Chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, di dời dân đến nơi an toàn

Các địa phương sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông theo phương châm "4 tại chỗ"; ứng trực 24/24 giờ và duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, các đơn vị quân đội, công an, y tế phối hợp chặt chẽ để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.
Sơn La: Các cơ sở y tế sẵn sàng cấp cứu nạn nhân do mưa lũ Hà Nội: Báo động lũ trên sông lớn, các quận huyện tổng lực ứng phó khắc phục thiên tai

Hà Nội: Tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông

Theo UBND thành phố Hà Nội, mực nước các sông trên địa bàn thành phố hiện đang ở mức cao: Sông Tích, sông Bùi: trên báo động 3; sông Cầu, sông Cà Lồ: trên báo động 2; sông Đáy: trên báo động 1 và đang xu hướng tiếp tục lên; sông Hồng tại trạm thủy văn Long Biên: 7,81m (dưới báo động 1 tầm 1,69m, dự báo sẽ lên báo động 1 vào đêm 10/9).

Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, di dời dân đến nơi an toàn
Nước lũ sông Hồng lên cao.

Giám đốc, thủ trưởng các cấp, ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình...

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; kịp thời thông báo cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ sạt lở biết để phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở.

Các huyện sẵn sàng các phương án sơ tán dân, di chuyển tài sản khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, lên danh sách hộ dân cần sơ tán; đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân.

Các quận huyện tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó tình huống xấu. Chính quyền địa phương có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của nhà nước và nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; đảm bảo an toàn về điện; tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ khác, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả; Sở Công Thương Hà Nội rà soát phương án đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho dân, đặc biệt là tại các khu vực bị ảnh hưởng, chia cắt bởi mưa lũ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý...

Chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông…; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan sẵn sàng phương án hiệp đồng với các lực lượng chức năng của thành phố để triển khai các biện pháp phòng, chống lũ và ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động, hỗ trợ công tác di dời, cứu hộ, cứu nạn người dân; đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trong và sau mưa lũ...

Để đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông trên đường, từ chiều 9/9, Hà Nội đã cấm đường nối Chương Mỹ với Quốc Oai. Theo ông Vũ Đình Hiệp, Đội phó Thanh tra giao thông huyện Quốc Oai, tuyến đường 421B nối thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ) với huyện Quốc Oai cấm tất cả phương tiện từ 17 giờ 30 phút ngày 9/9 do có vị trí ngập sâu hơn 70 cm.

Đơn vị đã phân luồng cách vị trí ngập 3 km để khuyến cáo phương tiện đi theo hướng khác; đồng thời đặt biển cấm phương tiện trên đê Cấn Hữu do tuyến đê này trong đợt ngập hơn một tháng trước xuất hiện điểm thấm nước qua đê.

Hiện nay, đường cầu Bươu gần Bệnh viện K3 Tân Triều ngập 60 cm do nước sông Nhuệ tràn lên. Nhiều nhà dân trong ngõ 232 Tân Triều phải sơ tán đồ đạc ra ngoài.

Nước dâng nhanh, kèm theo mưa lớn trong đêm 9/9 khiến mực nước dâng nhanh, gây ngập lụt đến ngực tại ngõ 176 Nghi Tàm (Tây Hồ), Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất... khiến người dân trắng đêm di dời tài sản.

Hưng Yên: Phát lệnh báo động I trên tuyến đê tả sông Hồng

Sáng 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên có công văn hỏa tốc gửi các sở, ngành và các địa phương về việc ứng phó với mưa lũ sau bão số 3 để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Công điện nêu rõ, hiện nay, mực nước sông Hồng, sông Luộc tại Hưng Yên đang lên rất nhanh, đến 1 giờ ngày 10/9, mực nước sông Hồng tại Hưng Yên là 4,49m, xấp xỉ mức báo động 1 (5,5 m), mực nước sông Luộc tại La Tiến là 3,48m, xấp xỉ báo động 1 (4,2 m), dự kiến sẽ vượt báo động 1.

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đề nghị, UBND các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu, phương án hộ đê toàn tuyến; kịp thời xử lý các sự cố đê điều xảy ra ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho tuyến đê...

Các địa phương chỉ đạo các xã, phường thông báo nhân dân thu hoạch hoa màu ở ngoài bãi sông (nhất là bãi sông ngoài đê bối); kiểm tra các điếm canh đê đảm bảo phục vụ công tác canh gác bảo vệ đê; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng canh gác điểm canh đê, tuần tra đê để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra ngay từ giờ đầu.

Công an tỉnh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận tải đường thủy, các phương tiện đi trên mặt đê. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để sẵn sàng tham gia ứng trực, cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống cống qua đê tả Hồng, qua đê tả Luộc để đảm bảo an toàn cho cống chống lũ; báo cáo kịp thời sự cố (nếu có) về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh...

Hà Nam: Cảnh báo lũ trên sông Hồng, tổ chức ứng trực 24/24h

Theo số liệu báo cáo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Nam, mực nước trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hưng Yên đo lúc 07 giờ ngày 10/9/2024 là 5,56m, vượt mức Báo động 1 là 0,06m (theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Mực nước trên sông Hồng sẽ tiếp tục lên cao, lũ lên có khả năng gây ra tình trạng ngập lụt tại các vùng trũng thấp, ảnh hưởng an toàn đến các tuyến đê và hoạt động giao thông đường thủy, các công trình nuôi trồng thủy sản trên sông, sản xuất nông nghiệp trên bãi sông Hồng.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phát tin báo động I trên sông Hồng và đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lý Nhân và thị xã Duy Tiên: Triển khai ngay công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ; Tổ chức kiểm tra, rà soát và sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu và các cống dưới đê; Chủ động triển khai phương án sơ tán dân sinh sống ở vùng bãi sông, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân; Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống ngay từ giờ đầu.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục hỗ trợ công tác y tế tại Hà Tĩnh

Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục hỗ trợ công tác y tế tại Hà Tĩnh

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ về y tế giai đoạn 2024 – 2030 với UBND tỉnh Hà Tĩnh.
TPHCM: Quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

TPHCM: Quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản đề nghị các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, triển khai thực hiện những biện pháp tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng.
Bắc Ninh thực hiện phân vùng dịch tễ bệnh giun truyền qua đất

Bắc Ninh thực hiện phân vùng dịch tễ bệnh giun truyền qua đất

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn Phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng theo hướng dẫn tại Quyết định số 5003/QĐ-BYT để triển khai nội dung này trên địa bàn toàn tỉnh.

Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết ngày 14/10/2024: Hà Nội ngày nắng, sương mù rải rác

Dự báo thời tiết ngày 14/10/2024: Hà Nội ngày nắng, sương mù rải rác

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và cả nước ngày 14/10/2024.
Dự báo thời tiết ngày 13/10/2024: Hà Nội sáng có sương mù nhẹ, không mưa

Dự báo thời tiết ngày 13/10/2024: Hà Nội sáng có sương mù nhẹ, không mưa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/10/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 12/10/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 12/10/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và cả nước ngày 12/10/2024.
Dự báo thời tiết ngày 11/10/2024: Hà Nội sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 11/10/2024: Hà Nội sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và cả nước ngày 11/10/2024.
Mtech cung cấp giải pháp xử lý nước sạch khẩn cấp trong tình trạng thiên tai, lũ lụt

Mtech cung cấp giải pháp xử lý nước sạch khẩn cấp trong tình trạng thiên tai, lũ lụt

Bão Yagi và lũ lụt đã khiến nguồn nước tại nhiều khu vực ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Để đối phó với tình trạng khẩn cấp này, công ty Mtech đã triển khai đặt máy xử lý, khử muối trong nước LW-300D, mang lại nguồn nước sạch và an toàn cho các khu vực bị ảnh hưởng, giúp người dân vượt qua khó khăn.
Dự báo thời tiết ngày 10/10/2024: Hà Nội trời nắng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 10/10/2024: Hà Nội trời nắng, gió nhẹ

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 10/10/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Các tin khác

Dự báo thời tiết ngày 9/10/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 9/10/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và cả nước ngày 9/10/2024.
Dự báo thời tiết ngày 8/10/2024: Hà Nội trời nắng, hanh khô

Dự báo thời tiết ngày 8/10/2024: Hà Nội trời nắng, hanh khô

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 8/10/2024 tại Hà Nội và cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 7/10/2024: Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

Dự báo thời tiết ngày 7/10/2024: Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 7/10/2024.
Dự báo thời tiết ngày 6/10/2024: Hà Nội nắng đẹp ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 6/10/2024: Hà Nội nắng đẹp ngày cuối tuần

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 6/10/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 5/10/2024: Hà Nội sáng trời lạnh, ngày nắng hanh

Dự báo thời tiết ngày 5/10/2024: Hà Nội sáng trời lạnh, ngày nắng hanh

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 5/10/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Hà Nội trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy đổ sau bão số 3

Hà Nội trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy đổ sau bão số 3

Sau bão số 3, Hà Nội trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là trên 4.100 cây; cây gãy đổ không cứu được mà cắt thành khúc chuyển về để đấu giá, thanh lý củi, gỗ là trên 7.600 cây.
Dự báo thời tiết ngày 4/10/2024: Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa

Dự báo thời tiết ngày 4/10/2024: Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 4/10/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Đắk Nông ra quân dọn vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Đắk Nông ra quân dọn vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

UBND tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức Lễ phát động, ra quân dọn vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết (SXH) tại thành phố Gia Nghĩa.
Biển Đông có khả năng đón 2 cơn bão trong tháng 10

Biển Đông có khả năng đón 2 cơn bão trong tháng 10

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong tháng 10, trên Biển Đông có khả năng đón 2 cơn bão (bao gồm cả áp thấp nhiệt đới), trong đó 1 cơn có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Dự báo thời tiết ngày 3/10/2024: Bắc Bộ ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh

Dự báo thời tiết ngày 3/10/2024: Bắc Bộ ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/10/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Trong thời gian qua, miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cơn bão YAGI lịch sử để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái. Cơn bão số 3 không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, mà còn đánh thức lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái của mỗi người trong chúng ta. Hàng triệu trái tim từ mọi miền đất nước đã cùng chung nhịp đập hướng về miền Bắc, cảm thông và sẻ chia với những khó khăn, đau thương mà người dân nơi đây đã và đang phải trải qua.
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

SKV - Nhân dịp Tết Trung thu, Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Tân Trụ (tỉnh Long An) tặng 1000 phần quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

SKV - Sáng 10/9, tại TP Biên Hoà (Đồng Nai), Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động