Mới nhất Đọc nhiều

Đại gia đình thầy thuốc Quân Y

Trong lịch sử Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ, tính đến thời điểm hiện tại, duy nhất một gia đình có tới 3 người vinh dự được trao giải. Đó là gia đình Thiếu tướng, Giáo sư (GS), Tiến sĩ khoa học (TSKH) Lê Thế Trung, nguyên Giám đốc Học viện Quân y (HVQY). Đây cũng là đại gia đình với 3 thế hệ đều là thầy thuốc trong quân đội, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền y tế Việt Nam.

Gia đình đạt 3 Giải thưởng Hồ Chí Minh

Nhắc đến GS, TSKH, Thầy thuốc Nhân dân, Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Lê Thế Trung, nhiều người nhớ đến một nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam về y học điều trị bỏng, ghép tạng và y học thảm họa. Ông là người đầu tiên xây dựng chuyên ngành bỏng Việt Nam và khởi xướng xây dựng Viện Bỏng Quốc gia (Bệnh viện Bỏng Lê Hữu Trác), cũng là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các ca ghép thận và ghép gan đầu tiên ở nước ta. GS.TSKH Lê Thế Trung cũng là người đặt nền móng cho chuyên ngành y học thảm họa ở Việt Nam. Trong tâm trí của hàng trăm bệnh nhân, học trò và đồng nghiệp, GS.TSKH Lê Thế Trung gắn liền với hình ảnh một người thầy thuốc, thầy giáo, một nhà khoa học tâm huyết, tận tụy, hết lòng phục vụ bộ đội và nhân dân, với tinh thần “lương y như từ mẫu!”.

Đại gia đình thầy thuốc Quân Y
GS.TSKH.Thầy thuốc Nhân dân Lê Thế Trung. Ảnh tư liệu gia đình cung cấp. https://suckhoeviet.org.vn/

Không chỉ là chuyên gia đầu ngành về ngành bỏng, GS.TSKH Lê Thế Trung còn để lại dấu ấn đậm nét ở nhiều chuyên ngành khác với vai trò là người khởi xướng. Ông là người đứng đầu chỉ đạo và tổ chức thực hiện ca ghép thận đầu tiên thành công ở Việt Nam vào tháng 6/1992. Tháng 1/2004, GS.TSKH Lê Thế Trung là đồng Trưởng ban Chỉ đạo ca ghép gan trên người đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là người khởi xướng, xây dựng ngành Y học thảm họa tại Việt Nam.

Nói về người cha tài năng của mình, Thiếu tướng - GS.TS Lê Trung Hải cho biết, ông ngưỡng mộ và học hỏi cha mình từ điều giản dị nhất. Ông kể: "Ở cha tôi có cả tinh thần của "quân" lẫn "y". Chính tinh thần người lính đã hình thành và rèn luyện cho cha tôi đức tính cần cù, chăm chỉ và kỷ luật cao. Có một phương pháp làm việc được ông duy trì từ khi còn trẻ cho đến những năm tháng cuối đời, đó là ghi chép những nghiên cứu và lưu giữ chúng rất đầy đủ".

Từ khi làm y tá Vệ quốc đoàn hành quân trên mặt trận, trên balo của anh lính trẻ Lê Thế Trung luôn có cuốn sổ ghi chép kiến thức chuyên môn từ sách vở, thực tiễn hoặc các cuốn từ điển nhỏ để học ngoại ngữ. Bằng phương pháp tự học và rèn luyện mọi lúc mọi nơi, GS.TS Lê Thế Trung nói được tiếng Pháp (học từ hồi phổ thông), tiếng Nga và tiếng Anh mà sau này đã hỗ trợ rất đắc lực trong công tác thực hành và nghiên cứu. Rồi những cuốn sổ chép tay từ năm 1946, quyển lịch ghi chi chít các hoạt động nghề nghiệp của ông hàng chục năm về trước... Thời bình, khi làm việc tại cơ quan hay tại nhà riêng, ông đều có sổ ghi chép bên cạnh. Ông nói rằng, làm khoa học, điều quan trọng nhất chính là ý thức sưu tầm và lưu giữ tài liệu. Sau mỗi chuyến công tác, với các tư liệu ghi chép và hình ảnh có được, ông thường ứng dụng trong thực tiễn và nâng lên thành lý luận giúp phát triển chuyên ngành.

Người kế thừa xuất sắc

Tiếp nối truyền thống gia đình, Thiếu tướng, GS, TS Lê Trung Hải cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu về ghép tạng ở nước ta hiện nay. “Mình nghỉ hưu mấy năm rồi, nhưng công việc hiện tại cũng bận không kém khi còn công tác”, Thiếu tướng Lê Trung Hải cho biết.

Noi gương cha mình, người từng đặt chân đến khắp mọi miền đất nước, qua nhiều chiến trường khốc liệt để cứu chữa, điều trị thương binh và người dân, bác sĩ trẻ Lê Trung Hải sau khi tốt nghiệp Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y) đã có mặt ngay từ những ngày đầu diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Trong đội hình của Sư đoàn 337 (nay là Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337, Quân khu 4), tại điểm cao 400, thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Lê Trung Hải đã cùng đồng đội vừa trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu, vừa cứu chữa thương binh, bệnh binh. Có ngày, người bác sĩ trẻ tham gia cấp cứu, xử lý vết thương cho hàng trăm thương binh, phải đứng mổ suốt ngày đêm vì nhiều thương binh từ tuyến trước chuyển về.

Ký ức về những trận đánh khốc liệt ấy mãi ghi sâu trong tâm khảm và cũng là sự thôi thúc, động lực giúp GS.TS Lê Trung Hải sau này nỗ lực trau dồi kiến thức, y đức để làm tốt sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc mặc áo lính. Ông từng nhiều năm tu nghiệp ở các nước tiên tiến, như: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản...Nối tiếp sự nghiệp của cha mình, ông trở thành một trong những chuyên gia ghép tạng hàng đầu của Việt Nam, góp phần mang lại sự sống cho hàng trăm, hàng nghìn người

Một trong những bệnh nhân từng được ghép thận năm 1993 là ông Lê Thanh Nghiêm, sinh năm 1960, nguyên Bí thư Thị ủy Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Theo lời kể của ông Nghiêm, cuối năm 1992, trong lần đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, ông chết lặng khi các bác sĩ chẩn đoán bị suy thận giai đoạn cuối. Với quyết tâm còn nước còn tát, ông được gia đình đưa ra BVQY 103 chữa trị...Ngày 20-7-1993, ông được các GS: Tôn Thất Bách, Lê Thế Trung, Lê Trung Hải cùng các chuyên gia đầu ngành ghép tạng tiến hành mổ ghép thành công. Đến nay, sức khỏe của ông vẫn ổn định. Sau ca ghép lịch sử này, GS.TSKH Lê Thế Trung, GS.TS Lê Trung Hải còn thực hiện thành công rất nhiều ca ghép tạng khác, mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình. Với những cống hiến đặc biệt xuất sắc ấy, năm 2005, lần đầu tiên trong danh sách đồng tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ dành cho cụm công trình ghép tạng có tên hai cha con: GS Lê Thế Trung và GS.TS Lê Trung Hải. Đặc biệt, năm 2010, người con trai út của GS Lê Thế Trung là Đại tá, Thạc sĩ Lê Trung Thắng, Phó trưởng phòng Khoa học Quân sự kiêm Trưởng ban Công nghệ thông tin HVQY cũng vinh dự được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, với vai trò đồng tác giả cụm công trình kết hợp quân dân y. Đây là một điều đặc biệt khi có 3 cha con trong một gia đình cùng nhận được giải thưởng cao quý này. Nhắc đến niềm vinh dự lớn lao, GS.TS Lê Trung Hải khiêm nhường cho rằng, đó là sự may mắn bởi ông đã được học tập, làm việc trong một mô hình viện -trường quân đội có tính tổ chức, tính tập thể cao, ở đó người thầy thuốc, thầy giáo cũng đồng thời là người lính. Đằng sau người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của người phụ nữ chu toàn, người vợ hiền, dâu thảo và người mẹ đảm đang. Hậu phương vững chắc của GS.TS Lê Trung Hải là Đại tá, PGS, TS Phan Việt Nga, Chủ nhiệm Bộ môn Nội Thần kinh, BVQY 103, người luôn kề vai sát cánh, động viên và cảm thông, tạo mọi điều kiện để ông có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp.

Những năm gần đây, mặc dù công việc bận rộn với vai trò là Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, GS.TS Lê Trung Hải vẫn say sưa nghiên cứu khoa học, đào tạo và điều trị. Ông có nhiều báo cáo khoa học về ghép tạng, phẫu thuật nội soi, bệnh lý gan mật tụy được đánh giá cao tại các hội nghị quốc tế ở Anh, Đức, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, đồng thời chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và nhà nước. GS.TS Lê Trung Hải còn trực tiếp giảng dạy ngoại khoa bằng tiếng Anh cho nhiều lớp sinh viên y khoa của Đức, Singapore, Myanmar và đào tạo hàng chục nghiên cứu sinh các trường đại học y, dược trong cả nước.

Đại gia đình thầy thuốc Quân Y
GS.TS Lê Trung Hải. Ảnh tư liệu gia đình cung cấp. https://suckhoeviet.org.vn/

Với những cống hiến đặc biệt xuất sắc ấy, năm 2005, lần đầu tiên trong danh sách đồng tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học - Công nghệ dành cho cụm công trình ghép tạng có tên cha con Anh hùng Lực lượng vũ trang Lê Thế Trung và GS.TS Lê Trung Hải (năm 2010, con trai út của GS. Lê Thế Trung là Đại tá Lê Trung Thắng cũng vinh dự được trao giải thưởng danh giá này).

Truyền thống gia đình chính là sức mạnh nội sinh

Hiện tại, dù đã nghỉ hưu nhưng GS.TS Lê Trung Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân y và Phó Giám đốc BV Quân y 103) còn bận rộn hơn. Ông được tín nhiệm với vai trò Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Hà Nội nên khối lượng công việc rất nhiều.

Ông bảo, được làm công việc mình say mê và sinh ra trong gia đình giàu truyền thống với ngành Y chính là những may mắn trong cuộc đời. Cũng như ông, hai con trai đang là những thành viên kế thừa xuất sắc truyền thống gia đình. Sự trao truyền ấy không phải theo nghĩa cơ học, mà được gói ghém cả sự say mê, tận tụy và tự lập nên sự nghiệp. Đó mới là sự trao truyền ý nghĩa và đáng tự hào.

Đại gia đình thầy thuốc Quân Y
Gia đình của GS.TSKH. Lê Thế Trung có nhiều thế hệ đã gắn bó với nghề Y. Ảnh tư liệu gia đình cung cấp. https://suckhoeviet.org.vn/

Nói về sự thuận lợi trong gia đình truyền thống, GS.TS Lê Trung Hải chia sẻ: "Nghề nào cũng đều đáng quý nhưng nếu có sự tiếp nối trong gia đình thì sẽ rút ngắn được quá trình học, vì thừa hưởng được rất nhiều điều, như kinh nghiệm, nguồn tài liệu, trao đổi được mọi lúc mọi nơi…Nó cũng tương tự như sinh ra trong gia đình âm nhạc, con cái hàng ngày được nghe đàn ca thì chắc chắn sẽ thẩm thấu vào tư duy, cảm xúc, hình thành nên thẩm mỹ âm nhạc nhạy bén hơn người bình thường".

GS.TS Lê Trung Hải khi được hỏi về cả hai con trai đều theo nghề của bố mẹ có phải là do định hướng? Ông chia sẻ: "Gia đình tôi luôn tôn trọng lựa chọn của các con vì chúng tôi quan niệm, làm nghề nào cũng đều đáng quý, miễn là nỗ lực và cống hiến hết mình. Bản thân các con cũng ý thức rất rõ sự tự hào và cả "áp lực" của truyền thống gia đình nhiều danh tiếng để từ đó luôn phải nỗ lực, cố gắng".

Cũng theo GS.TS Lê Trung Hải, truyền thống gia đình có cái hay nữa là không phải giáo huấn, dạy dỗ quá nhiều mà con cái chỉ cần nhìn vào việc làm, hành động của cha mẹ, ông bà mình chứ không phải học ở đâu xa. Nhưng truyền thống gia đình chỉ là một yếu tố. Học nghề Y đòi hỏi sự nỗ lực và chịu khó rất cao mới thành nghề được. Ngoài tay nghề, anh còn phải "mổ bằng cái đầu", nghĩa là phải có kiến thức sâu rộng cùng thực hành nhiều để tích luỹ thành kinh nghiệm cá nhân. Như cầu thủ bóng đá, tài năng một phần thôi, còn lại là nhờ chăm chỉ. Có người chiều cao khiêm tốn nhưng sức bật, sức nhảy rất cao vì hơn người khác ở khả năng luyện tập.

Vươn ra biển lớn

Tự hào về cha và đến bây giờ, điều đó đang được chuyển hướng sang các con. Ánh mắt GS.TS Lê Trung Hải như rạng rỡ hơn khi nói về các con Lê Trung Hiếu và Lê Trung Đức.

Nếu như con trai thứ hai của ông đi theo chuyên ngành của mẹ - ngành nội thần kinh và đang làm nghiên cứu tiến sĩ ở Nhật Bản thì con trai lớn hiện viết tiếp con đường của ông cha trong lĩnh vực ghép tạng.

Ngay từ khi là sinh viên, con trai cả của ông là Lê Trung Hiếu đã nổi tiếng với thành tích học tập. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa tại Học viện Quân y và đạt danh hiệu Thủ khoa xuất sắc của Bộ Quốc phòng và Thành đoàn Hà Nội, năm 2012, bác sĩ trẻ Lê Trung Hiếu bén duyên với chuyên ngành ghép tạng và theo đuổi công việc đó cho tới nay.

"Ngay từ những năm tháng trước đây rất khó khăn, thiếu thốn, bố tôi đã khắc phục và vinh dự được cử đi học Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học về Điều trị Bỏng chiến tranh ở Liên Xô cũ và sau đó ông còn vinh dự được nhận bằng Tiến sĩ Y học cổ truyền do Tổng thống Ấn Độ trao tặng. Bố tôi học hỏi quốc tế và mang về áp dụng với đặc thù Việt Nam để rồi được chính quốc tế học hỏi, hợp tác vì tạo ra nhiều kỳ tích trong lĩnh vực chữa bỏng và kết hợp 2 nền y học.

Cá nhân tôi cũng có nhiều khoảng thời gian học tập, nghiên cứu về ngoại khoa và ghép tạng ở các nước tiên tiến như Đức, Mỹ, Nhật Bản...Sau đó cùng các chuyên gia trong ngành đẩy mạnh phát triển tiến bộ kỹ thuật gan mật tụy, được quốc tế đánh giá cao. Đến bây giờ các con tôi với sức trẻ và sự nhiệt huyết, tinh thần giao lưu quốc tế còn mạnh mẽ hơn", Thiếu tướng - GS. Lê Trung Hải nói về sự tiếp nối tinh thần quốc tế trong gia đình ông.

Hiện con trai lớn của GS.TS Lê Trung Hải là BS. Lê Trung Hiếu đang đảm nhiệm vai trò Phó tổng Thư ký Phân hội Phẫu thuật gan mật tụy Việt Nam, phụ trách công tác đối ngoại, thành viên của Hội Phẫu thuật gan mật tụy thế giới và châu Á - Thái Bình Dương. Anh cũng là thành viên Ban biên tập Tạp chí Quốc tế Frontiers in Enterology có chỉ số uy tín cao trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật.

Nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam ( 27/2/1955 – 27/2/2023), chúng ta cùng chúc Đại gia đình thầy thuốc Quân y nhiều sức khỏe, hạnh phúc và nhiệt huyết để cống hiến cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người.

https://suckhoeviet.org.vn/

V.Anh

Tin liên quan

Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Sử dụng công nghệ tương tự tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, các nhà khoa học Anh đang phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới ngăn chặn ung thư phổi.
Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Nhiều người quan tâm đến thông tin về ý nghĩa và nguồn gốc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 – ngày tôn vinh những người hoạt động trong ngành Y tế.
"Chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang, vẻ vang"

"Chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang, vẻ vang"

Tại buổi thăm và làm việc với Bộ Y tế nhân kỉ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, sức khỏe là vốn quý nhất của con người và xã hội, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang, vẻ vang.

Cùng chuyên mục

“Xây nhà mới” cho người khuyết tật từ những bức tranh bằng lụa vụn

“Xây nhà mới” cho người khuyết tật từ những bức tranh bằng lụa vụn

Dự án 'Những bức chân dung từ lụa vụn' ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những 'nghệ nhân' đặc biệt - những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam điều hành Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam điều hành Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

SKV - Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh điều hành hoạt động của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cho đến khi cấp có thẩm quyền có quyết định về nhân sự đảm nhiệm công tác chỉ đạo điều hành trường theo quy định.
Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội

Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa chủ trì giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Ra mắt Trung tâm huấn luyện cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt Trung tâm huấn luyện cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng vừa chính thức ra mắt Trung tâm huấn luyện cấp cứu chấn thương quốc tế (ITLS) đầu tiên của Việt Nam.
Ban hành danh mục thuốc có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP

Ban hành danh mục thuốc có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP

Ngày 16/4, Bộ Y tế có Thông tư số 03/2024/TT-BYT ban hành danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế

Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế

Tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới.

Các tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Ngày 17/4, Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vẫn 23 lần tham gia hiến máu nhân đạo

Người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vẫn 23 lần tham gia hiến máu nhân đạo

SKV - Chị Nguyễn Thị Xuân Dung, hiện đang sinh sống tại quận Phú Nhuận, TP.HCM đang phải gồng gánh một gia đình có người chồng bị bệnh tim cùng với 4 người con đang tuổi ăn tuổi lớn.
Đắk Lắk: Hơn 1.400 vận động viên tham gia tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực IV năm 2024

Đắk Lắk: Hơn 1.400 vận động viên tham gia tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực IV năm 2024

SKV - Chiều 17/4, tại TP Buôn Ma Thuột, Ban tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực IV năm 2024 tại tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động Hội khỏe Phù Đổng.
Tiếp cận khách hàng hiệu quả trong ngành giải trí trực tuyến: Bài học từ OKVIP

Tiếp cận khách hàng hiệu quả trong ngành giải trí trực tuyến: Bài học từ OKVIP

SKV - OKVIP trở thành từ khóa hot nhiều người quan tâm đến. Nội dung họ sẽ đi sâu chia sẻ cách tiếp cận khách hàng hiệu quả ngành giải trí trực tuyến của đơn vị.
Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức ra mắt, giới thiệu ấn phẩm đặc biệt - Bộ sách
Gia Lai: Tuyên án người đàn ông đổ xăng đốt 'vợ hờ'

Gia Lai: Tuyên án người đàn ông đổ xăng đốt 'vợ hờ'

SKV - Ngày 16/4, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt Phan Văn Ty (SN 1975, trú xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) 13 năm tù giam về tội “Giết người” và 9 tháng tù giam về tội "Hủy hoại tài sản”.
Đắk Lắk: Bắt nhóm đối tượng dùng vũ lực hãm hại hai cô gái trong rẫy vắng

Đắk Lắk: Bắt nhóm đối tượng dùng vũ lực hãm hại hai cô gái trong rẫy vắng

SKV - Ngày 16/4, Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp 7 đối tượng để điều tra về các hành vi “Hiếp dâm” và “Không tố giác tội phạm”.
Thủ tướng dâng hương giỗ Tổ vua Hùng

Thủ tướng dâng hương giỗ Tổ vua Hùng

Ngày 18/4, (ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã dâng hương tưởng nhớ công lao xây dựng và bảo vệ đất nước của các vị vua Hùng.
Hà Nội: Tập trung phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm

Hà Nội: Tập trung phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 585 ca mắc tay chân miệng (tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023) và 9 ổ dịch. Bên cạnh đó một số dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, ho gà... cũng tăng cao.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động