Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Râu ngô là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô. Tuy nhiên, đây lại là một loại dược liệu quý. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Trong râu ngô chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.

Có thể nói râu ngô chính là loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể.

Những tác dụng không ngờ của râu ngô
Trong y học cổ truyền, râu ngô được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu.

Trong dân gian, người ta thường sử dụng nước râu ngô như phương pháp hiệu quả để hạ nhiệt cơ thể, cân bằng chức năng gan. Để tăng cường hiệu quả, người ta thường phối hợp nước râu ngô với các loại thảo dược khác như mã đề, hoa cúc, rễ cỏ tranh, mía lau, pha chế thành thức uống giải khát, thanh nhiệt, có lợi cho sức khỏe.

Lợi ích của râu ngô với sức khỏe

Hỗ trợ cải thiện vấn đề về thận

Râu ngô dùng làm trà cũng là một trong những phương thuốc cải thiện tại nhà cho các vấn đề về thận. Thức uống này hiệu quả cao trong việc điều trị các tình trạng liên quan đến thận, bao gồm: Tiểu gắt, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, viêm hệ thống tiết niệu, sỏi thận…

Tăng cường tiêu hóa

Râu ngô giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng phân khô, giảm tình trạng táo bón. Đồng thời làm giảm sự hấp thụ chất béo trong ruột, giúp ích cho việc giảm cân. Đối với những người bị táo bón muốn giảm cân thì uống nước râu ngô là một lựa chọn rất tốt.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não

Râu ngô rất giàu flavonoid, có thể ức chế sự xuất hiện của lipoprotein trọng lượng phân tử thấp có hại. Chất xơ trong râu ngô giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Do đó việc uống nước râu ngô sẽ hỗ trợ trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch, là thức uống đặc biệt tốt cho người trung niên và cao tuổi.

Những tác dụng không ngờ của râu ngô
Râu ngô có rất nhiều lợi ích với sức khỏe.

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Trong râu ngô có nhiều chất chống oxy hóa giúp kích thích loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết. Đây cũng là lý do mà nước râu ngô còn được mệnh danh là nước uống giải độc cho cơ thể. Thức uống này có vị ngọt mát, thường được dùng trong mùa hè để giải nhiệt.

Kiểm soát tình trạng chảy máu

Râu bắp giúp cung cấp cho cơ thể bạn một lượng vừa đủ vitamin K. Loại vitamin này có nhiệm vụ rất quan trọng nhằm kiểm soát tình trạng chảy máu, đặc biệt đối với phụ nữ sắp trải qua quá trình sinh nở.

Một số bài thuốc từ râu ngô

- Canh râu ngô thịt trai: Râu ngô tươi 50g, trai bóc bỏ vỏ lấy 120g thịt; thêm nước vào nấu kỹ thành món canh; cách một ngày dùng 1 lần, ăn thịt trai và uống nước canh. Dùng cho người cao huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm gan vàng da và viêm thận cấp tính phù nề và viêm túi mật.

- Điều hòa huyết áp: Râu ngô 60g, nấu nước uống hàng ngày. Dùng liên tục 1-3 tháng.

- Trà râu ngô hoa cúc: Râu ngô 18g, thảo quyết minh tử (hạt muồng ngủ) 10g, cam cúc hoa 6g; Hãm nước sôi uống thay trà. Dùng cho người cao huyết áp kèm theo hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu; bệnh tim mạch.

- Cao huyết áp kèm theo chảy máu, thổ huyết: Râu ngô 30g, vỏ chuối tiêu 30g, chi tử (dành dành) 9g; sắc nước uống.

- Chữa bệnh phong chẩn, mẩn ngứa: Râu ngô 15g, bỏ vào nồi, cho nước vừa phải, đun sôi 20 phút, sau đó vớt hết râu ngô ra, cho thêm 100g rượu cáiđã lên men tốt, đun sôi lên ăn.

- Tỳ hư gan nóng, đau đầu, váng đầu, người và chân tay phù thũng lâu ngày không khỏi: Râu ngô 30g (tươi 100g), đậu đỏ 30g. Râu ngô đựng trong túi vải, nấu chung với đậu đỏ cho tới khi đậu nhừ. Ăn đậu uống thang, ngày 1 lần. Uống liền 7 ngày.

Những tác dụng không ngờ của râu ngô
Nước râu ngô có tác dụng điều hòa huyết áp.

- Cao huyết áp, đau đầu căng thẳng, buồn bực trong lòng dễ tức giận, đêm ngủ không yên: Râu ngô 30g, thủy ngưu giác (sừng trâu) 15g, đường đỏ 60g. Râu ngô sắc lấy nước bỏ bã, thủy ngưu giác mài nước cho vào đường đỏ đánh lẫn. Uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng cho người ...

- Phù nề do viêm thận, đồng thời bị cao huyết áp: Râu ngô 30g, rễ cỏ tranh 30g, chè 5g. Hãm nước sôi uống thay trà.

- Viêm thận phù nề, sỏi thận, đau lưng, tiểu ra máu: Râu ngô tươi 1.000g, cho nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 1 giờ, bỏ bã đun thêm cô đặc, khi nào nguội cho 500g đường trắng vào cho hút hết nước thuốc, trộn đều, phơi khô, bỏ lọ dùng dần. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 10g; pha nước sôi cho tan rồi uống.

- Chảy máu nướu răng: Râu ngô 50g, cho vào phích, hãm với nước sôi, đậy nắp hơn 10 phút, uống nhiều lần trong ngày, liều lượng mỗi ngày, 7 ngày là một đợt điều trị.

- Chảy máu cam: Rễ ngô 30g, vỏ chuối 30g, sơn thù du 9g, sắc lấy nước, ngày uống 2 lần, sáng tối, 5 ngày là một liệu trình điều trị.

- Trị bệnh tiểu đường: Mỗi ngày dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Đình chỉ và thu hồi sản phẩm sữa rửa mặt nghệ Nano Neocleanser không đạt chất lượng

Đình chỉ và thu hồi sản phẩm sữa rửa mặt nghệ Nano Neocleanser không đạt chất lượng

SKV - Sở Y tế thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 6107/SYT-NVD, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy một lô sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Thành phố Hà Nội thông qua quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Thành phố Hà Nội thông qua quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo

Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo

Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.

Các tin khác

Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Những bông hoa cúc chi nhỏ xinh với màu sắc tươi tắn thường nở rộ vào tháng 11-12 hằng năm. Hoa cúc chi là một dược liệu quý có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Một số bài thuốc từ quả cam

Một số bài thuốc từ quả cam

Cam là loại quả quen thuộc trong đời sống. Quả cam bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

SKV- Với lối sống trong sáng, giản dị và sự nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của bản thân, nhiều năm qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực cho ngành y tế tỉnh nhà. Ghi nhận sự nỗ lực này, vừa qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Giai đoạn chuyển mùa, không khí ô nhiễm khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Cùng tham khảo một số bài thuốc đơn giản, lành tính lại dễ thực hiện dưới đây để hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm, nghẹt mũi...
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

SKV - Gừng là một loại gia vị và thảo dược quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa đông nhờ tính ấm và khả năng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng. Dưới đây là tổng hợp về lợi ích và những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng gừng vào mùa đông.
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Trồng thảo dược vừa tạo không gian sống xanh lại luôn sẵn nguồn thuốc lành tính từ thiên nhiên. Những loại thảo dược dưới đây dễ trồng, dễ chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp khá hiệu quả.
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

Hương nhu là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống. Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, hương nhu còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Ngày 30/11, Hội Quân dân Y Việt Nam và Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức hội thảo “Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền Việt Nam” tại Hà Nội.
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong đời sống. Không những vậy, tía tô còn là một dược liệu với nhiều công dụng hữu ích. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ cây tía tô.
Xem thêm
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Phiên bản di động