Công dụng của cây muồng trâu trong Y học cổ truyền

Cây muồng trâu là dược liệu có vị đắng, tính mát, mùi hắc nhẹ, lá vị cay ấm có công dụng sát trùng, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt và giảm ngứa. Cây muồng trâu được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền với công dụng điều trị chàm, hắc lào, vàng da, viêm da thần kinh, dị ứng, viêm gan....

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu được biết đến với đa dạng tên gọi khác nhau như lá muồng muồng, muồng lác, hay muồng xức lác. Tên khoa học là Cassia alata L, thuộc họ đậu.

Muồng trâu có chiều cao vượt trội so với các loại cây thân nhỡ khác. Trong giai đoạn trưởng thành, chúng thường giao động trong khoảng từ 1.5-3m. Đường kính thân cây cũng nằm trong khoảng từ 10-18 cm. Đặc điểm nổi bật của loại lá này là loại lá kép lông chim to và dài. Lần lượt theo các lớp mà lá có các kích thước nhau. Lá gốc thường sẽ đều và tròn. Cặp lá chét đầu tiên sẽ có kích thước nhỏ nhất và to dần ra từ cặp thứ 2,3. Kích thước tối đa đạt được sẽ rộng khoảng 5-6cm và dài khoảng 12-14cm.

Hoa của muồng trâu luôn mọc thành cụm, có màu vàng sẫm hoặc nâu nhạt. Chúng dài khoảng 30 - 40cm. Quả cũng rất lớn. Tương đối giống với hình đậu, nhưng bên trong có thể chứa tới 60 hạt nhỏ. Đặc biệt tất cả các bộ phận của muồng trâu đều được sử dụng để bào chế thuốc.

Ở Nam Mỹ, loại lá này đóng vai trò như một cây dược liệu. Còn tại Việt Nam chúng cũng mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và thường được người dân áp dụng trong các phương pháp trị liệu khác nhau.

Công dụng của cây muồng trâu trong Y học cổ truyền
Cây muồng trâu là thực vật thân nhỡ, chiều cao trong khoảng 1.5 – 3m. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng cây muồng trâu

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cây muồng trâu có vị đắng, tính mát, mùi hắc nhẹ, lá vị cay ấm. Phần thân, quả, lá, cành của cây muồng trâu đều được sử dụng để bào chế thành thuốc.

Cây muồng trâu có công dụng sát trùng, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt và giảm ngứa. Khi sao vàng, cây muồng trâu có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực. Cây muồng trâu được sử dụng trong điều trị chàm, hắc lào, vàng da, viêm da thần kinh, dị ứng, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng.

Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu hiện đại, trong hạt muồng trâu có chứa tới 15% protein, Mg, Mn, Ca, Na. Phần lá và quả muồng trâu có các dẫn xuất anthraquinon và phần rễ cây chứa sitosterol (là dẫn xuất của steroid thường xuất hiện trong các sản phẩm điều trị bệnh ngoài da).

Quả muồng trâu được thu hái vào tháng 10 – 12 hằng năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Thân, cành và lá cây muồng trâu thường được thu hái khi chưa ra hoa, có thể dùng tươi hoặc phơi nắng cho khô.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, cây muồng trâu có công dụng:

Cao từ lá muồng trâu có triển vọng được nghiên cứu làm thuốc điều trị viêm gan cấp và mãn tính do có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan.

Lá muồng trâu có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Hiện nay dược liệu này có thể có triển vọng làm thuốc hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV.

Thực nghiệm trên chuột cống trắng bị xơ gan do CC14 nhận thấy, cao lá có thể làm giảm 12.64% hàm lượng collagen trong gan và ức chế quá trình xơ gan.

Ngoài ra, lá muồng trâu còn có tác dụng tăng 39.64% lượng mật ở chuột nhắt trắng thực nghiệm.

Thực nghiệm trên chuột trắng bị u hạt do amian nhận thấy cao lá muồng trâu có tác dụng chống hiện tượng viêm mãn tính tốt (giảm khoảng 26.6% trọng lượng khối u).

Hợp chất anthraquinones trong cây muồng trâu có tác dụng chữa các bệnh da liễu như hắc lào, lang ben, dị ứng, vẩy nến, mẩn ngứa,…

Tác dụng nhuận tràng của muồng trâu được xác định là do hoạt động của hợp chất Sennoasides. Khi thành phần này di chuyển đến đại tràng, vi khuẩn đường ruột sẽ thủy phân thành Anthornes. Anthornes tác động đến nhu động ruột nhằm hạn chế táo bón và khó tiêu.

Công dụng của cây muồng trâu trong Y học cổ truyền
Công dụng của cây muồng được ứng dụng trong một số bài thuốc Y học cổ truyền. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc từ cây muồng trâu

Bài thuốc trị dị ứng và nấm ngoài da

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1 lá muồng trâu, sau đó xây lá với nước ấm và nấu sệt lại. Dùng hỗn hợp thoa lên nơi bị kích ứng 3 – 4 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

Bài thuốc 2: Dùng 5 – 20g quả khô không hạt và cuống lá, đem ngâm với 1 lít nước sôi và dùng 1 tách uống vào buổi tối để giảm dị ứng.

Bài thuốc 3: Dùng lá muồng trâu sắc đặc rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương hoặc pha nước tắm mỗi ngày.

Bài thuốc chữa viêm họng

Chuẩn bị: Một lượng lá tươi vừa đủ.

Thực hiện: Nghiền, ép lấy nước và pha loãng. Dùng nước này để súc miệng hằng ngày nhằm giảm đau và ngứa rát cổ họng.

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Chuẩn bị: Rễ nhàu, thần thông, kiến cò mỗi thứ 12g, đỗ trọng 8g, cây lức 20g và muồng trâu 24g.

Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa táo bón

Chuẩn bị: 20g lá muồng trâu.

Thực hiện: Đun với 1 lít nước và uống 1 ly trước khi ngủ.

Công dụng của cây muồng trâu trong Y học cổ truyền
Lá cây muồng trâu thường được dùng để trị lác, hắc lào, dị ứng và nấm ngoài da. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc chữa thấp khớp

Chuẩn bị: Rễ cỏ xước, dứa dại, tang ký sinh và quế chi mỗi thứ 20g, vòi voi 30g và muồng trâu 40g.

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang trong 7 – 10 ngày.

Bài thuốc từ cây muồng trâu trị lác, hắc lào

Bài thuốc 1: Dùng lá muồng trâu giã nát, sau đó thêm ít muối hoặc nước cốt chanh và thoa lên da.

Bài thuốc 2: Nghiền nát lá muồng trâu, sau đó đổ vào nước đun sôi có pha với natri fluorid trong 24 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, đem nước lọc qua vải, thêm ít cồn 900 ngâm trong 24 giờ rồi ép lấy dịch cồn. Dịch cồn này sẽ dần đông thành cao mềm và được sử dụng trực tiếp lên da.

Bài thuốc trị đại tiện khó khăn do nhiệt

Chuẩn bị: Đại hoàng 4 – 6g, chút chít và muồng trâu mỗi thứ 20g.

Thực hiện: Sắc uống trong ngày.

Bài thuốc từ lá muồng trâu chữa lang ben

Chuẩn bị: 1 nắm lá muồng trâu và 1 ít muối.

Thực hiện: Đun sôi lá cùng với muối, sau đó dùng nước tắm 1 lần/ ngày. Hoặc có thể giã nát lá và đắp lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

Bài thuốc chữa mẩn ngứa ngoài da

Chuẩn bị: Quả khô không hạt và cuống lá 5 – 20g.

Thực hiện: Ngâm trong 1 lít nước sôi, dùng 1 ly nhỏ uống vào buổi tối.

Bài thuốc chữa táo bón nặng

Chuẩn bị: Ngọn cam thảo dây non 40g và rễ muồng trâu 20g.

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó đâm nhuyễn, hòa thêm nước sôi vào để nguội. Dùng nước chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.

Công dụng của cây muồng trâu trong Y học cổ truyền
Quả, lá, cành của cây muồng trâu đều được sử dụng để bào chế thành thuốc. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Lưu ý khi sử dụng cây muồng trâu

Khi dùng cây muồng trâu để chữa bệnh, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Thận trọng khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai.

  • Dược liệu muồng trâu có tác dụng nhuận tràng do đó có thể gây tiêu chảy khi dùng cho người có tỳ hư hàn (đau bụng đi ngoài, lạnh bụng).

  • Không nên dùng dược liệu trong một thời gian dài.

  • Hợp chất trong cây muồng trâu có thể tương tác với một số viên uống và thuốc điều trị. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định phối hợp.

Các bài thuốc từ cây muồng trâu có độ an toàn cao và thích hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên bạn cần hạn chế tình trạng tự ý áp dụng bài thuốc. Thay vào đó nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện để giảm thiểu các rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Môi trường sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều bệnh dịch, trong đó có một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, cảm mạo… Y học cổ truyền có một số bài thuốc trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ.
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại

Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại

Trong bối cảnh hiện đại, khi con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại đang trở thành xu hướng nổi bật. Đây không chỉ là sự giao thoa giữa hai nền tảng y học cổ xưa và tiến bộ khoa học mà còn mở ra hướng đi mới cho việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, dựa trên sự cân bằng giữa cơ thể và tâm hồn.
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc

Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc

Theo thông tư 13/2024/TT-BYT, Bộ Y tế đã ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc.
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền

Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 14/2024/TT-BYT ngày 6/9/2024 hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền.
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?

Cây phan tả diệp có tác dụng gì?

Phan tả diệp là một vị thuốc có ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà

[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây). Ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc, có nhiều tác dụng như giảm đau khớp, giảm trầm cảm, chống ung thư...

Các tin khác

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?

Sử quân tử là loài cây leo được trồng khá phổ biến nhờ nở hoa khá đẹp. Tuy nhiên, ít người biết rằng các bộ phận của cây sử quân tử đều có tác dụng chữa bệnh.
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng

Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng

Mần tưới là một trong những loại cây trồng phổ biến ở nông thôn, miền núi. Người dân thường sử dụng làm rau gia vị. Bên cạnh đó, mần tưới còn có tác dụng chữa bệnh, chủ trị cảm nắng, mụn nhọt, tỳ vị hư yếu...
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na

Na còn có tên gọi khác là mãng cầu ta, sa lê, phan lệ chi… có vị ngọt, hơi chua, tính ẩm. Quả na không chỉ là loại trái cây thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà các bộ phận của cây na đều có tác dụng chữa rất nhiều bệnh.
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam

Bài thuốc dân gian từ cây rau sam

Rau sam là loại rau dân dã quen thuộc với người Việt. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau sam còn có đặc tính dược lý đa dạng giúp điều trị một số bệnh thường gặp…
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng

Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng

Trong khuôn khổ lễ ký kết chuyển giao công nghệ dưỡng sinh trị liệu, Công ty CP TT-Green Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ đặc biệt với Ths.Bs CKI Nguyễn Thái Biềng - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lý Học viện Quân Y - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng y dược Phương Đông - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dưỡng sinh.
Cách trị nhiệt miệng theo Đông y

Cách trị nhiệt miệng theo Đông y

Nhiệt miệng (hay loét miệng) là tình trạng thường gặp trong đời sống. Bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, gây xót miệng, đau rát, ăn mất ngon, có thể dẫn tới mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.
Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness

Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness

Mối liên kết đặc biệt giữa Nguyễn Khắc Hưng và Tiến sĩ Phan Quốc Việt đã tạo nên một sức mạnh không thể tưởng tượng. Sự kết hợp giữa trí tuệ, sự kiên nhẫn của thế hệ trước và năng lượng, tiềm năng của thế hệ trẻ đã tạo ra một câu chuyện đầy cảm hứng về sức mạnh con người.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương

Can khương là tên gọi khác của gừng khô. Nhờ chứa thành phần đa dạng với dược tính cao nên can khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y.
Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến

Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến

Có thể nói, trong số những vị thuốc đông y thì cam thảo là một trong những loại phổ biến nhất. Chúng xuất hiện trong đời sống thường ngày, là thành phần trong các loại đồ uống, gia vị… Vậy cam thảo có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Sử dụng cam thảo thường xuyên liệu có gây hại gì hay không? Hãy cùng Sức khỏe Việt tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?

Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?

Bạch truật là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y, có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa.
Xem thêm
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

SKV - Nhân dịp Tết Trung thu, Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Tân Trụ (tỉnh Long An) tặng 1000 phần quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

SKV - Sáng 10/9, tại TP Biên Hoà (Đồng Nai), Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Sáng 24/8, tại UBND xã Chiềng Bôm, Hội Nam y Việt Nam kết hợp với Công ty cổ phần Ao Vua đã tổ chức trao quà hỗ trợ cho bà con ảnh hưởng của đợt lũ lụt...
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quyên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

SKV - Trong hai ngày 17 và 18/8, Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị xã Duyên Hải và Chi hội Nhịp cầu yêu thương – Hội Y tế Công cộng TP.HCM tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh).
Phiên bản di động