quý trong vườn thuốc cổ truyền của người Việt, Cây được ứng dụng khá nhiều trong Đông Y nhằm chữa trị một số bệnh về gan, tim, đường huyết, bệnh xương khớp… quả có tác dụng bổ can thận, cường dương, tăng sinh lực.nên vị thuốc rất quý cho giới mày râu.
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh

Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh

Mùa đông tiết trời lạnh giá khiến cơ thể dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Các vị thuốc y học cổ truyền dưới đây bổ sung tính ấm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể hình thành "lá chắn" phòng chống bệnh tật.
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông

[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông

Củ cải trắng là loại rau củ quen thuộc, chế biến được nhiều món ăn ngon. Củ cải trắng được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương

Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương

Tiểu hồi hương là loài cây thân thảo, được ứng dụng phổ biến trong cả Đông, Tây y do có chứa các nguồn vitamin thiết yếu và hoạt chất bổ dưỡng.

Các tin khác

10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh

10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh

Các loại nước từ thảo dược dưới đây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe trong mùa đông, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Râu ngô là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô. Tuy nhiên, đây lại là một loại dược liệu quý. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Những bông hoa cúc chi nhỏ xinh với màu sắc tươi tắn thường nở rộ vào tháng 11-12 hằng năm. Hoa cúc chi là một dược liệu quý có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Một số bài thuốc từ quả cam

Một số bài thuốc từ quả cam

Cam là loại quả quen thuộc trong đời sống. Quả cam bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

SKV- Với lối sống trong sáng, giản dị và sự nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của bản thân, nhiều năm qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực cho ngành y tế tỉnh nhà. Ghi nhận sự nỗ lực này, vừa qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Giai đoạn chuyển mùa, không khí ô nhiễm khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Cùng tham khảo một số bài thuốc đơn giản, lành tính lại dễ thực hiện dưới đây để hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm, nghẹt mũi...
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

SKV - Gừng là một loại gia vị và thảo dược quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa đông nhờ tính ấm và khả năng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng. Dưới đây là tổng hợp về lợi ích và những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng gừng vào mùa đông.
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Trồng thảo dược vừa tạo không gian sống xanh lại luôn sẵn nguồn thuốc lành tính từ thiên nhiên. Những loại thảo dược dưới đây dễ trồng, dễ chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp khá hiệu quả.
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

Hương nhu là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống. Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, hương nhu còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động